Đại Học Dỏm: Thêm một cái nhìn về cả ngàn thạc sĩ, tiến sĩ dỏm ở Việt Nam
John Bear và Mariah Bear
Trần Bích Đăng chuyển ngữ
Lời nói đầu: Câu chuyện bằng dỏm từ lâu nay đã trở thành một thứ ung thư làm hại đất nước này.
Con số thạc sĩ, tiến sĩ dỏm có khi lên cả nhiều ngàn. Kẻ dựa bằng dỏm
lên làm lãnh đạo là những người làm quyết định có tác động sâu xa đến
đời sống của nhân dân, đến nội lực và thế phát triển, phòng thủ của đất
nước; kẻ lên mác "giáo sư đại học" đứng vai đào tạo sinh viên, thử hỏi
mấy ông mấy bà đó dạy được gì cho sinh viên? Con số các công trình, bài
nghiên cứu (có chất lượng) hàng năm dường như đếm không quá năm đầu ngón
tay chứ đừng nói đến mười.
Sau khi đọc và dịch bài này
tôi đã có cái nhìn bớt nghiêm khắc về việc Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã
bị “Đại Học Dỏm” lường gạt, chỉ tiếc là việc lường gạt đã xảy ra trong
hơn chục năm. Bây giờ chỉ có hai lo âu: là thứ nhất làm sao ngăn chận
bảo vệ cho Việt Nam mình trước bọn ác ôn “bán bằng dỏm” và làm sao cho
bản thân người Việt tự mình ý thức không chạy theo, mua và sử dụng các
bằng dỏm đó; thứ hai là tổ chức nghiên cứu làm sao để tạm thời mời các
ông bà “thạc sĩ", "tiến sĩ" dỏm cùng nhau tìm biện pháp sửa chữa. Hai
chuyện này phải trông chờ đến Nhà Nước và Hội Đồng Đại Học Việt Nam (đại
diện cho tất cả các Đại Học dân chính ở VN) ra tay.
Ghi chú: 1) Xin được dùng xen kẽ “Đại Học Dỏm” với cụm từ “Nhà máy / Xưởng làm văn bằng” cho chữ “Degree mills” để dễ nắm ý; 2)
Bài này nói về nạn “Đại Học Dỏm” ở Mỹ; 3) Bài dịch ở đây được làm theo
thể phỏng dịch để làm dễ hiểu theo văn cách Việt Nam càng nhiều càng
tốt.
Văn bằng phân phát ra từ các “Đại Học Dỏm” đã xuất hiện từ khoảng
trăm năm nay, và chúng vẫn đang nở rộ khắp nơi trên thế giới. Trong
những năm 1980, số lượng các trường “Đại Học giả mạo” giảm đáng kể nhờ
chiến dịch "DipScam"[viết tắt của Diploma Scam = Bằng giả] chống các
“Đại Học Dỏm” của FBI [Cảnh Sát Liên Bang Mỹ]. Công việc của họ, như mô
tả dưới đây, đã giúp đưa ra các cáo trạng vững chắc và, trong nhiều
trường hợp, đã dẫn đến những bản án trừng phạt một số lớn những kẻ đã tổ
chức và điều hành không ít các trường đại học giả mạo.
Thật không may, xu hướng này đã bị đảo ngược và mọi thứ đang trở nên
tệ hơn. Với sự thu hồi của chiến dịch “DipScam” trong những năm đầu của
thập kỷ 1990, và sự ra đời của máy in laser giá rẻ, máy photocopy màu,
dịch vụ chuyển phát qua đêm, các số điện thoại với số vùng ảo 800, 888,
877, và 500, fax, các quãng cáo qua máy tính, và qua các công nghệ truy
cập khác - đáng kể nhất sự phát triển của Internet - các “nhà máy sản
xuất bằng tốt nghiệp” đã thực sự xuất hiện trở lại, ở cả Hoa Kỳ và Châu
Âu.
Hiện nay có hàng chục nơi mà người ta có thể mua các bằng Cử nhân,
Thạc sĩ, Tiến sĩ, ngay cả những văn bằng về Luật và Y Khoa với giá đâu
đó từ một đến vài ngàn đô la và không phải trả lời một câu hỏi nào. Để
chứng minh điều này, John [tác giả] đã mua được (với $ 53) một văn bằng
ngành Luật nhìn là cực kỳ đáng tin của Đại học Harvard (Tiến Sĩ Luật),
từ một nhóm người ở Florida được quảng cáo trên toàn quốc, đầy đủ với
một số điện thoại 800. Quảng cáo của họ đã chạy từ ít nhất bốn năm nay,
và thậm chí họ còn có một cơ sở bán lẻ nhỏ nơi mà họ in bằng tốt nghiệp
trong khi bạn chờ đợi. Bảng điểm cũng có sẵn [cho bạn]. Và không, chúng
tôi sẽ không cung cấp địa chỉ nơi này, hoặc của bất kỳ trường bất hợp
pháp nào khác. Chúng tôi không muốn quãng cáo dùm giúp họ kinh doanh
[bằng công bố địa chỉ]. Và luật sư của chúng tôi đã tư vấn rằng chúng
tôi có thể bị "mang tội đồng lỏa" nếu ai đó mua một tấm bằng giả mạo và
sử dụng nó để lừa gạt người khác. (Chúng tôi, tất nhiên, sẽ hợp tác với
các giới chức thực thi pháp luật và các phóng viên điều tra thứ thiệt.)
Một trong những lý do chính mà các trường [đại] học giả mạo tiếp tục
tồn tại là rất khó có được xác định chính xác về mặt pháp lý về ý nghĩa
của thuật ngữ "nhà máy cấp bằng tốt nghiệp" hay "Cơ xưởng làm bằng tốt
nghiệp." Bất kỳ trường nào mà trong đó có chuyện gửi ngược lại cho bạn
tấm bằng Tiến Sĩ qua Bưu Điện sau khi họ đã nhận được 100 đô la tiền
thanh toán, mà không có câu hỏi nào, thì chắc chắn đó là một sự gian
lận. Nhưng nếu là câu chuyện mà một trường nào đó chỉ đòi hỏi một luận
văn dài năm trang trước khi trao bằng Tiến Sĩ? Hay cả đến 20? 50? 100?
200 trang? Ai có thể nói gì về chuyện đó? “Đại Học dỏm” do một người [tổ
chức và điều hành] là một cách tổ chức đại học khác của con người. Và
dường như không ai muốn chính phủ nhảy vào để [can thiệp vào việc] đánh
giá các luận án tiến sĩ trước khi cho phép các Đại học được phép cấp
bằng. Bạn có muốn [chèn tên của chính trị gia ít được bạn yêu thích
nhất] xếp loại luận án của bạn?
Một vùng xám lớn khác là việc phải đối phó với các trường tôn giáo.
Bởi vì Hiến pháp Hoa Kỳ đảm bảo sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước,
nên hầu hết các Tiểu bang đã rất ngại khi muốn thông qua bất kỳ đạo luật
nào làm hạn chế các hoạt động của nhà thờ - bao gồm cả quyền được cấp
bằng cho tất cả những ai có một đóng góp đặc biệt lớn. Tại nhiều Tiểu
bang, trường học tôn giáo không bi [buộc theo] quy định nhưng họ bị hạn
chế chỉ được cấp bằng về tôn giáo. Nhưng ở một số Tiểu bang khác, như
Louisiana và Hawaii, nếu bạn thành lập một nhà thờ chỉ có một người của
riêng bạn ngày hôm qua, thì bạn có thể bắt đầu các trường đại học của
bạn ngày hôm nay và cấp bằng Tiến sĩ Vật lý Hạt nhân vào ngày mai.
Nhiều Tiểu bang công bố rằng các trường tôn giáo [từ nay] chỉ có thể
cấp các bằng cấp tôn giáo. Khi các hạn chế được công bố, một “Xưởng làm
bằng tốt nghiệp” ở Louisiana đã kiện ra Tòa với lập luận rằng vì Thiên
Chúa đã tạo ra tất cả mọi thứ, bất cứ thứ gì mà bạn học, đó là việc học
về các công trình của Thiên Chúa, và do đó các văn bằng đó cũng là những
văn bằng tôn giáo. Hai lần, tòa án Louisiana đồng ý với lập luận này!
Vì sao các “Xưởng làm bằng tốt nghiệp” lại được phép hoạt động?
Câu trả lời là, như vừa nói ở trên, gần như không thể viết được một
đạo luật để phân biệt rõ ràng giữa các trường hợp pháp và các “Xưởng làm
bằng tốt nghiệp”. Bất kỳ Luật nào cố gắng để xác định cái gì đó trên
một sự việc có tính chủ quan - như tục tĩu, khiêu dâm, hành vi đe dọa,
hoặc chất lượng của một trường học - là dính đến tranh cãi [không dứt].
Có thể không bao giờ có được một phương cách có thể định lượng, thực
vậy, đặt một thước do trên một trường học và nói, "Trường này có điểm
83, nên nó là [trường] hợp pháp. Trường kia được điểm 62; nó là một
“Xưởng làm bằng tốt nghiệp”."
Ngoài ra, nếu một “Xưởng làm bằng tốt nghiệp” đã không quậy bùn vào
trong ly nước của địa phương mình mà chỉ bán sản phẩm của họ ở các Tiểu
bang hoặc ở nước khác, thi có nhiều khả năng nó được sống [trong Tiểu
bang của nó] lâu hơn. Một con số khá đẹp [nhiều] về các “Xưởng làm bằng
tốt nghiệp” đang hoạt động từ Anh Quốc, họ chỉ bán sản phẩm của mình cho
người ở các nước khác (chủ yếu là Hoa Kỳ, Phi châu, và Á châu). Nhiều
chính quyền Anh Quốc dường như không quan tâm duy nhất miễn là nạn nhân
là người nước ngoài, và các chính quyền ở Hoa Kỳ thấy mình hầu như không
thể có hành động gì chống lại các doanh nghiệp của nước ngoài.
Sau nhiều thập kỷ tranh luận về vấn đề này (ngay cả Thái tử Charles
cũng đã có một bài phát biểu về vấn đề “Xưởng làm bằng tốt nghiệp”).
Nước Anh đã thực hiện hai bước nhỏ. Bước một là cấm các trường không
được công nhận được phép tự gọi mình là một "trường đại học". Tuy nhiên,
luật này vừa có hiệu lực trong khoảng ba phút thì một trong những “nhà
máy làm bằng tốt nghiệp” hàng đầu của nước Anh là "Sussex College of
Technology”, đã tìm thấy lỗ hổng. Luật pháp tuyên bố rằng Luật chỉ liên
quan đến những ai đăng ký sau ngày 01 tháng 4 năm 1989 [vì tính bất hồi
tố], Sussex ngay lập tức bắt đầu cấp bằng ghi ngày cho đến 31 tháng Ba
năm 1989, mà không bị coi là bất hợp pháp. Ho vẫn tiếp tục đi tới với
mưu chước này. Bước hai là yêu cầu các trường không được công nhận phải
ghi trong tài liệu học tập của họ là họ hoạt động không theo Hiến chương
Hoàng gia hoặc một đạo luật của Quốc hội (hai cách để một trường học
trở nên hợp pháp được công nhận ở Anh). Điều này, tuy nhiên, thậm chí là
nó không được những người mua bằng [là cư dân] ở các nước khác chú ý.
Các quốc gia và các vùng lãnh thổ khác đã cố gắng phát họa ra Luật mà
Luật này sẽ cho phép các trường học phi truyền thống được hoạt động hợp
pháp trong khi loại bỏ các “Xưởng làm bằng tốt nghiệp”. Ví dụ, trong
nhiều năm California đã có một đạo luật công bố rằng các đòi hỏi chính
để được nhà nước ủy quyền cấp phát bằng cấp là phải sở hữu 50.000 USD
bằng giá trị bất động sản. Luật đã được thông qua dường như là để gạt bỏ
loại “Xưởng làm bằng tốt nghiệp” mà chỉ cần chút kinh phí để lập và
không đáng tin cậy. Nhưng 50,000$ ngày nay đã rất khác, và từ những năm
1960 đến đầu những năm 1980, hàng chục nhà khai thác dấu mặt đã tuyên bố
rằng nhà hoặc giá trị kế toán tài sản của họ trị giá 50,000$ và đã loạn
xạ nhảy vào tiến hành bán bằng [dỏm].
Năm 1978, John vui vì đã tham vấn cho khán thính giả trong chương
trình "60 phút" của đài CBS về các "trường đại học [dỏm]" ở California,
họ đã làm lộ diện Mike Wallace, là người sở hữu Đại học California
Pacifica, trong lúc Wallace phỏng vấn ông [trong chương trình], và ngay
sau đó Wallace đã nhận tội liên quan nhiều tội danh “gian lận thư tín và
điện thoại” [1] [2], và bị thọ phạt ở nhà tù liên bang. Hai năm sau,
California Pacifica vẫn còn được liệt kê trong ấn phẩm chính thức của
nhà nước, trong danh mục các tổ chức giáo dục California.
California, may mắn thay, đã siết chặt mọi thứ một cách đáng kể từ
lúc đó, bằng cách loại bỏ các thể loại "được phép", và thêm những đòi
hỏi là phải có các yếu tố về giáo dục được cung cấp bởi các trường học
mà tiểu bang công nhận. Một lần nữa, tất nhiên, chúng ta đã ra một luật
nhằm cố gắng xác định các vấn đề [mang tính] chủ quan.
Năm 1990, John đã có niềm vui khác là tiếp tục xuất hiện trong các
chương trình cung cấp thông tin quốc gia "Inside Edition" để giúp phơi
bày thêm một “Xưởng làm bằng tốt nghiệp” lớn, là North American
University [Đại học Bắc Mỹ]. Chủ của nó, Edward Reddeck, người trước đó
đã bị vào tù vì đã mở một đại học giả, bị kết án về nhiều tội “gian lận
thư tín và điện thoại” [2], và phải chịu án vài năm trong nhà tù liên
bang.
Một lý do khác cho sự bành trướng các “Xưởng làm bằng tốt nghiệp”
trong quá khứ là vì bánh xe của Công lý quay rất chậm, khi mà tất cả các
bánh xe đều chạm mặt đất. Dallas State College đã bị đóng cửa bởi chính
quyền ở Texas vào năm 1975. Nhưng những tên tội phạm đã gần như ngay
lập tức mở ra Jackson State University [Đại học Quốc Gia Jackson] ở
California. Khi Bưu Điện cắt không phát và nhận thư của họ ở đó, họ quay
ra mở John Quincy Adams University [Đại học John Quincy Adams] ở Tiểu
Bang Oregon. Phải mất 12 năm nữa và một nỗ lực lớn của FBI [Cục Điều tra
Liên bang] trước khi thủ phạm, chủ của Dallas State College cuối cùng
đã bị đưa ra trước Công lý tại một tòa án Liên bang ở Bắc Carolina vào
cuối năm 1987, gần hai thập kỷ [trôi qua] và hàng triệu đô la doanh thu
từ khi họ bán tấm bằng Tiến sĩ đầu tiên của họ. Và khi FBI, IRS [Bộ Thuế
Vụ] và các thanh tra Bưu chính đã đột kích một “Xưởng làm bằng tốt
nghiệp” ở Tiểu bang Louisiana vào năm 1995, nơi họ đã thu hồi hơn 10
triệu USD tiền mặt. Trên trang chính của một tờ báo vào thời điểm đó đã
nêu lên rằng các cơ quan này đã phải trải qua hơn năm năm chuẩn bị cho
cuộc thăm viếng của họ.
Chiến dịch “DipScam” [Diploma Scam: Bằng Giả]
Sự tham gia của Cục Điều tra Liên bang (FBI) vào “Xưởng làm bằng tốt
nghiệp” đã làm thay đổi các luật chơi. Vào cuối những năm 1970, cơ quan
này đã đưa ra một chiến dịch gọi là DipScam (cho Diploma Scam: Bằng
Giả), trong đó là việc điều tra một cách quy mô các tổ chức cấp bằng
[giả] trong và cả ngoài nước [Mỹ], với sự hợp tác từ Scotland Yard [Cơ
quan Điều Tra của Anh Quốc] và các cơ quan nước ngoài khác.
John đã tham khảo ý kiến với FBI về vấn đề các “Xưởng làm bằng tốt
nghiệp” từ năm 1979 đến năm 1992, năm mà ông Allen Ezell, một đặc vụ
chuyên vạch trần các “Xưởng làm bằng tốt nghiệp” nghỉ hưu, và chiến dịch
DipScam đã dần dần bị xếp xó.
FBI đã nhìn vào hàng trăm trường không được công nhận. Một số được
tìm thấy là vô hại, vô thưởng vô phạt, thậm chí tốt, nên đã không có
hành động [pháp lý] nào được đưa ra. Khi có bằng chứng để lôi ra Tòa,
lệnh khám xét được đưa ra, và FBI đã thu và chở về hàng tấn giấy tờ và
hồ sơ. Trong nhiều trường hợp, nhưng không phải tất cả, Bồi thẩm đoàn
Liên bang đưa ra bản cáo trạng. Và khi họ đã làm, trong nhiều trường
hợp, các bị cáo đã nhận tội “gian lận thư tín và điện thoại” [2], và
chịu án phạt tiền và tù ở nhà tù liên bang [3]
Các từ ngữ trong bản cáo trạng của Bồi thẩm đoàn Liên bang là khá
tuyệt vời. Dưới đây là một ví dụ, từ một bản cáo trạng. (Đây chỉ là một
đoạn trích nhỏ từ một tài liệu dày.)
ÂM MƯU VÀ GIAN KẾ: Cáo trạng Một: Từ một thời điểm
không xác định trước, lúc, hoặc về (ngày) và tiếp tục đến một thời điểm
[ngày] không rõ sau đó ở [Tiểu Bang] North Carolina và các nơi khác ở
Hoa Kỳ, [bị cáo] đã cố tình, cố ý, và đã liên kết, âm mưu, liên minh và
đồng ý với nhau và với những người khác một cách bất hợp pháp mà Đại Bồi
Thẩm Đoàn đã biết và chưa biết, đã phạm tội chống lại Hoa Kỳ, đó là, đã
nghĩ ra và có ý định xây dựng âm mưu và gian kế để lừa gạt và để kiếm
tiền bằng cách lừa, giả mạo và gian lận, đóng kịch và [đưa ra] những lời
hứa, với mục đích thực hiện âm mưu và gian kế để lừa gạt và họ đã thực
hiện một cách có ý thức và cố tình đưa cho một cơ quan Bưu Điên và một
nơi được phép làm dịch vụ Bưu Điện và hưởng dụng được dịch vụ gửi và
nhận qua đường Bưu Điện theo bản hướng dẫn [của Bưu Điện Hoa Kỳ], [việc
làm đó] đã vi phạm Điều 18, Bộ luật Hoa Kỳ, mục 1341 và 2, và việc cố
tình và với ý đồ chuyển và đã thực hiện việc chuyển qua phương tiện
truyền thông hữu tuyến trong thương mại Liên bang, truyền một vài dấu
hiệu, tín hiệu và âm thanh, nghĩa là, điện thoại Lliên bang, là vi phạm
Điều 18, Bộ luật Hoa Kỳ, mục 1343.
Nói cách khác, họ đã gửi văn bằng giả qua đường Bưu điện, và thực
hiện các cuộc gọi điện thoại giữa các Tiểu bang với khách hàng của họ.
Trong những ngày đầu, DipScam đã truy các đại học Y tế giả, những
người bán bằng giả nguy hiểm nhất trong tất cả bọn họ. Họ đã nhanh chóng
đóng cửa hai thủ phạm tồi tệ nhất, là Đại học [giả] Y khoa Johann
Keppler và Đại học Y dược [giả] United American Medical College, và đưa
các người sáng lập chúng vào tù.
Trường hợp lớn nhất của DipScam vào thời phút cuối vinh quang của nó
là trong một phiên Tòa liên bang ở Charlotte, North Carolina, vào tháng
10 năm 1987, với sự có mặt của John như một nhân chứng chuyên môn và
quan sát. Xét xử là bảy thủ phạm của một chuỗi dài của các “Xưởng làm
bằng tốt nghiệp” gần đây nhất gồm Roosevelt University, Loyola
University, Cromwell University, University of England at Oxford,
Lafayette University, DePaul University, Southern California University
[4], cũng như một số cơ quan kiểm định giả mạo.
Hơn 100 nhân chứng được gọi là trong khoảng thời gian hai tuần rưỡi,
trong đó có nhiều người đã ký thác nhiều số tiền đáng kể vào ngân hàng
và các đầu tư của các bị cáo. Các nhân chứng đến từ Âu châu khai rằng
các dịch vụ chuyển thư mà các bị cáo sử dụng là ở Anh, Pháp, Bỉ, Đức, Hà
Lan, và các nơi khác. Bầu không khí như đang ở rạp xiếc không giúp ích
được gì bởi lúc ấy cũng có phiên xử nhóm Jim và Tammy Faye Bakker,
Jessica Hahn, và công ty [5], đang xảy ra trong phòng xử bên cạnh phải,
và vì vậy mà khuôn viên của Tòa án đã bị tràn ngập bởi các nhiếp ảnh gia
và các phóng viên, không ai trong số họ có chút quan tâm về phiên xử vụ
DipScam.
Hai bị cáo không quan trọng được quan Tòa miễn truy cứu vì thiếu bằng
chứng rõ ràng, nhưng năm bị cáo chính đã bị Bồi thẩm đoàn kết tội trên
tất cả 27 tội danh gian lận bưu điện, trợ giúp và tiếp tay, và âm mưu.
Họ bị kết án từ hai đến bảy năm tù.
Mặc dù các dự án DipScam không còn hoạt động, FBI, các thanh tra bưu
chính, và một số cơ quan của các Tiểu Bang “chiến đấu” vẫn đang tích cực
làm việc để không cho các đại học dỏm hoạt động và bán các bằng cấp giả
mạo.
Tại sao “Đại Học dỏm” lại phát triển ?
Lý do chính -
thực sự là lý do duy nhất - cho sự thành công của các “Đại Học dỏm” (như
việc buôn bán ma túy, và sách báo khiêu dâm) là, tất nhiên, vì có nhiều
người tiếp tục mua sản phẩm của họ. Họ khao khát có tấm bằng và bằng
cách nào đó, mặc dù đã có nhiều bằng chứng ngược lại, nhưng họ đã thực
sự tin rằng họ sẽ không bị bắt quả tang với tấm bằng đó.
Thật không may, nhiều tờ báo và tạp chí tiếp tục cho phép các thủ
phạm đăng quảng cáo.
Trong bài viết này, ví dụ, một số đại học dỏm lớn
nhất đã quảng cáo trong hầu hết trong các số báo của tờ The Economist
USA Today, Forbes, Psychology Today, Inc., Discover, Investors Business
Daily, the International Herald Tribune, trong các phiên bản khu vực của
tờ Time và Newsweek, và hàng chục nhà phát hành khác mà [lẽ ra] họ đã
phải biết rõ hơn.
Thật vậy họ phải biết rõ hơn. Là một dịch vụ công cộng, chúng tôi
thường xuyên viết thư cho các nhà phát hành đó để cho họ thấy rằng họ
đang làm hại độc giả của họ bằng cách đăng các quảng cáo này. Với ngoại
lệ là Wall Street Journal đã kịp thời thay đổi chính sách của mình,
chúng tôi đã thất bại hoàn toàn. Năm 1997, tờ “USA Today” nói với chúng
tôi rằng họ sẽ thay đổi chính sách của họ, nhưng sau đó dường như họ đã
đổi ý. Tờ báo “The Economist” thậm chí đã viết thư cho chúng tôi nói
rằng độc giả của họ đủ thông minh để có suy nghĩ riêng của mình. Sau đó,
khi chúng tôi đã cố gắng để đưa đăng một bài “Báo động về nạn Đại Học
dỏm” ["Diploma Mill Alert"] trong tờ The Economist – bài đăng đã bị bác
bỏ, bởi vì "Chúng tôi không chạy quảng cáo nhằm phê phán các khách hàng
có quảng cáo [đăng] trên báo của chúng tôi."
Trong quá khứ đã có vụ kiện tập thể [6] đưa ra Tòa thay mặt cho các
nạn nhân bị lừa đảo cùng lúc kiện các nơi đăng các quảng cáo gian lận.
Chúng tôi chỉ có thể hy vọng rằng một vụ kiện như vậy sẽ thu hút sự chú ý
của các luật sư nhắm vào các nhà xuất bản như thế.
Hai cách gian lận Đại Học xảo quyệt khác:
Dịch vụ thay thế bằng bị mấtt
("lost diploma replacement service. "): Nếu bạn nói với họ là bạn đã có
một văn bằng hợp pháp nhưng đã bị mất, họ sẽ thay thế nó cho bạn với một
khoản phí khiêm tốn. Đó là lý do tại sao John đã có được một tấm bằng
tốt nghiệp "Bác sĩ Giải phẫu Thần kinh" của [Đại Học] Harvard để treo
trên tường của mình (bên cạnh tấm bằng thực của Bang Michigan của mình).
Bằng Harvard giả được bán với giá 49.95$. Khi FBI đột kích vào một dịch
vụ như vậy ở Oregon (họ đã quảng cáo trong các tờ báo phát hành trên cả
nước), họ đã tìm thấy hàng ngàn phôi văn bằng từ hàng trăm trường học
và các hồ sơ cho thấy đã có một số lượng lớn đáng báo động về khách
hàng. Cơ sở dịch vụ [bán bằng dỏm] ở Oregon không còn đưa ra quảng cáo,
nhưng vẫn có những cơ sở khác xuất hiện sau đó, như nơi mà John đã mua
“bằng” Luật của Đại Học Harvard. Kể từ khi các dịch vụ yêu cầu khách
hàng ký một văn kiện xác nhận rằng họ thực sự trước đây đã có bằng, và
kể từ khi các văn bằng [bán ra] đi kèm với một miếng dán có ghi
("Novelty Item") [Vật để trưng bày] (dễ dàng bóc ra), các dịch vụ [bán
bằng giả] cũng có thể hoạt động một cách hợp pháp. Ít nhất, đã có một
lần, Bộ Tư Pháp đã không thể đạt được một bản án nào từ một Đại bồi thẩm
đoàn Liên bang vì những lý do này.
Cách [gian lận] khác là dịch vụ
viết luận văn, văn bản. Một số trong họ đưa ra danh mục liệt kê hơn một
ngàn luận văn đã được viết sẵn mà họ sẽ bán; và nếu họ không có những gì
bạn muốn tìm, họ sẽ viết bất cứ điều gì từ một bài báo ngắn để một luận
án lớn cho bạn, với từ 7 đến 10 đô la một trang.
Cảnh báo mạnh mẽ:
Chúng tôi phải cảnh báo các bạn, một cách dứt khoát nhất, rằng rất
nguy hiểm khi mua một tấm bằng giả hoặc tuyên bố rằng bạn có một tấm
bằng mà bạn không đạt được. Nó giống như đặt một quả bom thời gian trong
lý lịch của bạn. Nó có thể nổ bất kỳ lúc nào, với những hậu quả thảm
khốc. Những người bán bằng giả sẽ không bao giờ bị ảnh hưởng gì cả,
nhưng những người mua chúng thường sẽ bị thiệt hại lớn lao. Và - đặc
biệt là nếu "bằng" [mua] lại liên quan đến chuyện sức khỏe – người mua
có thể bị tổn hại nghiêm trọng [7].
Về hai tác giả [bài này]
John B. Bear lấy bằng Tiến sĩ từ Đại học Quốc Gia Bang Michigan. Từ
năm 1974, ông đã dành nhiều thời gian để điều tra và viết về giáo dục
Đại học phi truyền thống. Năm 1977, ông thành lập Dịch vụ Tư vấn Học Đại
Học để cung cấp các chi tiết hướng dẫn cho những người đi tìm lời
khuyên cá nhân hơn là những gì mà một cuốn sách có thể đưa ra. Con gái
của John là Mariah lấy bằng Thạc sĩ Báo chí tại Đại học New York và là
Tổng biên tập của Degree.net Books. Bài viết này được viết từ phiên bản
thứ 13 của cuốn “Sách Hướng Dẫn của Bear để lấy một Văn Bằng không theo
cách truyền thống” “Bear's Guide to Earning Degrees Nontraditionally “
(nhà xuất bản Ten Speed Press, 1998). Cuốn sách bao gồm các trường dạy
ban đêm và cuối tuần, bậc cao đẳng; trường y tế nước ngoài; lấy bằng qua
Internet và bằng con đường e-mail khác; và những cách khác để có được
bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Luật hoặc văn bằng Y khoa thông qua một
số phương pháp phi truyền thống. Cuốn sách cũng liệt kê các trường học
[dỏm] để tránh, có các phân tích về xu hướng giáo dục, và cung cấp thông
tin về hơn một ngàn nguồn tin khác.
Người dịch: Trần Bích Đăng
[1] United States Law - Luật Liên Bang http://en.wikipedia.org/wiki/Title_18_of_the_United_States_Code
[2] Các điều 1341, 1343, 1346 Luật Liên Bang: http://en.wikipedia.org/wiki/Mail_and_wire_fraud
[3] ở Mỹ có 3 loại nhà tù: do Liên Bang (Federal}, Tiểu Bang (States) và Quân Hạt (County) http://en.wikipedia.org/wiki/Incarceration_in_the_United_States
[4] Đại Học Bách Khoa Hà Nội bị dính chấu với “Đại Học Dỏm” Southern
California University for Professional Studies (SCUPS) – nay mang tên
California Southern University (http://www.calsouthern.edu/ )
Trên đây là các ông bà “Thạc, Tiến Sĩ” tốt nghiệp “Đại Học” Southern
California University for Professional Studies (SCUPS). Xem http://www.scups.net/ (The SCUPS website previously hosted at www.scups.edu
which was owned and operated by SCUPS since 1990 has been discontinued
as of October 2007.) Qua cái link Visit the New Website thì Đại Học Dỏm
này nay thành Đại Học Trực Tuyến “California Southern Univerity” (http://www.calsouthern.edu/ )
[5] Vụ án cáo buộc nhóm Truyền Giáo “Jim và Tammy Faye Bakke” gian lận
http://www.biography.com/people/tammy-faye-messner-9542346
[6] Class Action: kiện tập thể là một thủ tục kiện ở Mỹ mà Luật Sư đưa vụ việc ra Tòa nhân danh một số người nào đó - xem http://en.wikipedia.org/wiki/Class_action
[7] Xem website “Tạp Chí Giáo Sư Dỏm” (https://giaosudom.wordpress.com )
Nguồn Dân Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét