Hội thảo Biển Đông lần thứ 8 tại CSIS (Washington DC) hôm 26/7/2018
Photo: RFA
Đã đến lúc Hoa Kỳ phải có hành động mạnh
Trong những tháng qua, Trung Quốc liên tục gia tăng các hoạt động quân sự và sức ép lên các nước láng giềng tại Biển Đông bằng các hoạt động tập trận, triển khai vũ khí ra Trường Sa và Hoàng Sa, bất chấp những phản ứng từ các nước và Hoa Kỳ. Nhiều chuyên gia quốc tế và thậm chí cả dân biểu Mỹ cho rằng đã đến lúc Hoa Kỳ phải cân nhắc lại chính sách của mình tại biển Đông.
Trong những tháng qua, Trung Quốc liên tục gia tăng các hoạt động quân sự và sức ép lên các nước láng giềng tại Biển Đông bằng các hoạt động tập trận, triển khai vũ khí ra Trường Sa và Hoàng Sa, bất chấp những phản ứng từ các nước và Hoa Kỳ. Nhiều chuyên gia quốc tế và thậm chí cả dân biểu Mỹ cho rằng đã đến lúc Hoa Kỳ phải cân nhắc lại chính sách của mình tại biển Đông.
Phát biểu tại hội thảo Biển Đông
lần thứ 8 diễn ra ở Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở
Washington DC hôm 26/7, dân biểu Ted Yoho, Chủ tịch Tiểu ban châu Á Thái Bình
Dương, Hạ viện Mỹ cho rằng đã đến lúc Hoa Kỳ cần phải có phản ứng mạnh hơn với
Trung Quốc tại khu vực biển Đông thay vì chỉ giới hạn ở việc đảm bảo tự do hàng
hải, hàng không qua khu vực tranh chấp.
"Chính phủ của Tổng thống
Trump nên chính thức phản đối các đòi hỏi về chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở
Biển Đông, xem xét các lựa chọn sẵn có để thách thức những đòi hỏi chủ quyền bất
hợp lý, chứ không thể bị giới hạn trong vấn đề tự do hàng hải."
Theo dân biểu Ted Yoho, các hoạt
động của Trung Quốc ở Biển Đông đang đe dọa các quyền lợi của nước Mỹ trong khu
vực.
Từ trước đến nay, Hoa Kỳ vẫn giữ
lập trường không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp biển Đông, nơi Trung
Quốc đòi chủ quyền đến 90% diện tích qua đường đứt khúc 9 đoạn vốn đã bị tòa Trọng
tài Quốc tế ở the Hague bác bỏ trong một phán quyết đưa ra vào tháng 7 năm
2016. Trung Quốc không công nhận phán quyết này của tòa.
Từ năm cuối năm 2013 đầu 2014 trở
lại đây, Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động xây lấp các đảo nhân tạo ở khu vực
biển Đông, xây dựng các đường băng và triển khai vũ khí quân sự ra các đảo. Gần
đây nhất là vào tháng 5, Trung Quốc đã triển khai các hệ thống tên lửa đất đối
không và máy bay chiến đấu ra Hoàng Sa. Trong năm nay, Trung Quốc cũng cho lắp
đặt các thiết bị phá sóng ở hai đảo nhân tạo do nước này xây lấp ở quần đảo Trường
Sa.
Hoa Kỳ kể từ năm 2015 đến nay đã
đưa các tàu chiến tới Biển Đông tuần tra thực hiện chương trình tự do hàng hải
(FONOP) để thách thức các đòi hỏi về chủ quyền quá đáng của Trung Quốc quanh
các đảo tranh chấp. Theo dân biểu Ted Yoho, hoạt động này vẫn chưa đủ để ngăn cản
hay làm chậm các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trong khu vực:
"Hoạt động trong chương
trình tự do hàng hải là để tuân thủ công ước về luật biển nhưng công ước này chỉ
bao gồm mục đích và các hoạt động sử dụng biển chứ không liên quan đến chủ quyền
quanh các thực thể nên không một chương trình tự do hàng hải nào có thể thách
thức các đòi hỏi chủ quyền quá đáng."
Tuy nhiên, dân biểu Ted Yoho cho
rằng Mỹ không nên đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp chủ quyền mà chỉ tìm
các lựa chọn mạnh hơn để thách thức đòi hỏi về chủ quyền quá đáng của Trung Quốc
ở Biển Đông. Ông đưa ra một số đề xuất có thể là trừng phạt về kinh tế nếu các
nỗ lực về ngoại giao thất bại.
Việt Nam là nước chịu nhiều sức ép từ Trung Quốc nhất
Theo học giả Bill Hayton, thuộc
Chương trình Châu Á, Thái Bình Dương, Chatham House, trong 12 tháng qua, Trung
Quốc cũng gia tăng các hoạt động gây sức ép lên các quốc gia láng giềng mà Việt
Nam là nước gánh chịu nhiều nhất.
"Đánh giá của tôi là sức ép
của Trung Quốc lên các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông trong thời gian qua là lớn
hơn bao giờ hết, đặc biệt là đối với các hoạt động khai thác dầu khí. Trung Quốc
đã gây sức ép, đe dọa sử dụng vũ lực với Việt Nam, Philippines trong vòng 12
tháng qua."
Hình ảnh từ video từ tàu tuần duyên của Việt Nam hôm 1/6/2014 cho thấy
tàu tuần duyên Trung Quốc (trái) đang đuổi theo tàu Việt Nam gần một mỏ khai
thác dầu trong vùng nước tranh chấp ở biển Đông.
Ngày 23/3/2018, truyền thông quốc
tế loan tin Trung Quốc gây sức ép khiến PetroVietnam phải yêu cầu công ty khoan
dầu Repsol của Tây Ban Nha ngưng khoan tìm dầu khí ở lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng
Đỏ ngoài khơi Việt Nam. Trước đó, vào tháng 7 năm ngoái, Repsol cũng phải ngưng
việc khoan tìm một lô khác là lô 136/03 cũng thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ vì lý do tương
tự. Những lô này đều nằm trong vùng đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên Biển
Đông.
Đáng chú ý là trong khoảng thời
gian Trung Quốc gây sức ép với Việt Nam, Việt Nam đã mời tàu sân bay Mỹ Carl
Vinson tới thăm Đà Nẵng vào tháng 3/2018. Trong tháng ba, Trung Quốc cũng điều
một lượng lớn tàu chiến ra Biển Đông. Học giả Bill Hayton nói tiếp
"Tôi có thể nói là Trung Quốc
hẳn phải biết rõ khi nào thì Repsol sẽ tiến hành khoan thăm dò, có nhiều công
ty liên quan, có nhiều thông tin qua lại, Trung Quốc có nhiều thời gian để chuẩn
bị…. Tàu Carl Vinson sau khi rời Đà Nẵng đã tham gia tập trận và sau đó rời khỏi
khu vực Biển Đông trong khoảng giữa tháng 3. Nhưng ngay sau đó tàu sân bay Liêu
Ninh của Trung Quốc đã vào Biển Đông. Sau đó thì Repsol ngưng khoan, vào lúc đó
thì Hải quân Trung Quốc đã lập một đoàn tàu cỡ lớn khoảng 40 tàu đi từ Hải Nam
ra biển Đông tập trận."
Trung Quốc sẽ có phản ứng mạnh với Fonop
Trung Quốc từ trước đến nay vẫn
nói rằng các hoạt động của nước này tại khu vực Biển Đông là nhằm mục đích
phòng vệ và những hoạt động quân sự của nước này trong khu vực là nhằm để đáp
trả những hoạt động quân sự của Mỹ mà nước này cho là khiêu khích. Học giả
Trung Quốc, Feng Zhang, đến từ trường đại học ANU về Châu Á Thái Bình Dương,
Úc, cho biết:
"Trung Quốc hiện coi các
chính sách của Mỹ như là một tiền đề cho các hoạt động triển khai vũ khí quân sự
của mình. Chính sách Hoa Kỳ càng khiêu khích trong mắt của Trung Quốc thì Trung
Quốc càng gia tăng sự hiện diện quân sự của mình."
Theo học giả này, hiện tại cả Mỹ
và Trung Quốc đều đang ở thế bế tắc trong vấn đề Biển Đông:
"Tình hình chiến lược hiện tại
trong khu vực theo tôi là một sự bế tắc giữa Trung Quốc và Mỹ. Hoa Kỳ không thể
đuổi Trung Quốc khỏi các đảo mà không sử dụng vũ lực, điều rất khó xảy ra.
Trung Quốc cũng không thể làm ảnh hưởng đến chính sách hiện tại của Mỹ bao gồm
hoạt động tự do hàng hải hay không cho tàu Mỹ đi gần các đảo mà không có đối đầu,
điều cũng rất khó xảy ra."
Tuy nhiên theo học giả Feng
Zhang, Trung Quốc sẽ không ngồi yên nếu nước này cảm thấy các cuộc tuần tra của
tàu chiến Mỹ đe dọa an ninh của nước này.
"Nếu tàu chiến của Mỹ đi rất
gần vào các đảo thì điều này có thể được Trung Quốc nhìn nhận là khiêu khích
quân sự, vượt quá mức đưa ra thông điệp hợp pháp. Nếu Trung Quốc cảm thấy bị đe
dọa, tùy thuộc mức độ, họ sẽ có phản ứng lại và điều này có thể dẫn đến xung đột."
Học giả Feng Zhang cho rằng, dù
đang ở thế bế tắc nhưng Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn có thể ngồi lại với nhau để đối
thoại và tìm ra một trật tự mới cho khu vực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét