Thứ Hai, 2 tháng 9, 2019

15905 - Bãi Tư Chính: Việt Nam có gì để trông đợi từ EU?



Sau gần hai tháng trời để cho các tàu ‘đảng anh’ Trung Quốc quần thảo khu vực Bãi Tư Chính như vào chốn vô chủ quyền, rốt cuộc chính thể ‘đảng em’ Việt Nam cũng đạt được một chút kết quả nhằm lôi kéo sự ủng hộ của liên minh châu Âu (EU).


Bà Federica Mogherini đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh, đồng thời cũng là phó chủ tịch Ủy Ban Liên Âu - gặp Thủ tướng Phúc tại Hà Nội vào đầu tháng 8 năm 2019.


Nhưng tuyên bố của EU có gì đặc biệt hay không?

“Những hành động đơn phương trong những tuần lễ qua ở Biển Đông dẫn đến hệ quả làm gia tăng căng thẳng và suy thoái môi trường an ninh biển. Đây là biểu hiện của mối đe dọa nghiêm trọng đến phát triển kinh tế hòa bình trong khu vực” - Thông cáo báo chí của Ủy Ban Ngoại Vụ, Chính Sách An Ninh, Chính sách Láng giềng và Đàm phán của EU nêu 

Theo EU, tất cả các bên trong khu vực cần thiết phải thực thi kiềm chế, tiến hành những bước cụ thể nhằm trở lại hiện trạng như trước, tránh quân sự hóa khu vực và giải quyết tranh chấp thông qua những phương thức hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế; đặc biệt là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển-UNCLOS.

Chi tiết đáng chú ý là dù đã đề cập về ‘những hành động đơn phương’, nhưng tuyên bố của EU lại không có một từ nào nói rõ về chủ thể của hành động đơn phương đó: Trung Quốc.

Một ngày sau - 29/8/2019 - đến lượt Bộ Ngoại giao 3 nước trụ cột EU là Pháp, Đức và Anh đã ra một Tuyên bố chung về tình hình Biển Đông. Theo đó, “Pháp, Đức và Anh hoan nghênh các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử dựa trên các nguyên tắc, hợp tác và hữu hiệu phù hợp với UNCLOS ở Biển Đông và để thúc đẩy tiến trình hướng tới hoàn tất sớm Bộ quy tắc ứng xử này.

Có một chút ‘khởi sắc trong tuyên bố của 3 nước Pháp, Đức và Anh, vì dù gì tuyên bố này cũng còn nhắc đến cái tên Trung Quốc, tuy chẳng có lấy một lời lên án.

Lối tuyên bố như thể ‘đi hàng hai’ của EU cho thấy một sự thật đắng chát: Trung Quốc đang vượt mặt Việt Nam về quốc tế vận.

Hồi cuối tháng Bảy, đầu tháng Tám 2019, Trung Quốc đã giành được một lợi thế trên phương diện quan hệ quốc tế và ngoại giao so với Việt Nam khi Hội Nghị Các Bộ Trưởng ASEAN diễn ra ở Thái Lan vào  đã chỉ đề cập khá chung chung và “quan ngại” về tình hình Biển Đông mà không hề nhắc đến cái tên Trung Quốc. 

Thái độ lấp lửng của EU khiến người ta phải nhìn lại bản Thỏa thuận quốc phòng mà EU và Việt Nam sắp ký nhân chuyến thăm Việt Nam của bà Federica Mogherini đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh, đồng thời cũng là phó chủ tịch Ủy Ban Liên Âu - vào đầu tháng 8 năm 2019, xem có tính thực chất hay không.

Thỏa thuận quốc phòng trên, còn gọi là bản Hiệp Định Khung Về Tham Gia (Framework Participation Agreement – FPA), mà nếu tham gia thì Việt Nam có thể trở thành nước đối tác góp phần vào các chiến dịch và sứ mạng căn cứ trên Chính Sách Chung về An Ninh và Quốc Phòng của Liên Âu. Đây được xem là một chiến lược phối hợp các hoạt động quốc phòng và tình báo của Liên Âu.

Tuy nhiên, từ chuyện ‘sắp ký’ cho đến một hành động thực chất nào đó của EU đối với tình trạng nan giải ở Bãi Tư Chính lại là một khoảng cách có thể còn khá xa.

Cho dù nhiều tàu chiến của một số nước trong khối EU như Pháp, Anh, Tây Ban Nha... đã từng cập cảng Cam Ranh trong thời gian gần đây…

Nhưng cũng như hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của Mỹ đi vào Biển Đông để tuần tra nhưng chưa có động tác nào can thiệp vào khu vực Bãi Tư Chính, cả Mỹ và EU dường như đều đang dè dặt trước vụ bãi Tư Chính nói riêng và Biển Đông nói chung, bởi họ muốn chờ xem chính thể Việt Nam sẽ ‘bản lĩnh’’ đến mức nào trong việc đối phó với chế độ cùng ý thức hệ là Trung Quốc, hay chỉ đánh võ mồm và luồn cúi là giỏi.

Bây giờ thì đã rõ là sẽ khó có chuyện Trung Quốc rút sớm các tàu thăm dò dịa chất và tàu hải cảnh khỏi Bãi Tư Chính, mà sẽ ‘phải cho nó một bài học’. Tức Trung Quốc sẽ nhân cái thế yếu đuối của thằng em ươn hèn để tiếp tục bắt nạt và có thể cả vài cú đánh đập để dằn mặt.

Nếu khả năng tàu Trung Quốc kéo dài vụ xâm nhập Bãi Tư Chính xảy ra, mà xác suất của khả năng này đang được giới phân tích chính trị cho là ngày càng lớn, Việt Nam sẽ phải đối phó ra sao? Tiếp tục phát cờ cho ngư dân để ‘thuyền ra biển lớn’ và làm rộ lên câu vè dân gian “Chống giặc bằng cờ, chống ngập bằng lu, đứa nào nói đảng ngu là thằng phản động”? Hay tiếp tục kêu gọi quốc tế mau chóng can thiệp? Liệu hải quân Việt Nam có dám nổ súng nếu tàu Trung Quốc gây hấn? Và nếu nổ súng, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chuẩn bị ra sao cho những kịch bản đen tối không thể tránh khỏi cho một cuộc xung đột quân sự ở quy mô nhỏ hoặc vừa, hay thậm chí là chiến tranh thực sự với Trung Quốc? 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét