Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Lính gìn giữ hòa bình và vị thế của quân đội Việt Nam

Hiện có hơn 100 nghìn binh sĩ của Liên Hiệp Quốc đang được triển khai ở khắp nơi trên thế giới.
Hiện có hơn 100 nghìn binh sĩ của Liên Hiệp Quốc đang được triển khai ở khắp nơi trên thế giới.

Việt Nam cho rằng các binh sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc (LHQ) sẽ nâng cao vị thế của quân đội, trong bối cảnh nhiều nước mới tuyên bố sẽ đóng góp thêm cho các phái bộ của LHQ trên khắp thế giới.

Hiện Việt Nam có 2 sĩ quan trong lực lượng của LHQ ở Nam Sudan và 3 ở Trung Phi.

Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng Việt Nam tham gia “với tư cách là thành viên tích cực của Liên Hiệp Quốc”.

Mổ xẻ chính trường Campuchia qua bầu cử năm 2013 (P1)

Biên dịch: Trần Anh Đức | Biên tập: Lê Hồng Hiệp


Thủ tướng Campuchia Hun Sen ăn Tết Khmer, một kỳ nghỉ lễ tương tự như Tết Năm mới của người Do Thái (cùng diễn ra vào tháng 4) theo một cách rất riêng. Trong một buổi lễ tổ chức tại khu đền cổ Angkor, Hun Sen và đối thủ chính trị chính của mình, Sam Rainsy, cùng ăn một chiếc bánh gạo nếp khổng lồ đạt kỷ lục Guiness, nặng hơn bốn tấn. Quả lả một sự kiện lạ lùng,  bởi lẽ lần cuối cùng Sam Rainsy xuất hiện tại đây là tháng 9 năm 2013, khi cáo buộc Hun Sen là một kẻ dối trá và tráo trở.

Hôm đó, Sam Rainsy và 55 thành viên đắc cử của Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập đã tẩy chay phiên khai mạc Quốc hội khoá mới để phản đối những gian lận tại cuộc tổng tuyển cử trước đó, khi đảng CNRP thua cuộc một cách sít sao. Với khu đền cổ linh thiêng đằng sau là nơi chứng giám, đảng CNRP kêu gọi một cuộc điều tra, cam kết “không phản bội lại ý chí của nhân dân.”

Hoa Kỳ không hiểu nổi ông Tập

Lê Phan (viết theo The New York Times)
 

Khi ông Tập Cận Bình trở thành lãnh tụ Trung Cộng vào cuối năm 2012, nhiều người ở Washington đã thở phào nhẹ nhõm. Sau cả thập niên của người tiền nhiệm của ông, ông Hồ Cẩm Đào, các viên chức Hoa Kỳ chào đón một vị chủ tịch nước có vẻ tự tin hơn.

Nhưng tuần này, khi ông Tập đến Washington trong một cuộc công du chính thức từ hôm thứ năm, tình hình giữa hai chính phủ hết sức căng thẳng, và chính phủ Obama không biết nghĩ sao về chủ tịch nước của Trung Cộng. Ít ai dám nghi ngờ về sự chế ngự nhanh chóng mà ông đã đạt được đối với hệ thống hành chánh song hành, nhưng thay vì có được một nhà canh tân về kinh tế như mọi người chờ đợi, ông Tập bị coi như là giáo điều hơn, khó hiểu hơn và có tiềm năng nghi ngờ các công ty ngoại quốc.

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (30/09/2015)

Nguyễn Thế Phương
 

Trung Quốc hiện đang vướng phải rất nhiều tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt trên biển phải kể đến tranh chấp trên hai khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông. Nhìn tổng thể, chính sách của Bắc Kinh đối với hai khu vực này cũng có sự khác nhau và một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó là chủ nghĩa dân tộc. Tại sao lại nói như vậy? Tác giả Allen R. Carlson đến từ Đại học Cornell lập luận, chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc là động lực nhưng cũng là rào cản cho Bắc Kinh trong các tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Trước hết, cần nhắc lại những tranh chấp trên biển Hoa Đông, cụ thể là quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là tranh chấp giữa hai phía Nhật Bản và Trung Quốc. Tư tưởng chống đối Nhật Bản được xem là nền tảng của chủ nghĩa dân tộc đương đại Trung Quốc và rất khó để làm giảm đi xu hướng này. Rất dễ nhận thấy, sự thù địch Nhật Bản hiện diện trong cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc, giữa những cuộc nói chuyện bình thường hoặc trên các chương trình truyền hình. Thực tế đó khiến nhiều người nhận định, một căng thẳng nhỏ giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng có thể đẩy tình hình thêm leo thang bởi chủ nghĩa dân tộc quá mạnh ở cả hai nước.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 30/9/2015



 1/ Tin Việt Nam: Bàn tán về phát ngôn của GĐ Sở Giao thông

Bình luận của tân giám đốc Sở Giao thông - Vận tải TP Hồ Chí Minh về tình trạng kẹt xe đang là đề tài bàn tán của cư dân mạng.
Hôm 30/9, ông Bùi Xuân Cường, giám đốc Sở Giao thông - Vận tải TP Hồ Chí Minh được báo VietnamNet dẫn lời: “Ùn tắc trên 30 phút được tính dựa trên tiêu chí là xe không di chuyển trong thời gian đó. Do đó, có thể hiểu rằng các vụ việc kẹt xe kéo dài thời gian qua chỉ là ùn ứ, vì xe vẫn có thể di chuyển nhúc nhích được”. Phát ngôn này được ông Cường đưa ra trong cuộc họp báo định kỳ hôm 29/9.


2/ Tin Việt Nam: Trung Cộng vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam

Trung Cộng vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 với tổng kim ngạch thương mại trị giá 49,3 tỉ đôla, theo số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra hôm thứ Ba.
Trong khoảng thời gian 9 tháng qua, Việt Nam ước tính xuất khẩu hàng hóa trị giá 12,5 tỉ đôla sang Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam có thể sẽ phải chi khoảng 36,8 tỉ đôla để nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Cộng.


3/ Tin Nga: Thượng viện Nga cho phép đưa quân sang Syria

Hãng tin Reuters dẫn nguồn của các hãng thông tấn Nga đưa tin hôm nay, 30/09/2015, Thượng viện Nga đã cho phép triển khai quân đội Nga tại Syria theo đề nghị của Tổng thống Vladimir Putin. Cùng lúc Bachar al Assad kêu gọi Matxcova tăng viện quân sự.
Sáng nay, Kremlin đã ra thông cáo cho biết, Tổng thống Putin đã đề nghị Thượng viện Nga “cho phép được triển khai một lực lượng quân đội ra bên bên ngoài lãnh thổ Nga”. Chỉ ít giờ sau đó, đề nghị của Kremlin đã được các Thượng nghị sĩ nhất trí thông qua.

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Kết quả phiên tòa xét xử gia đình cô bé 11 tuổi đi kêu oan




                             Ông Ngô Văn Huynh và bé Ngô Thị Cẩm Hiếu trước tòa án

Sáng ngày 25.09.2015, tại tòa án nhân dân huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã diễn ra phiên tòa sơ thẩm lần 2 xét xử ông bà Ngô Văn Huynh và Nguyễn Thị Tâm - ba mẹ của cô bé Ngô Thị Cẩm Hiếu 11 tuổi đi tìm công lý cho cha mẹ. Vụ án được dư luận rất quan tâm trong thời gian qua.

Khoảng 9:15, phiên tòa bắt đầu. Phiên tòa lần này có sự quan tâm và tham gia của nhiều hội nhóm xã hội dân sự: Con đường Việt Nam, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Hội Phụ nữ Nhân quyền VN, các blogger độc lập, các phóng viên báo chí lề phải và lề trái.

Nhà văn Võ Phiến qua đời, thọ 90 tuổi

 WESTMINSTER (NV) - Theo tin từ gia đình, nhà văn Võ Phiến đã qua đời vào lúc 7 giờ tối ngày 28 tháng Chín, 2015, tại Advanced Rehab Center of Tustin, Santa Ana, thọ 90 tuổi.



Nhà văn Võ Phiến.

Qua điện đàm, bà Võ Phiến cho tòa soạn Người Việt biết thời gian gần đây nhà văn Võ Phiến yếu dần theo tuổi già, đã qua vài lần vào bệnh viện, và cách đây mấy ngày đã được đưa về một Rehab Center để tĩnh dưỡng.

Nhà văn Võ Phiến là một tác giả quan trọng của văn học Việt Nam từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Trước 1975 ông là công chức thuộc bộ Thông Tin của Miền Nam, và đã cộng tác với tạp chí Bách Khoa cho đến 1975 với bút danh Tràng Thiên (một bút danh chung cho nhiều tác giả, nhưng từ sau 1965 hầu như chỉ dành cho một mình ông). Ông sang Hoa Kỳ từ 1975 và làm việc cho tòa Hành Chánh quận Los Angeles, California cho đến ngày về hưu. Tại hải ngoại, ông vẫn tiếp tục viết sách và cộng tác với các tạp chí văn học. Từ cuối thập niên 1970 ông đã chủ trương tờ Văn Học Nghệ Thuật, là tiền thân của tạp chí Văn Học sau này.

Biểu tượng của Đảng Cộng hòa và Dân chủ có từ đâu?


Lê Hoàng Giang

Hai biểu tượng con lừa của Đảng Dân chủ và con voi của Đảng Cộng hòa đã hiện diện trên chính trường Mỹ từ thế kỷ 19. Biểu tượng con lừa của Đảng Dân chủ có nguồn gốc từ
chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1828 của Andrew Jackson.

Trong cuộc chạy đua đó, những đối thủ của Jackson gọi ông là “đồ con lừa”. Tuy nhiên, thay vì chối bỏ tên gọi này, Jackson – vốn là một người hùng trong cuộc Chiến tranh năm 1812 và sau này là Nghị sỹ trong cả Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ – lại thấy thích thú với tên gọi đó và đã cho thêm hình ảnh con lừa vào những tấm áp phích tranh cử của mình. Jackson đã chiến thắng trước Tổng thống đương nhiệm John Quincy Adams và trở thành Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ đầu tiên của nước Mỹ. Trong những năm 1870, Thomas Nast, một họa sĩ chuyên vẽ tranh biếm họa chính trị có ảnh hưởng lớn, đã giúp hình ảnh con lừa trở nên nổi tiếng như là biểu tượng của toàn Đảng Dân chủ.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 29/9/2015



 1/ Tin Việt Nam: Giảm lãi suất tiền gửi USD về 0%

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam vừa bất ngờ thông báo hạ lãi suất tiền gửi USD. Theo đó, kể từ 28/9, lãi suất gửi USD của tổ chức hạ xuống còn 0% một năm và lãi suất tiền gửi cá nhân là 0,25% một năm.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hồng, được báo Lao Động dẫn lời nói động thái trên là nhằm nâng cao sức hấp dẫn của VND, hạn chế tình trạng đôla hóa.


2/ Tin Việt Nam: Không cho công ty Trung Cộng quy hoạch Lý Sơn

Chính quyền huyện đảo Lý Sơn vừa có văn bản kiến nghị không cho tập đoàn TC tư vấn quy hoạch tổng thể do không rõ nguồn gốc.
Hôm 14/9 đại diện Tập đoàn CPG đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi để "báo cáo những đề xuất về quy hoạch tổng thể mang tính chiến lược" cho huyện đảo Lý Sơn. Trước đó người đứng đầu tỉnh Quảng Ngãi nói với BBC rằng nguồn gốc của CPG không phải là vấn đề đáng "băn khoăn".


3/ Tin Thái Lan: Mơ “Vạn lý Hỏa thành” chặn internet như Trung Cộng

Tập đoàn quân sự cầm quyền Thái Lan đang bị cư dân mạng chỉ trích do dự án thành lập tường lửa chặn internet, giống như “Vạn lý Hỏa thành” của TC, trong khi thế giới mạng hiện là không gian tự do hiếm hoi. Hôm nay 28/09/2015 có trên 72.000 người đã ký vào kiến nghị phản đối.
Dự luật được loan báo một cách lặng lẽ trên trang web chính phủ tuần rồi, về việc “thiết lập một cổng vào duy nhất” giữa mạng toàn cầu và internet Thái Lan để nhà nước dễ dàng kiểm soát.

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Gỡ bỏ năm cùm và một xích


Trong bản Hướng dẫn tiếp nhận sự góp ý của toàn dân vào các Dự thảo văn kiện sẽ trình Đại hội XII, do Văn phòng TƯ đảng và Ban Tuyên huấn TƯ thực hiện, thấy ý định của lãnh đạo là khoanh lại, chỉ cho góp ý vào những phần cụ thể của Báo cáo Chính trị và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ 2016 đến 2020. Họ khoanh lại, cứ như bịt mồm dân khi dân chưa kịp phát biểu.

Rõ ràng Bộ Chính trị muốn tránh né việc toàn đảng và toàn dân góp ý về những vấn đề cơ bản nhất mà rất nhiều trí thức, đảng viên cấp cao đang đòi thay đổi, trong đó có năm vấn đề cực kỳ hệ trong và nổi bật, đó là:

Nga, Iran: Tổng thống Syria phải được giữ lại để chống khủng bố

Victor Beattie
 

Tổng thống Nga Vladimir Putin và người tương nhiệm Iran Hassan Rouhani nói với truyền thông Mỹ rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải ở lại cầm quyền để chống khủng bố. Tuy nhiên theo tường trình của Thông tín viên Đài VOA Victor Beattie thì Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Samantha Power nói sự có mặt của ông Assad thực sự chỉ thu hút những chiến binh nước ngoài đến Syria mà thôi.

Ngày hôm qua, phát biểu với đài truyền hình CNN, tổng thống Rouhani nói, khi đánh đuổi các phần tử khủng bố ra khỏi Syria “chúng ta không có cách nào khác hơn là củng cố chính phủ trung ương của nước này.” Nhà lãnh đạo Iran nói “mọi người đã chấp nhận là Tổng thống Assad phải nắm quyền để chúng ta có thể chiến đấu chống lại các phần tử khủng bố. Ông nói với NPR là Tehran đang chuẩn bị “bắt đầu thảo luận và đối thoại về một nước Syria sau thời kỳ Nhà nước Hồi Giáo, nhưng những người chiến đấu chống lại tổ chức cực đoan này “phải hành động thống nhất và có một phương thức để đánh đuổi các phần tử khủng bố ngay tức khắc.”

Trong một cuộc phóng vấn khác với chương trình 60 phút của đài truyền hình CBS, ông Putin nói ông ủng hộ “chính phủ hợp pháp tại Syria.” Nhà lãnh đạo Nga cảnh báo là bất cứ hành động nào hủy hoại chính quyền này “sẽ tạo nên một tình tình như đang thấy hiện nay tại các quốc gia khác trong vùng…với tất cả các định chế nhà nước đang bị tan rã.” Ông nói thêm “Không có giải pháp nào khác cho cuộc khủng hoảng Syria hơn là củng cố hữu hiệu các cơ cấu chính phủ và giúp những cơ cấu này chống khủng bố.”

Xuất hiện ngày Chủ Nhật trên chương trình 'This Week' của đài truyền hình ABC, Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Power khi được hỏi liệu tổng thống Obama có thấy thoải mái khi tổng thống Assad vẫn còn tại chức hay không thì bà trả lời.

“Thách thức với ông Assad, thêm vào sự kiện ông ấy sử dụng vũ khí hóa học và dùng bom thùng đối với chính người dân của ông, và chúng ta trong một thời gian khá dài không thấy có nhà độc tài nào như ông, nhưng đó chỉ là một mặt, thách thức khác là ông không chiến đấu có hiệu quả để chống lại Nhà nước Hồi Giáo. Thực vậy, sự hiện diện của ông Assad đã thu hút những chiến binh khủng bố người nước ngoài. Chúng ta đang nhắm vào những người này. Chúng ta đang thành công tốt đẹp, đặc biệt tại miền bắc nước này, chúng ta hiện đang chận đứng đà tiến của Nhà nước Hồi Giáo và đẩy lui nhóm này.”

Hôm thứ Sáu, các giới chức quốc phòng Hoa Kỳ nói các thành viên của Lực lượng Syria mới NSF do Hoa Kỳ huấn luyện đã trao cho Mặt trận Nusra có liên hệ đến Al-Qaida 6 xe tải và vũ khí của Liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo cung cấp để được an toàn đi qua vùng tổ chức này kiểm soát.
Theo các nhà phân tích và các nhà lập pháp Mỹ, chương trình huấn luyện và trang bị có nhiều vấn đề, kể từ khi chương trình này được loan báo vào năm ngoái trong khuôn khổ chiến lược của Washington để đánh bại Nhà nước Hồi Giáo bằng cách sử dụng các lực lượng đối lập. Quốc hội Mỹ đã phân bổ 500 triệu đô la với mục đích huấn luyện khoảng 15.000 chiến binh đối lập ôn hòa để chống lại Nhà nước Hồi Giáo tại Syria.

Vào tháng 7 năm nay, al-Nusra bắt cóc một cấp chỉ huy và 7 chiến binh trong số những người tốt nghiệp đầu tiên của chương trình này, chỉ vài ngày sau khi họ được triển khai tại Syria. Đại tướng Lloyd Austin, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Miền Trung của Hoa Kỳ nói với các nhà lập pháp Mỹ trong tuần qua là không có hơn 5 chiến binh Syria được Mỹ huấn luyện còn lại trong đợt tốt nghiệp đầu tiên. Ông công nhận là có thể chương trình này cần phải được xem xét lại toàn bộ.

Đại sứ Power bênh vực chương trình huấn luyện và trang bị và cho rằng chương trình này cần thiết.

“Khi Nhà nước Hồi Giáo bị đẩy ra khỏi một thị trấn, điều cực kỳ quan trọng là thị trấn này phải giữ được và Nhà nước Hồi Giáo không chiếm lại một khi các cuộc không kích và tấn công chấm dứt.”

Bà Power gọi đây là phần trọng yếu của chiến lược của Mỹ, bà nói thêm là Ngủ Giác Đài sẽ xem xét việc điều chỉnh chương trình:

“Chúng ta cũng đã nắm vững được sự kiện là nếu chúng ta không đầu tư vào các lực lượng Syria/Ả Rập và vào lực lượng đối lập Syria ôn hòa, chúng ta sẽ ở vào tình trạng Nhà nước Hồi Giáo có thể trở lại và khó bị đánh đuổi. Do đó chúng ta cần phài đầu tư vào việc này, chúng ta cần phải sử chữa cho đúng và tôi nghĩ Bộ Quốc phòng đang có kế hoạch điều chỉnh sẽ giúp chúng ta tăng tiến trong tương lai.”

Trong một cuộc phỏng vấn tại Moscow vào tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin lên án sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với phe đối lập Syria.

“Theo quan điểm của tôi, hậu thuẫn quân sự cho những tổ chức bất hợp pháp không phù hợp với những nguyên tắc của luật quốc tế hiện đại hay với Hiến chương Liên hiệp quốc. Chúng tôi chỉ ủng hộ các cơ cấu hợp pháp và chính phủ hợp pháp.”

Đối với sự hiện diện của quân đội Nga tại Syria, ông Putin nói với đài truyền hình CBS là Nga không có kế hoạch triển khai binh sĩ chiến đấu “ít nhất là vào lúc này. Nhà lãnh đạo Nga cũng nói Moscow tăng gia làm việc với tổng thống Assad lẫn các đối tác khác của Nga trong vùng.

Nhà phân tích Jonathan Adelman của trường đại học Denver nói đây không phải là tin tốt cho chính quyền Obama.

“Chúng ta biết là ông Putin đang có kế hoạch triển khai tại căn cứ không quân mới của Syria từ 1.000 đến 2.500 binh sĩ trên bộ và với sự kiện là binh sĩ Nga tuy không thiện chiến bằng binh sĩ nhưng cũng ở mức khá tốt, chắc chắn là hơn các binh sĩ Iran, nên binh sĩ Nga có thể là một yếu tố quan trọng, và nếu cộng thêm máy bay và các lực lượng khác việc này sẽ giúp cho ông Assad nắm quyền mãi mãi, nhưng với nhịp độ này Nga sẽ trở lại trong vùng giống như họ đang làm tại Ai Cập, Jordan, Ả Rập và Israel. Nga đang trở lại và đây là tin chẳng lành cho chính quyền Obama.”
Trong khi đó. Iraq cho biết sẽ chia sẻ tin tình báo với Nga, Iran và Syria trong cuộc chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi Giáo. Ông Alderman nói một số quốc gia trong vùng thích làm việc với Hoa Kỳ hơn nhưng họ không có cách nào khác là hợp tác với Nga.


 http://www.voatiengviet.com/content/nga-iran-tong-thong-syria-phai-duoc-giu-lai-de-chong-khung-bo/2982498.html

Sài Gòn,... cạo gió, giác hơi



SÀI GÒN (NV) - Khi nói về dịch vụ cạo gió giác hơi ở Sài Gòn ngày nay, người ta phải kèm theo tiếng đàng hoàng để phân biệt với các điểm cùng nghề nhưng không đàng hoàng. 

Từ khi các bảng hiệu massager chưng nhấp nháy đèn mờ khắp phố, phục vụ cho giới có nhu cầu “xoa trên rờ dưới,” thì cái nghề cạo gió, giác hơi ở các xóm lao động bỗng dưng lại được tiếng thơm là kế thừa y học cổ truyền.


Một điểm cạo gió, giác hơi bình dân ở Quận 11, Sài Gòn. (Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Cái nghề chuyên trị chứng trúng gió, cảm cúm, đơn giản mà hiệu quả này còn tồn tại trong toàn cảnh ngành y tế Việt Nam đua nhau móc túi bệnh nhân nghèo cũng là một kỳ tích dân gian hạng nhất.

Chúng tôi theo lời chỉ dẫn của một người chạy xe ôm đến đường 46 cũ, thuộc quận 11, Sài Gòn. Thật tình chúng tôi cũng đang cảm mạo vì trúng trận mưa ngập lút Sài Gòn hôm 16 tháng 9, 2015.

Trước một con hẻm, chúng tôi thấy bảng hiệu nhỏ có mũi tên chỉ vào điểm giác hơi, cạo gió. Khi tìm đúng địa chỉ thì đó chỉ là một căn nhà bình thường như mọi nhà khác trong xóm lao động.

Một người đàn bà tuổi sồn sồn đón chúng tôi. Có vẻ đoán biết chuyện lo cho “số phận” cái xe gắn máy, bà nói: “Anh cứ đậu đó có người coi.” Sau này tôi biết là chẳng có ai coi và chiếc xe an toàn theo cách mà một xóm lao động có “dịch vụ bảo kê” an toàn cho người trong xóm kiếm cơm.

Chúng tôi được bà lệnh cho hành động tiếp theo. “Anh cởi áo ra đi, máng vô cái móc đó.” Khi thực hiện xong lệnh từ người đàn bà, chúng tôi lại được hỏi. “Anh cạo gió hay giác hơi, hay làm cả hai thứ luôn?”

Trong nhà, có tất cả 5 cái đi-văng gỗ loại dành một người nằm, đã có ba tay đàn ông tuổi không dưới bốn mươi đang nằm phơi tấm lưng trần đầy các ống giác. Chúng tôi được một người đàn bà sồn sồn khác có nhan sắc còn mặn mòi, chỉ vào một cái đi-văng sát vách ngăn cách với nhà bếp, rồi bà lấy một miếng vải sạch phủ lên cái gối đầu. “Anh nằm sấp xuống giác lưng trước.”

Khi bà bật lửa đốt cây rọi ống giác, chúng tôi thoáng hoảng hồn vì đó là một cây rọi bự hơn ngón cẳng cái đang cháy phừng phừng lửa alcol.

Chúng tôi nghĩ thầm: 'Lê Văn Tám' của Việt Cộng thì dỏm chớ có khi mình thành ngọn đuốc sống tại đây là thật! Nhưng đúng là chúng tôi hơi bị lo xa, chớ tay nghề sử dụng cây rọi giác hơi của các bà ở đây là thượng thừa.

Sau động tác hơ lửa ống giác kéo dọc sóng lưng phát ra âm thanh như tiếng kèn trompét, thì trong chớp mắt khoảng ba chục ống giác hơi đã lấp kín các yếu huyệt trên lưng chúng tôi và gió mưa độc hại từ “thế nước đang lên của thành hồ” như được hút hết vào các cái “hồ lô” bằng thủy tinh, giống như trong chuyện Tề Thiên Ðại Thánh.

Qui trình giác hơi bình dân ở đây bao gồm giác lưng hai lượt, giác phía trước ngực một lượt, toàn bộ thời gian khoảng 15 phút là xong. Như các bệnh nhân khác, chúng tôi được lau khô bằng khăn sạch và thoa dầu có mùi tràm trên các vết giác bầm tím như da loài bò sát đã tuyệt chủng. Giá tiền cho một lần giác hơi là 20 ngàn đồng, cạo gió là 10 ngàn đồng, thiệt là chưa bằng nửa giá một tô phở Tàu Bay.

Sài Gòn ngày nay tràn ngập các tiệm massage sang trọng kiểu Thái, Hàn, Nhật... đến nỗi nghề đấm bóp dạo và các người khiếm thị làm nghề massage cũng hết đường kiếm cơm. Thế nên chuyện một nghề có liên quan đến cách phục hồi sức khỏe như cạo gió, giác hơi còn sống lây lất nhưng đàng hoàng là việc đáng quí.

Nếu cho rằng, liệu pháp cạo gió giác hơi là trị hết các loại bệnh cảm cúm mà không cần đến thuốc men thì có khi quá đáng, nhưng từ lâu đời, cách làm cổ truyền-bình dân này cũng đã chứng minh không ít hiệu quả; bằng chứng là có thời các lò ve chai ở quận 11, Tân Bình... đã cho ra ào ào các loại ống giác hơi cho cả người trong nước và bà con Việt kiều.

Có lẽ với người bình dân Sài Gòn, ngày nào còn trái gió trở trời và môi trường sống còn vấn nạn ô nhiễm trầm trọng thì mỗi khi thân xác khó ở, ể mình, họ lại nhớ và cần đến cạo gió, giác hơi.


 http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=214856&zoneid=310

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 28/9/2015



 1/ Tin Hoa Kỳ: Ðức giáo hoàng Phanxicô kết thúc chuyến thăm Mỹ

Ðức giáo hoàng Phanxicô sẽ kết thúc tuần lễ đi thăm nước Mỹ trong ngày hôm nay, Chủ nhật, bằng một thánh lễ tại thành phố Philadelphia, mà theo trông đợi sẽ có hai triệu người tham dự.
Di dân và đối xử nhân đạo với di dân là chủ đề trong các phát biểu của Ðức giáo hoàng kể từ khi ngài đến Mỹ cách đây một tuần.


2/ Tin Việt Nam: Không được phép cao hơn lăng Ba Đình

Thành phố Hà Nội ngày 28/9 đã tiến hành kiểm tra một dự án trung tâm thương mại, văn phòng bị cho là “cao hơn” lăng HCM. Công trình số 8B Lê Trực đang được xây, có tổng chiều cao 60 mét trong khi lăng của lãnh tụ cộng sản Việt Nam cao 21.6 mét.
Có ý kiến nói các công trình ở khu vực Ba Đình, Hà Nội, không được phép cao hơn lănh HCM. Theo VietnamNet, dự án này được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký quyết định phê duyệt năm 2013.

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Bộ sưu tập vỏ lon bia có giá triệu đô

          Jeff Lebo hiện có bộ sưu tập vỏ lon bia được định giá 1,6 triệu đô la

Jeff Lebo bắt đầu sưu tầm lon bia từ khi ông còn chưa đến tuổi được uống đồ có cồn. Nhưng chuyện đó không ngăn cản Lebo cùng đám bạn hàng xóm đi nhặt vỏ lon ngoài phố.

Theo thời gian, sự hấp dẫn kỳ lạ của các lon bia đầy màu sắc đã trở thành thú chơi cả đời của ông.
"Tôi đã rất ngạc nhiên vì có quá nhiều nhãn hiệu khác nhau và cứ băn khoăn không hiểu là có bao nhiêu loại lon bia trên toàn thế giới,” ông nói trong một email.

Lebo sống tại Pennsylvania và hiện đang quản lý một công ty thiết kế, thi công cảnh quan sân vườn. Ông nói ông có bộ sưu tập lon bia lớn nhất thế giới.

Ông có tới 87.000 chiếc lon các kiểu kích cỡ khác nhau thu thập từ khắp nơi trên thế giới, có một số chiếc từ năm 1935. Ông từng phải trả tới 3.500 đô la để có được một chiếc lon, và bộ sưu tập của ông hiện nay được định giá 1,6 triệu đô la.

Chẳng có nơi nào mà ông không đặt chân tới để tìm kiếm những chiếc lon quý hiếm.

Để săn lùng các loại lon bia Anh cũ – là loại ông yêu thích – Lebo từng dành cả tháng ở Anh để tìm bằng được những chiếc lon bia hiếm sản xuất trong thời gian từ 1936 đến giữa thập niên 1960.

"Trong thời Thế chiến II, hầu hết các lon bia của Anh đã được nấu chảy làm nguyên vật liệu phục vụ chiến tranh, khiến chúng ngày nay trở nên rất hiếm hoi," Lebo nói. Thậm chí ông còn tìm cách mò vỏ lon bia tại những hồ sâu ở Scotland trong mùa đông lạnh ghê người.

"Do ở đáy hồ thiếu ánh sáng và oxy, các lon bia vẫn được bảo quản rất tốt so với tuổi của chúng," ông nói. "Vì vậy, tôi quyết định thuê thiết bị lặn và tìm kiếm ở hồ Lomond... Lúc đó là tháng Một, vì vậy nước lạnh như băng."
 
Vỏ lon bia có hình chóp nón ở phía trên này được cho là vào hàng cổ nhất thế giới
Không kiếm được vỏ lon nào trong chuyến đó, nhưng điều đó không làm cho Lebo bớt đam mê. Nhiều tuần sau đó, ông đã dọc ngang nước Anh để thăm các hội chợ và ghé hơn 200 cửa hàng đồ cổ.

"Sau toàn bộ một tháng săn lùng trên khắp Anh, Scotland và xứ Wales, cuối cùng, tôi đành ra đi mà không có thêm một chiếc lon nào cho bộ sưu tập," Lebo nói. "Tuy chuyện đó là cực kỳ đáng thất vọng, nhưng nó lại làm tôi nhận thức được rằng rất nhiều vỏ lon bia Anh trong bộ sưu tầm của tôi thật sự là quý hiếm."

Sự quyến rũ

Thời hoàng kim của thú sưu tầm lon bia lon là khoảng từ cuối những năm 1970 đến đầu thập niên 1980, Lebo nói. Tuy nhiên, ngày nay thú chơi này lại được phục hưng với việc dễ dàng kết nối với những người chung sở thích qua mạng internet và xu hướng tự làm bia tại nhà đang gia tăng.

"Có rất nhiều người mới sưu tầm tham gia vào cộng đồng thông qua văn hoá tự làm bia này,” theo Lebo.

Mặc dù phần lớn các nhà sưu tập là những ông đứng tuổi sống ở Bắc Mỹ và Châu Âu, cũng có những nhà sưu tập ở các nơi khác trên toàn thế giới, trong đó có một số là các bà.
 
Jeff Lebo từng đi rất nhiều nơi trên thế giới chỉ để săn tìm những loại vỏ lon quý hiếm
Nick West, trợ lý giám đốc marketing của tập đoàn tài chính Lloyds Banking Group ở Anh, bắt đầu sưu tầm lon vào năm 1975, khi ông mới 16 tuổi. Kể từ đó, ông đã phải liên tục chuyển nhà để có chỗ chứa cho bộ sưu tập cứ ngày càng to ra của mình. Giờ thì ông đang ở một ngôi nhà thời Victoria với năm phòng ngủ tại một thị trấn nhỏ gần Bristol, nơi bộ sưu tập 7.500 lon được bày biện kín trên các kệ giá thửa riêng trong hai phòng ngủ.

"Tôi có những bất đồng lớn [với vợ] khi cứ bỏ ra những khoản tiền lớn để mua vỏ lon bia," West nói trong một cuộc phỏng vấn qua email.

Đối với ông, sự quyến rũ các lon bia mang tính bản năng.

"Tôi thích các kiểu dáng đa dạng và cảm giác được cầm một chiếc lon trong tay,” ông nói. "Nhìn hình ảnh trên những chiếc lon cũ hiếm, tôi cảm thấy hồi hộp và xúc động như một ai đó thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, kiến trúc hay thậm chí hình ảnh của một cô gái xinh đẹp."

West đã chi khoảng 30.000 bảng Anh (46.000 đô la Mỹ) cho bộ sưu tập. Chiếc lon đắt nhất có giá tới 1.240 bảng (1.900 đô la Mỹ), là chiếc lon bia pale ale, thứ bia làm từ mạch lên men ở vùng Felinfoel, có phần trên hình chóp nón, cũng là loại lon bia đầu tiên của Anh.

Nhiều người sưu tầm lon không phải để kiếm tiền.

"Bộ sưu tập không phải là một khoản đầu tư," André Marques từ Brazil, người sở hữu 4.000 lon bia cho biết. "Nó đáng giá vì nó gợi lại những khoảnh khắc đáng nhớ, gợi nhớ về bạn bè từ khắp nơi trên thế giới, và cảm giác hồi hộp khi chờ đợi một chiếc lon đến từ một nước xa xôi nào đó."
Ông thu thập các lon Brazil, và lon OCOC, viết tắt của "mỗi chiếc từ một nước" theo cách nói của nhà sưu tập.
 
Adre Marques người Brazil muốn trong bộ sưu tập của mình phải có đủ chí ít là mỗi quốc gia có một vỏ lon đại diện

Những lon bia được săn lùng nhất

Lon bia được ưa thích và có giá trị thường là những loại cổ, được coi như một tác phẩm nghệ thuật như các lon 'Lager Lovelies' có in hình những phụ nữ xinh đẹp, được sản xuất bởi hãng Tennent's Lager của Scotland.

"Các lon cũ hơn còn đang được săn lùng và có thể có giá rất cao," West nói. "Các lon đầu tiên là loại có nắp hình nón. Những chiếc lon này có từ năm 1936 đến giữa những năm 1950. "

Nếu một lon lại có vòi hoặc cần tới đồ mở hộp mới khui ra được, thì nó sẽ có giá hơn, Lebo nói. Nhưng nếu nó là loại có khoen mở hiện đại, như kiểu nắp giật hoặc nắp ấn xuống, thì nó sẽ không đáng mấy.

"Nếu một lon được làm bằng nhôm nhẹ, thì có lẽ nó quá mới nên ít giá trị, nhưng nếu nó rất nặng thì thường sẽ đáng giá," ông nói thêm.

Giống như bất kỳ đồ sưu tập nào, đồ càng hiếm thì càng có giá.

Marques cho biết mình có một trong các lon bia Brazil hiếm nhất trên thế giới. Đó là một lon bia Alterosa mà ông đã có được sau khi mặc cả với cựu giám đốc điều hành của nhà máy bia, người giữ một lon mẫu trong hơn 30 năm sau khi loại này ngừng sản xuất.

Marques không tiết lộ giá cả nhưng thừa nhận là ông đã phải trả "hơn rất nhiều so thông thường".
Câu lạc bộ những nhà sưu tập bia Hoa kỳ (BCCA) xuất bản ấn phẩm Các lon bia ở Mỹ, gồm hai tập, là hướng dẫn hữu ích cho các nhà sưu tập có thể định giá món đồ mình mua.

Kiếm lon bia ở đâu?

"Ebay luôn có rất nhiều các loại lon rao bán," Kevin Kious, quản lý văn phòng BCCA nói. Những người sưu tầm cũng có thể tới các hội chợ địa phương như CANvention, sự kiện thường niên của những nhà sưu tầm lon bia do BCCA tổ chức tại các địa điểm khác nhau của Mỹ.

Lon mới có thể mua với giá khoảng 2 đô la ở các cửa hàng chuyên rượu bia, các siêu thị và quán rượu. Lon cũ và hiếm, có giá từ dưới 100 đô la cho đến hơn 1.000 đô la, thậm chí có cái tới hàng chục ngàn đô la, có ở các trung tâm bán đấu giá như Preferred Auction Company ở Canada, Bonhams ở Anh, hoặc ở các triển lãm đồ sưu tập, chẳng hạn như sự kiện do Hiệp hội Sưu tầm Lon bia Úc (ABCCA) tổ chức.

Cũng có thể tìm qua các tay buôn như Stell Canvas ở Mỹ. Các tạp chí như Tuần báo Người Sưu Tầm cũng là nguồn tốt để tìm hiểu thông tin, tạo cảm hứng và xem cẩm nang hướng dẫn.
 
Các vỏ lon có giá trị nghệ thuật có thể được săn lùng với giá cao ngất ngưởng

Cách bảo quản

Lon bia bị gỉ, móp, mờ sẽ không có giá trị như lon nguyên vẹn, còn đẹp.

"Đừng để chúng bị ẩm ướt, bởi như thế sẽ bị rỉ sét, đừng để chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, bởi ánh sáng sẽ làm phai màu," West nói. "Tốt nhất là cất trong phòng tối, khô ráo với nhiệt độ ổn định.”

Chớ giữ lon với nguyên bia ở trong. "Bia sẽ làm lon bị thủng, rỉ sét và trọng lượng nặng thêm không tốt cho kệ bày vỏ lon," Kious nói trong một email. "Không nên hút thuốc trong phòng để lon, nếu không vỏ lon sẽ bị ám vết nicotine."

Một số nhà sưu tập tráng sáp để lon tránh bị gỉ và bọc màng plastics để bảo vệ. “Nếu bạn có những chiếc lon có giá trị, cũng nên dùng máy hút ẩm để bảo quản,” Kious nói.

Điểm quan trọng

Kious nói việc sưu tầm chủ yếu là do đam mê, nhưng cũng có cơ hội bộ sưu tập sẽ tăng giá.

"Tình trạng nguyên bản, độ hiếm, hình ảnh đẹp sẽ chính là yếu tố quan trọng để một chiếc lon được săn lùng," ông nói.

Lebo đã kiếm lời được từ bộ sưu tập của mình. Gần đây, ông kiếm được khoảng 200.000 đô la Mỹ bằng cách bán lon bia cũ cho một số bạn sưu tập. Nguồn vốn sẽ được dùng cho việc xây dựng một khu nghỉ mát sinh thái ở Trung Mỹ.

"Tôi bán một số lon bia cũ để đầu tư vào một khu du lịch biển ở Uvita, Costa Rica," ông nói.


 http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2015/09/150926_beer-no-but-ill-take-the-can_vert_cap

Vũ Thành An và những câu chuyện của 10 bài Không Tên

Nhạc sĩ Vũ Thành An
Nhạc sĩ Vũ Thành An 
 
 

Sau 40 năm kể từ năm 1975, người yêu nhạc Việt Nam đã phải chia tay với rất nhiều những ca khúc một thời làm say mê trái tim của họ. Trong đó, có những bài Không Tên và những bản nhạc nổi tiếng khác của nhạc sĩ Vũ Thành An.

Thế rồi Tháng Bảy vừa qua, sau một thời gian khá dài, người yêu nhạc của ông đã có thể ngồi lắng nghe trực tiếp những ca khúc mình yêu thích trong một không gian thật, khi Cục Nghệ Thuật Biểu diễn cấp phép cho phổ biến 10 bài Không Tên và một số tác phẩm khác của ông như: Em đến thăm anh đêm 30, Đêm say, Đời đá vàng...

Viết lên cuộc đời mình bằng những bản nhạc Không Tên

Chắc chắn, người hạnh phúc nhất, chính là tác giả. Hãy nghe Vũ Thành An bày tỏ niềm vui của mình và kể lại kỷ niệm của những bài Không Tên trong cuộc trò chuyện cùng Cát Linh:

“Trong thời gian vừa qua, tôi rất hân hạnh được biết rằng những bài hát của mình được các bạn trẻ bên đấy yêu mến, thì mình vui chứ. Mình vui vì những gì mình làm mấy chục năm mà bây giờ các bạn trẻ sau này còn yêu thích nó. Là một người sáng tác thì tôi rất vui và hân hạnh có thêm số bạn mới. Và biết đâu rằng những bài hát đó đã sống được 50 năm rồi thì tôi hy vọng rằng nó sẽ sống thêm ít lâu nữa trong lòng người mến mộ mình.”

Có ai đó đã ví von rằng, cuộc đời là những chuyến xe, đưa ta đi qua những miền đồng bằng êm ả, hay đồi núi, đèo cao gập ghềnh. Còn Vũ Thành An, thì ông viết lên cuộc đời mình bằng những bản nhạc Không Tên. Những bài hát này được ra đời vốn dĩ không theo trình tự thời gian như tên gọi:
“Khi tôi ra tập Những bài Không tên vào năm 1969, 1970 gì đó, vì đó là nhu cầu cần phải ra 1 lúc 10 bài nên tôi sắp xếp lại những bài hát cũ tôi đã có, những bài nổi, bài chưa nổi tôi sắp xếp lại thành tập nhạc Mười bài Không tên.”

Tuy là ‘không tên’ nhưng hầu như mỗi một bài hát đều “ghi tên” với 1 cuộc tình. Những cuộc tình mà giờ đây, sau bao nhiêu năm nhìn lại, ông nhìn nhận là nhờ những cuộc tình không trọn vẹn, nhờ cuộc sống gia đình không yên vui cho nên ông mới sáng tác được những Tình Ca cho đời thưởng thức.

Vũ Thành An tham gia các hoạt động văn nghệ và sáng tác từ năm 1960, khi còn là chàng học sinh lớp Đệ nhị trường Nguyễn Trãi. Bài Không tên số 2 và số 8 đã ra đời trong khoảng thời gian này.

“Lòng người như lá úa, trong cơn mưa chiều
Nhiều cơn gió cuốn, xoay xoay trong hồn
Và cơn đau này vẫn còn đấy

Chiều về không buông nắng, cho mây âm thầm
Một mình trong chiều vắng, nhớ đôi môi mềm
Ngày nào ân cần trao thân…” (Bài không tên số 2)

Ông cho rằng mình là người không có duyên với thi cử, có lẽ giống như Tú Xương ngày xưa. Ngược lại, gia tài âm nhạc của ông thì cho thấy khả năng sáng tác trong con người ông là thiên phú.

Với tâm hồn lãng mạn và sự nhạy cảm của người nghệ sĩ, những cuộc tình đến trong đời ông, cho dù là những rung động thoáng qua hoặc đó là tình yêu ngắn ngủi không thành nhưng đều thường để lại trong ông sự khắc khoải, theo thời gian dài mới nguôi ngoai.

“Tình vui theo gió mây trôi
Ý sầu mưa xuống đời
Lệ rơi lấp mấy tuổi tôi
Mấy tuổi xa người
Ngày thần tiên em bước lên ngôi
Đã nghe son vàng tả tơi
Trầm mình trong hương đốt hơi bay
Mong tìm ra phút sum vầy…” (Tình khúc thứ nhất)

Một ca khúc để kỷ niệm cuộc gặp gỡ

Vào cuối năm đó, 1964, bài Tình khúc thứ nhất, nhạc của Vũ Thành An, lời của nhà thơ Nguyễn Đình Toàn được chính nhà thơ hát lần đầu tiên trên Đài Phát thanh Sài Gòn và được sự tán thưởng nồng nhiệt của thính giả bấy giờ.

VTA-3_resize-400.jpg
Nhạc sĩ Vũ Thành An. Courtesy photo.
 
Ca khúc được ông sáng tác theo lời yêu cầu của một người mà giờ đây ông xin được tạm gọi là người bạn thân. Người con gái này biết ông có khả năng sáng tác nên muốn ông viết một ca khúc để kỷ niệm cuộc gặp gỡ của hai người:

“Một buổi khi tôi đi chơi từ Vũng Tàu về, buổi chiều ngồi trên xe đò về tôi nhìn thấy nắng chiều rất đẹp. Tự nhiên melody của Tình khúc thứ nhất nổi lên trong đầu. Tôi về đã viết melody đó xuống và lời đầu tiên là ‘Bài ca anh hứa cho em bấy lâu nay vẫn còn dang dở’. Hồi đó tôi làm việc tại đài phát thanh, có quen nhà thơ Nguyễn Đình Toàn, tôi có khoe melody đó với anh Toàn. Đương nhiên những lời ngu ngơ của tôi thì không hay. Anh có nói là để anh phổ thơ vào.”

Tình khúc thứ nhất là bài hát được ra đời trong lúc trái tim của chàng nhạc sĩ Vũ Thành An đang say nồng với cuộc tình vui và êm đềm như áng mây trôi. Thế rồi bỗng dưng “thần tiên gãy cánh đêm xuân. Bước lạc sa xuống trần. Thành tình nhân đứng giữa trời không. Khóc mộng thiên đường”.

Nhớ em nhiều nhưng chẳng nói
Nói ra nhiều cũng vậy thôi
Ôi đớn đau đã nhiều rồi
Một lời thêm càng buồn thêm
Còn hứa gì?...” (bài Không tên cuối cùng)

“Bài Không tên cuối cùng” không có nghĩa là bài hát được sáng tác cuối cùng trong tập nhạc. Mà đó là nốt lặng cuối cùng trong khung nhạc ông dành cho cuộc tình của mình, cho một kỷ niệm khôn nguôi đến nhiều năm sau. Cho đến năm 1991, khi đến trại tỵ nạn Batawan ở Phi Luật Tân, niềm đau nguôi ngoai, ông viết lời nhạc thứ hai dành riêng cho người một thưở:

“Năm 1965 mình đặt câu hỏi cho sự chọn lựa của người bạn của mình, ‘Con đường em đi đó, đúng hay sao em?’. Có thể là đúng mà cũng có thể là không đúng. Đến 25 năm sau khi mà tôi viết lại, viết thêm 1 lời nữa, tức là 1991 thì tôi viết lại là ‘Con đường em đi đó, đúng đấy em ơi.’ Quả thật là như vậy, bởi vì cô đã chọn lựa đúng. Trong suốt hai mươi mấy năm, trong khi tôi phải ở tù 10 năm thì cô sống tự do trong thế giới tự do. Nhìn về khía cạnh đó thì cô ấy đã đúng. Nếu cô ấy chọn lựa mình thì đương nhiên cô ấy sẽ ở trong sự đau khổ. Lúc đó cô ấy chọn con đường đó là rất đúng vì con đường đó đã đưa cô đi đến tương lai hạnh phúc và bình yên.” 

Người ta đến với nhạc của Vũ Thành An không chỉ vì những ca từ da diết chuyên chở tình yêu nồng nàn nhưng không có kết thúc viên mãn, mà còn vì những câu hát mang hình ảnh triết lý trong cuộc sống như “Triệu người quen có mấy người thân. Khi lìa trần có mấy người đưa”

Hay đó là sự thấu hiểu cái mất và cái có được trong cuộc đời:

“…Có một lần mất mát mới thương người đơn độc
Có oằn mình đớn đau mới hiểu được tình yêu
Qua dầm dề mưa tuyết mới vui ngày nắng về
Có một đời khóc than mới hiểu đời đá vàng...” (Đời đá vàng)

Năm 31 tuổi, ông loay hoay trong lần mò và leo mãi vẫn không qua được vách sầu. Cho đến 19 năm sau, khi đặt chân đến xứ người, thì ông mới nhận ra rằng để thấu hiểu được Đời đá vàng phải cần đến cả một đời khóc than. Ca khúc Đời đá vàng, còn được ông gọi là Bài Không tên số 40.
Vẫn còn nhiều lắm những câu chuyện chưa được kể phía sau mười bài Không tên ấy. Nhưng mỗi một người khi nghe tình khúc của ông, sẽ có riêng một câu chuyện cho mình, một câu chuyện không tên trong muôn vàn câu chuyện trong đời.


 http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/vu-thanh-an-n-stories-of-10-unamed-song-cl-09272015085424.html

Bóng đen lọt vào Nhà Trắng

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cả thế giới chăm chú theo dõi cuộc gặp mặt thượng đỉnh Mỹ-Trung Quốc. Tổng Thống Barack Obama đón Tổng Bí thư Tập Cận Bình đến thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên trên cương vị nguyên thủ quốc gia.

Quan hệ giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới đang ở trong tình trạng bình thường, nhưng lại có vài vấn đề căng thẳng. Điều nổi bật nhất là vị thế của Trung Quốc đang ở vào thế có nhiều mặt sa sút, khó khăn.

Nền kinh tế tài chính đang trong cơn khủng hoảng; chứng khoán tụt dốc, ngành xây dựng đình đốn, Nhân dân tệ giảm giá trị tệ hại. Chính trị nội bộ rối rắm qua các chiến dịch chống tham nhũng, thực tế là đấu tranh rất gắt gao vì lợi ích phe cánh, cuộc "diệt ruồi đả hổ săn cáo" tiến lui đều khó. Về ngoại giao và quân sự, ý đồ lộ liễu độc chiếm Biển Đông vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và nhiều nước Đông Nam Á như Philippines, Malaysia, Indonesia và của nhân dân Việt Nam, vấp phải sự răn đe thẳng thắn của Hoa Kỳ với cuộc chuyển trục quân sự sang vùng châu Á -Thái Bình Dương.

Ðừng nghe những gì Tập Cận Bình nói


Ngô Nhân Dụng
Ðọc câu tựa đề trên đây, quý vị biết ngay còn một vế thứ hai: Mà hãy nhìn kỹ những gì Tập Cận Bình làm. Trước khi sang thăm Mỹ chuyến này, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã viết bài trả lời nhật báo Wall Street Journal, trong đó có một đoạn giải thích tại sao Trung Cộng xây phi trường trên các hòn đảo nhân tạo vùng Trường Sa, mà người Tàu gọi là Nam Sa. Ngay câu đầu tiên Tập Cận Bình viết trả lời bài phỏng vấn đã nói một điều gian dối trắng trợn: “Từ thời xưa Nam Sa đã thuộc địa phận Trung Quốc; theo các bằng chứng lịch sử và luật pháp.”

Nếu chính quyền Cộng Sản Việt Nam có can đảm và thực lòng yêu nước, họ phải bắt lấy lời khẳng định này mà thách đố đảng Cộng Sản Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế, hai bên cùng đưa ra những bằng chứng lịch sử và pháp lý, mời các luật gia và sử gia thế giới cùng phán đoán xem Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quốc gia nào. Bằng chứng pháp lý gần nhất là hiệp định chấm dứt cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, khi Nhật Bản chấp nhận từ bỏ chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nga Xô đề nghị trao các quần đảo này cho chính phủ Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch, đề nghị này đã bị bác bỏ với tỷ số 46/3. Thủ tướng chính phủ Quốc gia Việt Nam lúc đó là ông Trần Văn Hữu đã tuyên bố các quần đảo trên thuộc chủ quyền nước Việt Nam, và không một quốc gia nào phản đối. Bằng chứng lịch sử hiển nhiên nhất là hai lần quân đội Trung Cộng đã tấn công và đánh chiếm Hoàng Sa (năm 1974) và đảo Gạc Ma (Trường Sa, năm 1988).

Chính quyền Cộng Sản Việt Nam có bổn phận trưng ra khắp thế giới những sự thật trên đây, để cho thế giới thấy Tập Cận Bình nói những lời dối trá không biết ngượng.

Trong bài phỏng vấn của Wall Street Journal, Tập Cận Bình còn nói rằng: “Việc xây dựng và tu bổ những tiện nghi trên một số đảo và đá san hô có đóng quân trong quần đảo Nam Sa không nhằm gây ảnh hưởng hoặc nhắm vào một quốc gia nào cả,... Các cơ sở này dựng lên để cải thiện điều kiện sống và làm việc của các nhân viên hàng hải người Trung Hoa, cung cấp các dịch vụ và tiện ích công cộng cho cộng đồng quốc tế, và bảo vệ an ninh cùng quyền tự do hải hành trong biển Nam Trung Hoa tốt đẹp hơn.” Tất nhiên, cả thế giới không ai tin những lời ngụy biện mơ hồ này. Những phi trường, pháo đài, căn cứ quân sự mà Trung Cộng mới xây dựng không hề bảo vệ mà còn “đe dọa an ninh và quyền tự do hải hành.” Bằng cớ là quân lính Trung Cộng đã đe dọa các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam từ hai chục năm nay, trước khi xây các căn cứ đó.

Cả thế giới không ai ngây thơ tin vào những lời gian trá mà Tập Cận Bình mới nói. Cũng không ai tin khi Tập Cận Bình cam kết trước các doanh nhân Mỹ, để mời các công ty sang hoạt động ở Trung Quốc nhiều hơn. Một mối lo của các công ty sống nhờ phát minh, sáng chế là các sáng kiến kỹ thuật của họ bị ăn cắp. Tập Cận Bình đã bảo đảm với họ: “Chính phủ Trung Quốc không làm công việc ăn trộm trong thương mại, cũng không khuyến khích hoặc hỗ trợ ai làm việc đó.” Có ai tin vào lời hứa hẹn “không ăn cắp” của Tập Cận Bình hay không?

Năm ngoái, chính phủ Mỹ đã truy tố năm công dân Trung Cộng về tội “ăn cắp bằng kỹ thuật tin học” (hacking) ít nhất ba cơ sở thương mại ở Mỹ: Công ty Westinghouse Electric, công ty khai mỏ Alcoa, và cả một tổ chức lao động: Công đoàn Quốc tế Công nhân Dịch vụ. Cơ quan Ðiều tra Liên bang (FBI) đã thiết lập một mạng chuyên thông tin và nạn gián điệp kinh tế, trong đó Trung Quốc là trọng tâm. Người Tàu sử dụng nhiều kỹ thuật ăn cắp: Ðiều tra về nhân viên các công ty Mỹ, xem có thể mua chuộc hay dọa nạt ai, dùng các mạng giao tế LinkedIn hay Facebook trong công việc điều tra và tuyển mộ này, và chụp hình bên trong các cơ sở thương mại không được bảo vệ.

Ngay lúc Tập Cận Bình mới đặt chân trên đất Mỹ được hai ngày, ngày 24 tháng 9, 2015, nhật báo Wall Street Journal loan tin một bản báo cáo mới đã công bố đích danh một tin tặc, mang tên Ge Xing (có thể là Cá Tính, một biệt hiệu vô nghĩa). Báo cáo này do các công ty làm việc cho Bộ Quốc Phòng Mỹ về an ninh tin học soạn (dưới tên gọi chung, ThreatConnect and Defense Group). Ðiều đặc biệt là bản báo cáo có các khám phá mới, cho biết tay ăn trộm tin học Ge Xing làm việc cho Ðơn vị 78020 thuộc ngành tình báo quân đội Trung Quốc. Hoạt động tin tặc của Ðơn vị 78020 mang một mật danh là Naikon, nhắm vào các nước vùng Ðông Nam Á như Cambodia, Indonesia, Malaysia, the Philippines, Thailand và Singapore. Naikon đã đột nhập các máy computer và mạng lưới tin học để thu lượm các tin tức quân sự, ngoại giao, kinh tế, tại các nước trên. Bản báo cáo không nhắc đến tên Việt Nam như một mục tiêu tấn công của Naikon, có thể vì ở Việt Nam quân đội Trung Cộng có những phương pháp rẻ tiền hơn, không cần đến kỹ thuật tin tặc.

Ngày Thứ Sáu, 25 tháng 9, hai ông Obama và Tập Cận Bình đều lên tiếng hai nước cam kết không dùng tin tặc tấn công và ăn cắp lẫn nhau, nhưng không ai có thể tin lời ông Tập Cận Bình. Ở nước Mỹ, theo pháp luật, ông Obama không thể ra lệnh cho các công ty tư nhân, từ lớn đến nhỏ. Nhưng ở nước Tàu, Tập Cận Bình có quyền ra lệnh cho tất cả một tỷ người, không những nhân viên chính phủ và quân đội mà còn tất cả các công ty tư nhân nữa. Chủ tịch một công ty tư nhân, Shuanghui (Song Hội) với số bán thịt heo hàng chục tỷ Mỹ kim mỗi năm, thú nhận rằng “Bộ Chính Trị là hội đồng quản trị tối cao” của tất cả các công ty!

Trong số các nhà kinh doanh gặp ông Tập Cận Bình ở Seattle có các người lãnh đạo các công ty nổi tiếng đã từng bị tin tặc Trung Cộng ăn trộm, gồm có Boeing, Microsoft, General Motors hay Apple.
Năm ngoái, công ty Boeing biết họ là một nạn nhân khi Bộ Tư Pháp Mỹ loan báo đã bắt một người Trung Hoa tên là Stephen Su, làm việc ở Canada, đã ăn trộm các tài liệu về thiết kế máy bay C-17 để chuyển cho chính phủ Trung Cộng. Stephen Su cũng ăn trộm các dữ liệu từ công ty quốc phòng Mỹ Lockheed Martin. Năm nay, Bill Gates đã tiếp ông bà Tập Cận Bình trong biệt thự của mình, cũng như năm 2006 đã tiếp Hồ Cẩm Ðào; mặc dù các tin tặc của chính phủ Bắc Kinh đã nhiều lần tìm cách đột nhập mạng phòng thủ của Microsoft. Tháng 5 năm nay, Bộ Tư Pháp Mỹ cũng truy tố sáu công dân Trung Cộng ăn cắp các tài liệu về sáng chế máy iPhone của Apple. Xa hơn, năm 2012, hai kỹ sư gốc Hoa làm cho của hãng General Motors bị bắt vì ăn trộm các kỹ thuật làm xe hơi hybrid vừa chạy điện vừa chạy xăng để bán cho công ty xe hơi Chery bên Tàu. Các công ty đã từng bị tin tặc Trung Cộng ăn trộm phải kể thêm Google, DuPont, Dow Chemical, Goldman Sachs.

Trung Cộng là chính quyền làm công việc ăn cắp tin học với quy mô lớn nhất thế giới; nhưng các công ty Mỹ vẫn tiếp tục làm ăn với họ, vì mối lợi rất lớn. Việc đề phòng, bảo vệ các bí mật thương mại, kinh tế, kỹ thuật là việc họ phải làm thường xuyên, dù có khách hàng Trung Cộng hay không. Chính phủ Mỹ cũng có bổn phận bảo vệ an ninh cho các công ty Mỹ, với bất cứ nước thù hay bạn nào. Tính chung, các công ty trong danh sách S&P 500 mỗi năm thu được 170 tỷ Mỹ kim trong thị trường Trung Quốc.

Các công ty như Qualcomm, Intel (tin học), Yum Brands (quán ăn) Wynn Resorts (du lịch, sòng bài) thu lợi ở Trung Quốc nhiều hơn tất cả các nơi khác. Hãng thông tin kinh tế Bloomberg cho biết trong chuyến thăm Mỹ lần này của Tập Cận Bình, các hãng hàng không Trung Quốc sẽ mua tổng cộng 38 tỷ Mỹ kim các máy bay của Boeing. Với những mối hàng như vậy, Boeing đã nhắm mắt bỏ qua những vụ trộm cắp vặt, như kỹ thuật làm chiếc máy bay C-17!

Ðầu năm 2015 vụ ăn trộm nổi tiếng nhất được tiết lộ nhắm vào là nhân viên làm việc cho chính phủ Mỹ, với 21 triệu hồ sơ cá nhân bị mất cắp. Mỹ đã tố giác bàn tay Cộng Sản Trung Hoa trong vụ ăn cắp này. Lúc đầu Bắc Kinh nhất định chối cãi, như họ vẫn thường làm. Nhưng trước những lời đe dọa trừng phạt kinh tế, và để xoa dịu tình thế trước khi Tập Cận Bình công du, họ đã chịu nhượng bộ và ngồi xuống thảo luận. Chính quyền Mỹ đợi sau chuyến viếng thăm của Tập Cận Bình, sau những lời tuyên bố long trọng “không ăn cắp lẫn nhau” của hai nguyên thủ quốc gia, sẽ đưa ra các điều kiện cụ thể hơn vào nghị trình. Tòa Bạch Ốc có thể chính thức đưa ra trước những biện pháp có thể thi hành để trừng phạt kinh tế, nếu Bắc Kinh không cam kết làm theo các biện pháp an ninh chung.

Ðối với những tay nói dối không biết ngượng và ăn cắp chuyên nghiệp, phải bày tỏ thái độ cương quyết, không nhượng bộ. Ðó là cách chính quyền Obama đối phó với nạn tin do Trung Cộng chủ mưu. Trước các lời dối trá về Trường Sa và Hoàng Sa, Cộng Sản Việt Nam phải chọn thái độ cương quyết như vậy, nếu không sẽ chịu tội trước lịch sử.


 http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=214923&zoneid=7

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 27/9/2015



 1/ Tin Hy Lạp: Thêm di dân vượt biển thiệt mạng

Nhiều người tỵ nạn đã thiệt mạng do thuyền chìm trong lúc vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp hôm 27/09. Toàn bộ 17 nạn nhân được cho là người Syria, trong đó có năm phụ nữ và năm trẻ em, truyền thông địa phương đưa tin. 20 người khác trên boong tàu và mặc áo phao đã sống sót.
Khoảng 300.000 người tỵ nạn và di dân đã tới Hy Lạp trong năm nay, đa số muốn tới các nước khác trong khối liên minh châu Âu.


2/ Tin Liên Hiệp Quốc: Đề nghị mở cửa Hội đồng Bảo an cho Đức, Nhật, Ấn và Brazil

Hôm qua 26/09/2015, phái đoàn Đức tại New York gửi một thông điệp kêu gọi Hội đồng Bảo an cải cách triệt để. Nội dung đặc biệt được chú ý trong thông điệp nói trên là định chế Liên Hiệp Quốc cần được mở rộng cho nhiều cường quốc tham gia, với tư cách thành viên thường trực.
Trong thông điệp này, Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi cải cách Hội đồng Bảo an của Liên Hiệp Quốc, để định chế này “phản ánh được đầy đủ hơn thực tế quyền lực trên thế giới” và khẳng định đây là một đòi hỏi “cấp thiết”. Hiện tại, Hội đồng Bảo an gồm 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết, cùng 10 thành viên không thường trực.


3/ Tin Trung Cộng: Chủ tịch Tập hứa đóng góp 2 tỉ đô la giúp phát triển các nước nghèo

Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình hứa đóng góp 2 tỉ đô la vào quỹ trợ giúp toàn cầu để giúp phát triển các nước nghèo.
Trong bài diễn văn đọc hôm thứ Bảy tại Hội nghị Thượng đỉnh Phát triển Bền vững ở Liên Hiệp Quốc, ông Tập nói ông hy vọng phần đóng góp của Trung Cộng vào quỹ trợ giúp toàn cầu sẽ lên đến 12 tỉ đô la vào năm 2030.

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Mỹ, Trung Quốc đồng ý hợp tác chống tham nhũng

Tổng thống Obama bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp báo tại Phòng Bầu dục của Toà Bạch Ốc ở Washington, 25/9/2015.
Tổng thống Obama bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp báo tại Phòng Bầu dục của Toà Bạch Ốc ở Washington, 25/9/2015.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay cho biết Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý tăng cường hợp tác để chống tham nhũng, rửa tiền và tài trợ khủng bố.

Một ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình hội đàm tại Washington, Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đưa ra một thông cáo cho biết hai nước đã tìm được mẫu số chung cho một loạt vấn đề.

Thông cáo này nói “Đôi bên đồng ý tăng cường sự hợp tác thực tế trong việc phòng chống tham nhũng, phát giác những công quỹ bị biển thủ, trao đổi bằng chứng, chống lại nạn hối lộ xuyên quốc gia, dẫn độ những người bị truy nã và những người di dân bất hợp pháp, bài trừ ma tuý và chống khủng bố.”

Mất cảnh giác


Một người bạn của tôi, từ Hà Nội sang, kể tôi nghe chuyện này: Cách đây mấy năm, Bộ Công an Việt Nam xây dựng trụ sở mới ở đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội. Trụ sở rất đồ sộ và lộng lẫy do một nhà thầu Trung Quốc thiết kế và xây dựng. Đến lúc xây xong, người ta mới sực nhớ một chuyện: Có thể Trung Quốc cho gắn các thiết bị do thám trong toà nhà để ghi âm tất cả các cuộc đối thoại trong đó. Thế là người ta sợ. Nhưng không có cách gì lật tung cả toà nhà ra để tìm các thiết bị do thám ấy. Mà tìm chưa chắc đã thấy. Cuối cùng, người ta chọn giải pháp: cho các nhân viên cấp trung và cấp thấp vào làm việc trong trụ sở mới, còn giàn lãnh đạo cao cấp thì vẫn ở lại trụ sở cũ.

Nghe câu chuyện ấy, tôi không thể không thắc mắc: Tại sao một việc đơn giản như vậy mà người ta không thể đoán trước được? Bạn tôi cười: “Thế mới nói! Ở Hà Nội, ai cũng đặt ra câu hỏi ấy. Nhưng không ai công khai và chính thức trả lời cả. Có khi câu trả lời rất đơn giản: Bất cẩn!”
Một chuyện nữa cũng làm tôi thắc mắc: Trung Quốc đã khởi sự việc bồi đắp các bãi đá ngầm ở Trường Sa thành đảo nhân tạo ít nhất cũng từ một hai năm trước, vậy tại sao bộ đội Việt Nam đóng trên các hòn đảo gần đấy lại không hay biết gì cả? Thế giới – và cả người Việt nữa – chỉ biết sự kiện ấy vào đầu năm nay khi Mỹ loan tin kèm theo các bức ảnh được chụp từ vệ tinh. Tại sao? Câu trả lời không chừng cũng vì họ không quan tâm, hay nói cách khác, bất cẩn.

Hệ tư tưởng cộng sản lặng lẽ nghỉ hưu tại Trung Quốc

Vũ Thạch


Tại sao ông Tập Cận Bình mê Khổng Tử đến thế? Đó là đề tài đang được tranh luận sôi nổi trong vòng cư dân mạng Trung Quốc và giới quan sát quốc tế.

Cần nói ngay hiện tượng "Cận Bình yêu Khổng Tử" hiện nay khác hẳn với chính sách thời Hồ Cẩm Đào. Đó là xuất cảng các viện Khổng Tử ra khắp thế giới và dùng chúng làm vũ khí "quyền lực mềm" hay các ổ gián điệp trá hình.

Nỗ lực hiện nay của ông Tập nhắm vào chính người dân Trung Quốc và hàng ngũ đảng viên ĐCSTQ:
  • Từ năm ngoái, Bộ Giáo Dục đã ra lệnh cho trẻ em từ bậc tiểu học đến sinh viên đại học phải học môn "văn hóa truyền thống", mà cụ thể bao gồm từ các bài dạy luân lý từ các "sách thánh hiền" đến loại "tứ thư ngũ kinh" mà thư sinh ngày xưa phải học để thi làm quan. Trong giáo trình đó, các lời dạy của Khổng Tử đóng vai trò then chốt.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 26/9/2015


1/ Tin Hoa Kỳ: Đức Giáo Hoàng đến thăm Philadelphia

Đức Giáo Hoàng Francisco hôm nay bắt đầu chặng dừng chân chót trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ tại Philadelphia, nơi nhà lãnh đạo giáo hội Công giáo sẽ cử hành một Thánh lễ tại Đại giáo đường Thánh Phê Rô và Phao Lồ.
Ngày hôm qua tại New York, Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tham dự phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ra sức chiến đấu chống lại nạn biến đổi khí hậu, giảm nghèo và bảo vệ cho người tị nạn.


2/ Tin Hoa Kỳ: Trung Cộng-Mỹ đồng ý không thực hiện hay hỗ trợ hoạt động tin tặc

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý với nhau rằng chính phủ hai nước sẽ không thực hiện hoặc “cố tình” hỗ trợ việc đánh cắp trên mạng những tài sản trí thức hay bí mật thương mại, một vấn đề đã là một nguồn gây căng thẳng trong những năm qua.
Tại cuộc họp báo chung hôm thứ sáu, ông Tập Cận Bình bênh vực cho yêu sách của TC và nói rằng hoạt động xây dựng trên những hòn đảo nhân tạo không nhắm vào bất kỳ quốc gia nào và nhấn mạnh rằng TC “không có ý định theo đuổi mục tiêu quân sự hoá.”

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Ông Robert Funseth - ân nhân của người Việt đến Mỹ theo chương trình HO qua đời


Ông Robert Funseth, ân nhân của những người Việt Nam đến Mỹ theo con đường HO (Humanitarian Operation), tạm dịch là Chương Trình Nhân Đạo vừa qua đời vào 10 giờ 20 phút sáng ngày hôm nay, 25 tháng Chín tại bệnh viện Nothern Virginia Hospital.


Bà Phượng, người có người con trai là con đỡ đầu của ông Robert Funseth và cũng là người thường xuyên liên lạc với ông, cho biết ngay sau khi bà rời bệnh viện:

“Ông bị té từ ngày Labor Day, té trong nhà, không ai biết. Vài ngày sau thân nhân mới biết ra, và cảnh sát đến nhà, mở cửa. Vì hàng xóm không thấy báo picked up trước nhà nên hàng xóm mới gọi con cháu của ông ở xa và họ kêu cảnh sát đến, cảnh sát mở cửa thì mới thấy ông té trong nhà chắc cũng 1,2 ngày rồi.”

Phải chăng lòng yêu nước đã tới hồi mệt mỏi?



Trần Trung Đạo

Như một thói quen, buổi sáng 15 tháng 9, tôi vào mạng CNN, lướt qua một vòng tin nước Mỹ, tin thế giới và dừng lại ở các tin Đông Nam Á. Sáng hôm đó CNN loan tin Trung Cộng đang xây phi đạo thứ ba trong vùng đảo Trường Sa đang tranh chấp. Theo CNN, các hình ảnh do vệ tinh Mỹ chụp được vào ngày 8 tháng 9 cho thấy Trung Cộng đang xây một phi đạo mới dài 3 ngàn mét dọc theo Mischief Reef. Trước đó Trung Cộng đã xây dựng xong hai phi đạo trên Fiery Cross Reef và Subi Reef cũng có chiều dài tương tự.

Greg Poling, Giám Đốc Trung Tâm Quốc Tế Nghiên Cứu Chiến Lược đặt tại Washington DC cho biết nếu quả thật đúng là phi đạo, Trung Cộng sẽ có ba phi đạo để dùng cho bất cứ loại phi cơ chiến đấu nào của Không quân Trung Cộng.

Tập Cận Bình được gì, ngoài đại bác và quốc yến?



 HÀ TƯỜNG CÁT/Người Việt (tổng hợp)


Đặc điểm của mối quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc là vừa hợp tác vừa xung khắc. Dù cho Chủ Tịch Tập Cận Bình luôn luôn nhấn mạnh về ước mong có quan hệ tốt, theo nhận định của New York Times thì  những thách thức gia tăng của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ sẽ là trung tâm để phán đoán về chuyến thăm viếng bảy ngày của ông ta với tư cách quốc khách.


 Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) được chào đón khi đến thăm xưởng chế tạo máy bay Boeing ở Everett, Washington. (Hình: Xinhua/Liu Weibing via Getty Images)

Carrie Gracie, trưởng ban biên tập chuyên về Trung Quốc của BBC nói: “Bạn chờ đợi gì từ hội nghị thượng đỉnh tuần này giữa Tổng Thống Mỹ, ông Obama, và Chủ Tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình? Nếu có trông đợi điều gì thì tôi gợi ý bạn nên hạ thấp mong đợi đó.” Thái độ dè dặt ấy chắc chắn là khôn ngoan và nhiều phần đúng. Bình thường những chuyển biến mới mẻ không bao giờ xuất hiện ngay sau một hội nghị, lời tuyên bố của một chính khách, hay báo cáo chính trị của đảng, nhất là nếu đó là ... đảng Cộng Sản.

“Trung Quốc Mộng” và Chuyến Thăm Hoa Kỳ Của Tập Cận Bình

Phạm Nhật Bình
 
 
Một tuần lễ trước ngày chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đặt chân đến Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tuyên bố trước các nhà ngoại giao nước ngoài tại Bắc Kinh, quần đảo Nam Sa là lãnh thổ của Trung Cộng. Nam Sa đây chính là quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Đây không phải là một sự vô tình mà Bắc Kinh đã chọn đúng thời điểm thích hợp để lặp lại chủ quyền ngụy xưng trên lãnh thổ của một nước khác, khi vấn đề tranh chấp Biển Đông là một trong ba đề tài gai góc phải giải quyết giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng lần này. Hai vấn đề còn lại là kinh tế và sự xâm nhập tấn công ngày càng ráo riết của các hackers Trung Cộng.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 25/9/2015



1/ Tin Hoa Kỳ: Quốc hội Mỹ nồng nhiệt hoan nghênh bài diễn văn của Đức Giáo hoàng



Đó là một bài diễn văn lịch sử mà Đức Giáo hoàng đã đọc trước Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ, ngày hôm qua, 24/09/2015. Đây là lần đầu tiên, một vị Giáo hoàng phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Bài diễn văn kéo dài gần một tiếng.
Tất cả các nghị sĩ đều đứng lên vỗ tay, đón tiếp Đức Giáo hoàng. Đây là điều chưa từng thấy tại Nghị viện Hoa Kỳ. Mở đầu bài phát biểu, Đức Giáo hoàng đã đọc ngay lời quốc ca Hoa Kỳ, gửi lời chào đến đất nước của những con người tự do và tổ quốc của những con người quả cảm.


2/ Tin Việt Nam: Giám đốc sở trẻ tuổi: 'Không bất thường'

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam khẳng định không có chuyện “con ông cháu cha” trong việc bổ nhiệm con trai Bí thư Tỉnh ủy làm giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư.
Ông Trần Xuân Thọ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam, nói với báo Một Thế Giới rằng mọi việc đều đúng quy trình. “Cán bộ chủ chốt của sở KH-ĐT đã đề xuất anh Bảo làm giám đốc sở với sự nhất trí 100%. Việc bỏ phiếu kín ở Đảng ủy sở là 100%. Đưa ra lãnh đạo sở bỏ phiếu kín cũng nhất trí 100%.”


3/ Tin Đức: Volkswagen 'cũng lừa dối ở châu Âu'

Bộ trưởng Giao thông của Đức cho biết Volkswagen thừa nhận cũng đã gian dối khi kiểm tra xe ở châu Âu. Ông Alexander Dobrindt nói không biết có bao nhiêu xe ở châu Âu trong số 11 triệu xe bị ảnh hưởng.
Ông cho biết các hãng sản xuất xe hơi khác cũng sẽ bị kiểm tra. Vụ bê bối bắt đầu lộ ra vào hôm thứ Sáu khi hãng xe hơi khổng lồ của Đức cho biết họ đã sử dụng phần mềm tại Mỹ để cung cấp kết quả kiểm tra khí thải không đúng sự thực.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

'Con ông cháu cha' - các góc nhìn



 Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị Đại hội toàn quốc dự kiến nhóm vào đầu năm 2016.

Để quan hệ gia đình trở thành tác nhân trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự ở các cấp là một hiện tượng 'đáng buồn' và đồng thời là 'buồn cười', trong lúc xã hội có thể cảm thấy bất lực 'bó tay', theo ý kiến của nhà phân tích chính trị - xã hội Việt Nam.

Nhân việc mới đây xuất hiện một số vụ tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo ở một số tỉnh, thành trực thuộc trung ương, kể cả ở một số địa phương, được dư luận cho là các nhân sự 'con ông, cháu cha' ngay trước thềm đại hội Đảng CSVN lần thứ 12, TS Hà Hoàng Hợp, từ Singapore, bình luận:

"Đúng là con thưa cha, cháu thưa ông nơi cửa quan nó buồn cười thật," nghiên cứu viên cao cấp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), nói.

Gia tăng đàn áp tại Việt Nam

Zachary Abuza
 
Nhà cầm quyền bóp nghẹt đối kháng có chọn lọc và khéo léo hơn
Vào ngày 19 tháng 9 Việt Nam thả Tạ Phong Tần, cựu nhân viên công an trở thành blogger, một trong những nhà đối kháng nổi tiếng, và tống xuất bà qua Hoa Kỳ. Đây rõ ràng là một sự nhượng bộ trước chuyến viếng thăm Hà Nội của Tổng Thống Obama vào tháng 11 và cũng qua đó nêu bật tình huống nhân quyền khó khăn ngày càng tăng tại Việt Nam.
JPEG - 39.5 kb
Ảnh: Chitose Suzuki/AP.
Các chuyến viếng thăm Washington DC và Tokyo của Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là chỉ dấu rõ nét Hà Nội muốn xiết chặt quan hệ kinh tế và an ninh với Tây Phương. 

Đảng CSVN đã từ bỏ niềm hy vọng ngây thơ vào tình hữu nghị anh em xã hội chủ nghĩa với Trung Quốc để mong rằng TQ nương tay với đà bành trướng tại biển Đông. Đảng giờ đây đeo đuổi chính sách ngoại giao thập phương.

Tập Cận Bình đến Mỹ vì kinh tế



Ngô Nhân Dụng

Tập Cận Bình và Barack Obama sẽ bàn rất nhiều vấn đề xung khắc giữa hai nước. Có thể đoán trước có ba loại vấn đề. Một là những vấn đề họ sẽ nói rất mạnh mẽ, nhưng không làm gì được cả, phải để đó chờ giải quyết sau. Hai là những vấn đề họ sẽ nói nhẹ nhàng, kín đáo, nhưng kèm theo các hành động ráo riết. Và sau cùng là những vấn đề họ sẽ nói nhiều mà cũng sẽ làm nhiều.

Ðứng đầu sổ nói nhiều và làm nhiều là chuyện kinh tế, mối quan tâm lớn nhất hiện giờ của Tập Cận Bình. Mà nói chuyện kinh tế trong lúc này, ai cũng biết, Bắc Kinh đang ở thế rất yếu - sau một lần phá giá tiền tệ một cách lúng túng vụng về và hai lần thị trường chứng khoán suy sụp mà chính quyền cố vực lên không được. Tập Cận Bình không thể chỉ nói chuyện kinh tế với các đại biểu Quốc Hội và tổng thống Mỹ, mà phải thuyết phục các nhà tư bản thật sự.

Người Việt cố giàu lên, để làm gì?

image

Trong những ngày mưa ngập lụt lội nhiều nơi tại Việt Nam, có một người đàn ông đi xe hơi hạng đắt tiền đã giận dữ bỏ đi giữa làn nước, vốn đã lên đến thắt lưng, để lại chiếc xe của mình một cách đau đớn bất lực. Như hàng vạn người nghèo khó khác đã ngụp lặn, lội qua giòng nước ô nhiễm đó, chèo kéo từng chiếc xe honda, xe đạp của mình để về nhà, người đàn ông đó chắc cũng có chung một câu hỏi không lời đáp về tương lai mà tiền của là vô nghĩa trước những biến động đang ập đến ngay cửa nhà mình.

Qua những biểu đạt than phiền về ngập lụt khắp nơi, qua các trang mạng hay báo chí, có thể thấy rằng không phải con người Việt Nam đã quá sức chịu đựng, mà họ như sực tỉnh trước một giấc mộng dài được vỗ về bởi những người lãnh đạo về sự hoa lệ của đô thị, về những chỉ số phát triển… nhưng chỉ trong tíc tắc đã lộ ra rằng mọi thứ chỉ là sân khấu tạm thời rực rỡ. Khi cánh màn nhung và những lời tuyên bố vừa dứt, hiện thực đã hiện ra tàn nhẫn với tương lai về nhà đen ngòm.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 24/9/2015

1/ Tin Hoa Kỳ: Phát động chiến dịch ủng hộ Linh mục Nguyễn Văn Lý

Cộng đồng người Việt tại Mỹ trong tháng này phát động chiến dịch thỉnh nguyện thư kêu gọi các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế vinh danh một nhà bất đồng chính kiến hàng đầu bị cầm tù lâu nay tại Việt Nam.
Cuộc vận động do Ủy ban Tự do Tôn giáo khởi xướng thu thập chữ ký trên mạng nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với công cuộc tranh đấu của linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý vì dân chủ-nhân quyền cho người dân Việt Nam.


2/ Tin Hoa Kỳ: 12 giải Nobel Hòa bình đòi Trung Cộng thả Lưu Hiểu Ba

Hãng tin AFP cho biết, trong một thư ngỏ công bố ngày 23/09/2015, 12 giải Nobel Hòa Bình, trong đó có Desmond Tutu và Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã thúc giục Tổng thống Mỹ Barack Obama đòi trả tự do cho nhà ly khai Lưu Hiểu Ba, nhân chuyến viếng thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình vào thứ Sáu 25/09/2015.
Theo AFP, 12 khôi nguyên Hòa bình cùng ký tên thúc giục Tổng thống Mỹ “công khai kêu gọi chính quyền Bắc Kinh trả tự do” cho ông Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa Bình năm 2010 và vợ là bà Lưu Hà.

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Đại hội 12: Ông Lê Thanh Hải sẽ ‘ra’ hay ‘về’?


Chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa là đại hội lần thứ 12 của đảng cầm quyền sẽ diễn ra tại Hà Nội. Bất chấp hiện tượng Bí thư Quảng Nam Lê Phước Thanh vừa đột ngột xin nghỉ ‘vì lý do sức khỏe’ chỉ sau 5 tháng chấp nhiệm, Thủ đô vẫn là tâm điểm được nhắm đến của rất nhiều quan chức địa phương đầy tham vọng. Một trong những ‘ứng cử viên’ luôn được xem là sáng giá qua các thời kỳ đại hội là ông Lê Thanh Hải - đương kim Bí thư thành ủy TP. Hồ Chí Minh - nhân vật còn được giới quan chức cấp quận huyện sở ngành tại thành phố này gọi bằng biệt danh kiêng sợ ‘Anh Hai’.

‘Anh Hai’

Không thể phủ nhận là trong suốt một thời gian dài đến 15 năm, tính từ năm 2001 khi ‘Anh Hai’ chấp nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM cho tới khi trở thành bí thư thành ủy nơi đây, ông được dư luận đánh giá là một trong những thủ lĩnh địa phương tạo dựng được được độ tập quyền cá nhân cao nhất.