Một tổ chức nghiên cứu kinh tế vừa dự đoán, trong 10 năm tới, VN
là quốc gia có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới. Số người
siêu giàu của VN là ai, số người đó lại tăng nhanh như vậy là điều đáng
mừng hay đáng lo?
Theo Báo cáo Thịnh vượng 2015 vừa được hãng nghiên cứu Knight Frank công bố cho biết, năm 2014, VN có 116 người siêu giàu, tăng 6 người so với năm 2013.
Vấn đề cần phải suy ngẫm
Knight Frank cũng dự báo, trong một thập kỷ tới, VN là quốc gia có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới, lên 300 người. Theo định nghĩa của Knight Frank, giới siêu giàu gồm những cá nhân có tài sản từ 30 triệu USD trở lên.
Nói về tình trạng số người siêu giàu tăng lên rất nhanh ở VN, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng không mấy khả quan. Ông Diệp Minh Hoàng, một nhà kinh doanh ở Hà nội cho biết suy nghĩ của ông. Ông nói:
“Người siêu giàu hay bao nhiêu người siêu giàu đấy là theo báo chí nước ngoài, nhưng theo tôi nhà nước cũng phải nên biết những đối tượng này là đối tượng nào? Nếu như người ta kinh doanh hợp pháp, kinh doanh chính đáng. Đúng là kinh doanh BĐS là giàu đấy. Nhưng theo tôi cũng phải nên kiểm tra những người này xem là người ta giàu bằng cách nào? Buôn bán BĐS nhưng không thể có nhiều người giàu như vậy được.”
Khi được hỏi đây là một biểu hiện đáng mừng hay đáng lo đối với kinh tế VN?
Đây là một điều hoàn toàn bình thường, con số người siêu giàu ở VN sẽ tăng trong năm tới là điều không có gì bất ngờ. TS. Kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định:
“Đây cũng là một trong những dấu hiệu khá là ấn tượng, nó đánh dấu thời điểm VN có mặt trong các danh mục các thương vụ của thế giới và điều đáng chú ý đây là một tỷ phú tư nhân còn khá trẻ. Ở một góc độ nào đó cũng phải thừa nhận VN đã khá cởi mở trong môi trường, đặc biệt là các nhà đầu tư tư nhân. Kể cả việc tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh cũng như tôn trọng, bảo vệ thậm chí tôn vinh những người biết làm giàu một cách hợp pháp.”
Theo báo Đất Việt online, ĐBQH Nguyễn Thị Khá cho rằng thành quả phát triển kinh tế mà chỉ tập trung vào một số ít người là một bất cập, theo bà cần phải nhìn nhận sự gia tăng nhanh chóng của những người siêu giàu này là kết quả của sự mở cửa, đổi mới hay giàu bằng cách làm ăn phạm pháp. Nếu sự tăng lên lượng người giàu nhưng người nghèo vẫn nhiều, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng xa thì đó là vấn đề cần phải suy ngẫm. Nếu sự chênh lệnh giàu nghèo ngày càng xa, người giàu càng giàu còn người nghèo càng nghèo hơn, đó là biểu hiện của một xã hội không công bằng.
Trả lời câu hỏi, nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng người siêu giàu ở VN tăng rất nhanh và hậu quả của nó là gì?
Đây là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Chính cơ chế thị trường, quá trình toàn cầu hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi, cũng như cơ hội để con người bứt phá làm giàu rất nhanh. Một đất nước nhiều người giàu có gì là không tốt?
TS. Kinh tế Nguyễn Minh Phong khẳng định:
“Nếu xét về mặt lĩnh vực thì nó hoàn toàn là bình thường, vì hầu hết các tỷ phú trên thế giới có nguồn gốc từ BĐS là rất lớn. Và ông Nhật Vượng đã từng có một quá trình kinh doanh BĐS từ Liên xô cũ, cụ thể là lập chợ ở Kiep và sau đó để phát triển các doanh nghiệp của mình. Cuối cùng quay về VN thì ông ấy đã đặt trọng tâm vào BĐS. Và trong thời gian vừa qua thì thị trường BĐS rất nóng, một thị trường mang lại những lợi nhuận rất lớn nhưng đồng thời cũng là một thị trường chứa đựng rất nhiều những rủi ro và ông Nhật Vượng cũng đã thăng trầm trong thị trường đó nhưng dẫu sao cũng thành đạt. ”
Khoảng cách giàu nghèo
Một đất nước có thu nhập trung bình thấp trong khu vực và trên thế giới, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn thì những con số đó không nói lên điều gì cả, nếu không muốn nói là tín hiệu xấu. Giàu có quá nhanh, giàu một cách không minh bạch, hợp pháp là điều rất đáng ngại. TS. Kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết:
“Trong khi kinh tế vẫn khó khăn, song một số người do có mối quan hệ và có thể tiếp cận với những tài nguyên thì họ vẫn tiếp tục giàu lên nhanh chóng. Và tôi nghĩ xu hướng đó vẫn đang tiếp tục. Vì vậy họ có thể khai thác được tài nguyên, họ có thể khai thác gỗ, họ có thể giàu lên do bán đất hoặc họ có thể giàu lên vì nhiều lý do khác nữa. Điều ấy cho thấy một thực tế là xã hội VN đang phải đối mặt với một thực trạng phân hóa giàu nghèo ngày một tăng lên.”
Theo VnEconomy, Chuyên gia Kinh tế Bùi Kiến Thành thấy rằng, ở một khía cạnh nào đó, việc tăng “phi mã” giới siêu giàu là điều đáng lo ngại. Bởi lẽ, ở một nước lượng người giàu tăng nhanh chóng trong khi mặt bằng chung đời sống nhân dân thấp cho thấy rằng, lợi ích đang tập trung vào một nhóm người. Một quốc gia có nhiều người siêu giàu tăng nhanh nhưng đại bộ phận nhân dân thu nhập thấp là phản ánh về sự không minh bạch, biểu hiện của lợi ích nhóm. Thực tế đã chứng minh, quốc gia nào không minh bạch thì tốc độ người siêu giàu càng tăng nhanh.
Theo Đất Việt online, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, một số người đang lợi dụng chính sách để làm giàu. Theo ông, thực tế cho thấy, có không ít chính sách không giúp gì được cho người nghèo mà ngược lại tạo điều kiện cho người giàu “lách” để càng ngày càng tích lũy tài sản.
Nói về khoảng cách giàu nghèo trong xã hội VN hiện nay, ông Phan Văn Quý, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thấy rằng sự minh bạch về số người siêu giàu cũng làm cho số liệu về khoảng cách giàu nghèo được minh bạch hơn. Ông nói:
“Khoảng cách giàu nghèo ở nước mình ngày một giãn ra, nhưng mà là thật chứ không phải ảo như trước kia, vì thị trường chứng khoán bây giờ đã thật và các thị trường khác đang được minh bạch thì tôi cho đó là cái thật. Nhưng trên thực tế những người (siêu giàu) này cũng đang phải vật lộn với khó khăn, có những người trong số đó đang còn phải vật lộn với khó khăn. Là do cái minh bạch của mình chưa rõ, cái nợ và cái có nó chưa được rõ nên chưa cân bằng được.”
Tốc độ gia tăng số lượng người siêu giàu tại VN theo những thống kê nói trên là quá nhanh. Giàu có, sung túc là tốt nhưng giàu quá nhanh và không tương đồng với những đóng góp của họ cho nền kinh tế, cho xã hội. Và đáng lưu ý là giàu có dựa trên việc lợi dụng cơ chế, chính sách là cách làm giàu không minh bạch, hợp pháp... thì lại là điều đáng lo ngại. Những con số về người siêu giàu nhiều khi không thể nói lên sự phát triển chung của nền kinh tế hay sự giàu có của đa số người dân.
Nguồn: RFA Tiếng Việt
Theo Báo cáo Thịnh vượng 2015 vừa được hãng nghiên cứu Knight Frank công bố cho biết, năm 2014, VN có 116 người siêu giàu, tăng 6 người so với năm 2013.
Vấn đề cần phải suy ngẫm
Knight Frank cũng dự báo, trong một thập kỷ tới, VN là quốc gia có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới, lên 300 người. Theo định nghĩa của Knight Frank, giới siêu giàu gồm những cá nhân có tài sản từ 30 triệu USD trở lên.
Nói về tình trạng số người siêu giàu tăng lên rất nhanh ở VN, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng không mấy khả quan. Ông Diệp Minh Hoàng, một nhà kinh doanh ở Hà nội cho biết suy nghĩ của ông. Ông nói:
“Người siêu giàu hay bao nhiêu người siêu giàu đấy là theo báo chí nước ngoài, nhưng theo tôi nhà nước cũng phải nên biết những đối tượng này là đối tượng nào? Nếu như người ta kinh doanh hợp pháp, kinh doanh chính đáng. Đúng là kinh doanh BĐS là giàu đấy. Nhưng theo tôi cũng phải nên kiểm tra những người này xem là người ta giàu bằng cách nào? Buôn bán BĐS nhưng không thể có nhiều người giàu như vậy được.”
Khi được hỏi đây là một biểu hiện đáng mừng hay đáng lo đối với kinh tế VN?
Đây là một điều hoàn toàn bình thường, con số người siêu giàu ở VN sẽ tăng trong năm tới là điều không có gì bất ngờ. TS. Kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định:
“Đây cũng là một trong những dấu hiệu khá là ấn tượng, nó đánh dấu thời điểm VN có mặt trong các danh mục các thương vụ của thế giới và điều đáng chú ý đây là một tỷ phú tư nhân còn khá trẻ. Ở một góc độ nào đó cũng phải thừa nhận VN đã khá cởi mở trong môi trường, đặc biệt là các nhà đầu tư tư nhân. Kể cả việc tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh cũng như tôn trọng, bảo vệ thậm chí tôn vinh những người biết làm giàu một cách hợp pháp.”
Theo báo Đất Việt online, ĐBQH Nguyễn Thị Khá cho rằng thành quả phát triển kinh tế mà chỉ tập trung vào một số ít người là một bất cập, theo bà cần phải nhìn nhận sự gia tăng nhanh chóng của những người siêu giàu này là kết quả của sự mở cửa, đổi mới hay giàu bằng cách làm ăn phạm pháp. Nếu sự tăng lên lượng người giàu nhưng người nghèo vẫn nhiều, sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng xa thì đó là vấn đề cần phải suy ngẫm. Nếu sự chênh lệnh giàu nghèo ngày càng xa, người giàu càng giàu còn người nghèo càng nghèo hơn, đó là biểu hiện của một xã hội không công bằng.
Trả lời câu hỏi, nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng người siêu giàu ở VN tăng rất nhanh và hậu quả của nó là gì?
Đây là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Chính cơ chế thị trường, quá trình toàn cầu hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi, cũng như cơ hội để con người bứt phá làm giàu rất nhanh. Một đất nước nhiều người giàu có gì là không tốt?
TS. Kinh tế Nguyễn Minh Phong khẳng định:
“Nếu xét về mặt lĩnh vực thì nó hoàn toàn là bình thường, vì hầu hết các tỷ phú trên thế giới có nguồn gốc từ BĐS là rất lớn. Và ông Nhật Vượng đã từng có một quá trình kinh doanh BĐS từ Liên xô cũ, cụ thể là lập chợ ở Kiep và sau đó để phát triển các doanh nghiệp của mình. Cuối cùng quay về VN thì ông ấy đã đặt trọng tâm vào BĐS. Và trong thời gian vừa qua thì thị trường BĐS rất nóng, một thị trường mang lại những lợi nhuận rất lớn nhưng đồng thời cũng là một thị trường chứa đựng rất nhiều những rủi ro và ông Nhật Vượng cũng đã thăng trầm trong thị trường đó nhưng dẫu sao cũng thành đạt. ”
Khoảng cách giàu nghèo
Một đất nước có thu nhập trung bình thấp trong khu vực và trên thế giới, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn thì những con số đó không nói lên điều gì cả, nếu không muốn nói là tín hiệu xấu. Giàu có quá nhanh, giàu một cách không minh bạch, hợp pháp là điều rất đáng ngại. TS. Kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho biết:
“Trong khi kinh tế vẫn khó khăn, song một số người do có mối quan hệ và có thể tiếp cận với những tài nguyên thì họ vẫn tiếp tục giàu lên nhanh chóng. Và tôi nghĩ xu hướng đó vẫn đang tiếp tục. Vì vậy họ có thể khai thác được tài nguyên, họ có thể khai thác gỗ, họ có thể giàu lên do bán đất hoặc họ có thể giàu lên vì nhiều lý do khác nữa. Điều ấy cho thấy một thực tế là xã hội VN đang phải đối mặt với một thực trạng phân hóa giàu nghèo ngày một tăng lên.”
Theo VnEconomy, Chuyên gia Kinh tế Bùi Kiến Thành thấy rằng, ở một khía cạnh nào đó, việc tăng “phi mã” giới siêu giàu là điều đáng lo ngại. Bởi lẽ, ở một nước lượng người giàu tăng nhanh chóng trong khi mặt bằng chung đời sống nhân dân thấp cho thấy rằng, lợi ích đang tập trung vào một nhóm người. Một quốc gia có nhiều người siêu giàu tăng nhanh nhưng đại bộ phận nhân dân thu nhập thấp là phản ánh về sự không minh bạch, biểu hiện của lợi ích nhóm. Thực tế đã chứng minh, quốc gia nào không minh bạch thì tốc độ người siêu giàu càng tăng nhanh.
Theo Đất Việt online, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, một số người đang lợi dụng chính sách để làm giàu. Theo ông, thực tế cho thấy, có không ít chính sách không giúp gì được cho người nghèo mà ngược lại tạo điều kiện cho người giàu “lách” để càng ngày càng tích lũy tài sản.
Nói về khoảng cách giàu nghèo trong xã hội VN hiện nay, ông Phan Văn Quý, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thấy rằng sự minh bạch về số người siêu giàu cũng làm cho số liệu về khoảng cách giàu nghèo được minh bạch hơn. Ông nói:
“Khoảng cách giàu nghèo ở nước mình ngày một giãn ra, nhưng mà là thật chứ không phải ảo như trước kia, vì thị trường chứng khoán bây giờ đã thật và các thị trường khác đang được minh bạch thì tôi cho đó là cái thật. Nhưng trên thực tế những người (siêu giàu) này cũng đang phải vật lộn với khó khăn, có những người trong số đó đang còn phải vật lộn với khó khăn. Là do cái minh bạch của mình chưa rõ, cái nợ và cái có nó chưa được rõ nên chưa cân bằng được.”
Tốc độ gia tăng số lượng người siêu giàu tại VN theo những thống kê nói trên là quá nhanh. Giàu có, sung túc là tốt nhưng giàu quá nhanh và không tương đồng với những đóng góp của họ cho nền kinh tế, cho xã hội. Và đáng lưu ý là giàu có dựa trên việc lợi dụng cơ chế, chính sách là cách làm giàu không minh bạch, hợp pháp... thì lại là điều đáng lo ngại. Những con số về người siêu giàu nhiều khi không thể nói lên sự phát triển chung của nền kinh tế hay sự giàu có của đa số người dân.
Nguồn: RFA Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét