Trước sự bành trướng và ý đố thao túng chính trị tại các quốc gia khác, mới đây ngày 28/06/2018 Quốc Hội Úc vừa thông qua các luật lệ sâu rộng trong lãnh vực chống gián điệp và chống lại việc các chính quyền nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của nước Úc. Giới phân tích cho rằng, dù không bị nêu tên, nhưng đối tượng mà Úc muốn đề phòng bằng đạo luật mới này chính là Trung Quốc, đã bị công luận Úc tố cáo là âm mưu lũng đoạn nội tình chính trị nước Úc.(bit.ly/2yROFwQ)
Ở Việt Nam thì việc có gián điệp của Trung Quốc nằm trong ban lãnh đạo việt Nam đã xảy ra từ rất lâu, vụ việc cố Phó Chủ tịch Quốc hội Hoàng Văn Hoan bị tuyên án bản án tử hình vắng mặt vào năm 1979 sau khi đòa thoát sang Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Mới đây nhất, Thiếu tướng Trương Giang Long - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân kiêm Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân Việt Nam, đã tiết lộ về việc Trung Quốc đã cài cắm hàng trăm gián điệp nằm trong bộ máy ban lãnh đạo. Và lập tức Thiếu tướng Trương Giang Long đã bị buộc về hưu trước thời hạn theo quy định. Chính vì thế, nhân vật thuộc loại hàng đầu cần lưu ý nhất là Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, kiêm Trưởng ban Tổ chức TW Đảng CSVN.
Trang Một Thế Giới ngày 08/06/2018 có bài viết với tựa đề, "Chúng ta vội thông qua dự luật về các đặc khu để làm gì?" (bit.ly/2MwjWHm), theo đó TS Nguyễn Sỹ Dũng nói rằng: “Xét từ góc độ thí điểm thể chế thì việc thiết kế trong dự luật đã không thành công. Xét từ góc độ kinh tế, luật đặc khu là một lựa chọn chính sách sai lầm.”
Vậy tại sao một bộ phận trong ban lãnh đạo Việt Nam lại quyết tâm triển khai bằng được 03 Đặc khu Kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc bằng mọi giá? Dẫu rằng, điều đó đã đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam trước mắt cũng như lâu dài. Phải chăng hiện đã có những thế lực trong đảng CSVN, đang lợi dụng chủ trương xây dựng các đặc khu kinh tế và cho các doanh nghiệp nước ngoài thuê đất tới 99 năm, với mục đích tiếp tay cho Trung Quốc?
Được biết, vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, khi bắt đầu đổi mới kinh tế, chính quyền Trung quốc đã thành lập các đặc khu Kinh tế Thẩm Quyến, Châu Hải, Sán Đầu và Hạ Môn để thử nghiệm mô hình kinh tế thị trường mang mầu sắc Trung Hoa. Mô hình đặc khu Kinh tế này sau một thời gian thử nghiệm đã thành công lớn sau đó được nhân rộng trên khắp Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, năm 1986 đảng CSVN cũng đã tiến hành cải cách kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường thay cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Mô hình này đã được áp dụng một cách rộng khắp trong suốt 32 năm qua, hoàn toàn không phải thử nghiêm. Vì vậy việc chính quyền Việt Nam đến lúc này mới lập ba đặc khu Vân Đồn; Bắc Vân Phong và Phú Quốc chắc chắn không phải là để thí điểm áp dụng mô hình kinh tế thị trường như Trung Quốc đã từng làm.
Người ta thường nói "có tật hay giật mình". Không phải vô cớ mà Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng khi nói về phản ứng dữ dội của dư luận xã hội về dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc ngày 06/6/2018 đã cho rằng, "Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc". Và rất lạ là điều 55 của Dự luật này lại ghi rõ: "4. Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực theo bảo lãnh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì doanh nghiệp bảo lãnh có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đặc khu hoặc đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp giấy phép một lần với thời hạn xác định". Điều đáng nói ở đây là, "nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh" rõ ràng là nước láng giềngTrung Quốc. Vậy mà mà một văn bản luật lại tránh né, vòng vo, không dám nói thẳng là một điều hết sức bất bình thường nếu không khẳng định là sự mờ ám của dự luật bán nước này. Bảo sao mà người ta không thể nghi ngờ về sự bất minh này được?
Được biết, từ năm 2011, khi đó Trưởng ban Tổ chức TW Phạm Minh Chính là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, ông Chính đã xây dựng Đề án "Thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái" là tiền đề cho Thông báo số 108-TB/TW ngày 01/10/2012 về "Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh, và thí điểm xây dựng 2 đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái". Khi chúng ta thấy Đặc khu Kinh tế Vân Đồn nằm trên con đường trên biển trong sáng kiến ”Vành đai và Con đường” mới thấy hết ý đồ cũng như sự can thiệp của của Trung Quốc trong dự án luật này (bit.ly/2tUjr2b). Theo TS. Hoàng Dũng khẳng định rằng, tại một cuộc Hội thảo được tổ chức vào ngày 18 tháng 1 năm 2018 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ, người ta đã nói thẳng rằng “vị trí chiến lược” của Đặc khu Kinh tế - Hành chính Vân Đồn là “hành lang nối Việt Nam và ASEAN với Trung Quốc, một nút quan trọng trong đề án Một vành đai, một con đường của Trung Quốc”.(bit.ly/2lGNCpN).
Bản tin tiếng Anh ngày 6/2 của Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc (CCSEZR) thuộc trường Đại học Thâm Quyến, Quảng Đông, đã tường thuật chuyến thăm của ông Phạm Minh Chính đến Trung tâm ngày 27/1/2018. Theo bản tin tiếng Anh này, ông Phạm Minh Chính nói với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (CCSEZR), rằng việc thăm lại Đại học Thâm Quyến lần nữa là "một trải nghiệm rất ấm cúng" giống như "trở về nhà, gặp lại các anh chị em". Thậm chí TS. Hoàng Dũng còn chỉ đích danh ông Phạm Minh Chính tác giả của Đề án Đặc khu Kinh tế. trong thời gian còn làm Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh từng đề xuất cho (Trung Quốc) thuê đất với thời hạn lên tới 120 năm.
Đó cũng chính là lý do vì sao, trong thời gian gần đây, dư luận xã hội có nghi vấn Trung Quốc đã có một ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí là người dự thảo đề án Đặc khu Vân Đồn, Quảng Ninh. Việc từ khóa "Phạm Minh Chính thăm Trung Quốc" công cụ tìm kiếm của Google với tần suất dày đặc sẽ cho ta kết quả 147,000,000 trong vòng 0,46 giây (bit.ly/2LC0GYq) là một điều bất bình thường.
Và cái giá nặng nề nhất mà Việt Nam phải trả, không phải là các dự án đầu tư kém chất lượng, kém hiệu quả của họ tại Việt Nam, mà là khi ông Phạm Minh Chính được Trung Quốc tín nhiệm và hỗ trợ tối đa cho việc ông Chính được giữ chức Trưởng ban Tổ chức TW. Hệ quả kéo theo là Việt Nam và Trung Quốc đã có các văn bản về hợp tác trong công tác đào tạo cán bộ (bit.ly/2tUjr2b), mà thực chất là xây dụng bộ máy lãnh đạo Việt Nam bằng các gián điệp làm việc cho Trung Quốc.
Cũng cần nói thêm về nhân vật Phạm Minh Chính, theo tác giả Dương Vũ trong loạt bài "Ai đã làm khánh kiệt đất nước" từ năm 2014 cũng đã tiết lộ (bit.ly/2yXTMvv), có cho biết: "Phạm Minh Chính quê Thanh Hóa. Chính trưởng thành nhanh sau khi làm thư ký cho một người đồng hương khác là Hoàng Ngọc Nhất. Nhất ngã ngựa vụ Năm Cam nhưng Chính không sao. Chính được Ba X đưa về Quảng Ninh còn nhằm giúp giải quyết với những vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Chính cho Trung Quốc thuê đất lên đến 120 năm. Dâng các mỏ cho Trung Quốc.
Vợ Chính, ngoài thời gian mỗi tuần xuống Quảng Ninh một lần để “thu tô” thì có mặt ở nhà Anh Ba X, giải quyết mọi công việc hậu cần cho gia đình anh Ba X từ thông cống trở đi."
Có nghĩa là ngay từ đầu, Phạm Minh Chính đã là tay chân của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng song đã bị Trung Quốc mua chuộc và thu phục được. Sau đó phản Ba Dũng về đầu quân và trở thành một trong những trụ cột của Nguyễn Phú Trọng. Cứ xem hình ảnh (chụp trộm) của Trưởng ban Tổ chức TW Phạm Minh Chính và cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi ông Chính đến dự lễ tang thân mẫu ông Dũng dưới đây thì rõ.
Trưởng ban Tổ chức TW Phạm Minh Chính và cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi ông Chính đến dự lễ tang thân mẫu ông Dũng
|
Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Thượng tướng Nguyễn Văn Được - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cũng đề nghị Đảng, Nhà nước xem xét một cách thận trọng về luật đặc khu. Theo đó, Thượng tướng Nguyễn Văn Được đã bày tỏ “70 năm, 99 năm họ vào đó làm gì? Ta đâu thể biết hết vì đã lọt vào rồi. Đà Nẵng, Ninh Thuận chưa có đặc khu kinh tế nhưng Trung Quốc đã đưa tiền cho người dân để dân mua đất cho họ. Nếu biển Đông có phức tạp và phía Tây cũng phức tạp thì tình hình rất nguy”. Đồng thời, vị thượng tướng này còn nêu: “Thay mặt cho hơn 4 triệu hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tôi đề nghị Đảng, Nhà nước xem xét một cách thận trọng. Nhân dân đang có ý kiến bức xúc về đặc khu, do đó nên nghe cử tri, cựu chiến binh đề xuất. Vì vậy, mong Tổng Bí thư nghiên cứu kỹ lưỡng, chậm một chút cũng chả sao.”.
Nhiều nhà bình luận trong nước và quốc tế đều có chung một nhận định khi cho rằng, nếu các đối thủ chính trị trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng CSVN của Tổng Bí thư Trọng, hóa giải được đòn phép và buộc được tội "cõng Rắn, cắn Gà nhà" của bộ bài trùng thân Trung Quốc: Nguyễn Phú Trọng - Trần Quốc Vượng - Phạm Minh Chính thì chính trị Việt Nam sẽ có một sự thay đổi rất lớn. Dẫu rằng đây là một điều hết sức khó khăn, vì ai cũng biết đứng sau bộ ba này là chính quyền Bắc Kinh. Nhất là khi, bộ ba này đã ỷ vảo việc dựa vào sự thỏa thuận giữa 2 đảng CSVN và CSTQ, hai bên đã thống nhất cho phép quân đội Trung Quốc được toàn quyền can thiệp, để đưa lực lượng đặc biệt vào Việt Nam nhằm "bảo vệ thành quả của Chủ nghĩa Xã hội". Mà thực chất là bảo vệ cho ông Nguyễn Phú Trọng và phe cánh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét