Phương hướng đấu tranh bất bạo động hiện đã trở thành tôn chỉ hành
động của các đảng phải chính trị ở hải ngoại nhằm đấu tranh dân chủ hóa
Việt nam. Và hiện nay họ cũng đang gặp những khó khăn mới. Mời quí vị
theo dõi phần thứ hai trong loạt bài nói về các hoạt động chính trị tại
hải ngoại.
Chuyển đổi nguyên tắc và mục đích đấu tranh
Năm 1979, tại Pháp, Ông Nguyễn Gia Kiểng cùng những người đồng chí hướng mà tuyệt đại đa số là các viên chức cao cấp của nhà nước Việt nam cộng hòa vừa sụp đổ cách đó vài năm, lập nên Tập hợp dân chủ đa nguyên. Và nhóm này đưa ra một nguyên tắc hành động cho thời kỳ mới là:
“Không có vấn đề lập lại chế độ Việt nam cộng hòa, chế độ miền Nam trước. Chúng tôi cho là đất nước đã thống nhất, dầu sao ngày 30/4 cũng là một ngày lịch sử đánh dấu một giai đoạn mới, và đất nước đã thống nhất và sẽ thống nhất mãi mãi. Vì vậy mà cuộc đấu tranh, không phải để khôi phục Việt nam cộng hòa, mà để dân chủ hóa đất nước.”
Ý tưởng này cũng như quan điểm đấu tranh bất bạo động lúc ấy bị các tổ chức chính trị của người Việt chỉ trích.
Năm 1995 Mỹ chính thức nối lại bang giao với kẻ thù cũ là nước Việt nam cộng sản.
Dần dần người ta không nghe nói tới các tổ chức đấu tranh võ trang nhằm lật đổ chế độ cộng sản Việt nam bằng bạo lực nữa. Ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân cũng đồng ý với quan điểm là cuộc đấu tranh hiện nay là nhắm về một nước Việt nam thống nhất:
“Ý nguyện thống nhất đất nước, đoàn kết dân tộc là ý nguyện chung của mọi người, và với thời đại ngày hôm nay, đa số người dân Việt nam sanh ra sau ngày 30/4/1975, thì rõ ràng ngày hôm nay ý nguyện của cả dân tộc là làm sao có được một cuộc sống tự do, quyền người dân thực sự làm chủ đất nước được thực hiện, nhân quyền được tôn trọng, thì tôi cho rằng đó là ý nguyện chung của đất nước và cũng là của đảng Việt Tân.”
Ông Hoàng Duy Hùng, cựu nghị viên thành phố Houston, từng bị nhà nước cộng sản Việt nam bỏ tù vì xâm nhập về nước để hoạt động vũ trang, cũng đặt lại vấn đề đấu tranh mà các đảng phái chính trị của người Việt đã hình thành cách đây 40 năm sau ngày Sài gòn sụp đổ:
“Cái câu hỏi không phải là chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa, mà câu hỏi được đặt ra là ngày hôm nay, trong bối cảnh này, tình hình thế giới đã thay đổi, và Việt nam nằm trong sự thống trị của đảng cộng sản Việt nam, một độc đảng, thì chúng ta làm thế nào để sớm được đưa đất nước chúng ta sớm được tự do dân chủ và giàu mạnh.”
Ông Nguyễn Anh Hoàng, thành viên của một tổ chức nhỏ tên là Liên minh dân chủ Việt nam thuần túy nói về hoạt động của tổ chức mình hiện nay là ủng hộ người dân trong nước:
“Những người dân trong nước người ta muốn cái gì thì chúng ta sẽ ủng hộ. Nhưng phải biết họ muốn cái gì, họ muốn làm cái gì để mà chúng ta ủng hộ.”
Ông Nguyễn Chính Kết hiện hoạt động tại hải ngoại nói về tổ chức của ông:
“Công việc chính của họ là vận động chính giới, tổ chức những cuộc biểu tình và cái quan trọng nhất là giúp đỡ tài chánh cho phong trào đấu tranh ở trong nước.”
Những thách thức mới
Thách thức lớn nhất đối với các đảng phái chính trị nhằm về Việt nam dù là với đường lối ôn hòa vẫn gặp trở ngại lớn nhất là sự cấm đoán của nhà cầm quyền cộng sản Việt nam. Ông Nguyễn Gia Kiểng dẫn chứng là Thủ tướng Việt nam vẫn liên tục khẳng định sự độc tôn cai trị của đảng cộng sản trong thời gian gần đây.
Nhiều người cho rằng với đà tiến bộ của thông tin mạng người dân trong nước biết nhiều đến các đảng phái chính trị hải ngoại hơn, nhưng ông Hoàng Duy Hùng không hoàn toàn đồng ý:
“Vì ở trong nước có sự kềm kẹp của chế độ cộng sản, sự khéo léo, chuyên chế của nhà nước trong vấn đề độc tôn về truyền thông, người dân không được nghe tiếng nói của những người đối lập. Người ta có nói là trong khoảng từ 5 đến 10 năm nay, tiếng nói đối lập đã có tiếng nói bên lề qua các mạng thông tin về điện tử, đang phá dần dần bức màn do sự bưng bít do chế độ. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng hẳn.”
Ông Hùng nói thêm là việc phát triển ở bên trong Việt nam để tìm kiếm một lực lượng có lý tưởng cho sự dân chủ hóa cũng không phải là dễ.
Một điều trở ngại lớn nữa của các đảng phái chính trị hải ngoại là sự phát triển lực lượng thành viên. Ông Hoàng Duy Hùng không thấy nhiều các thành viên trẻ tuổi trong các tổ chức chính trị hải ngoại:
“Mỗi lần ra sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt đấu tranh thì có bao nhiêu người thuộc thế hệ từ 20 đến 30? Rất ít, hầu như không còn nữa.”
Ông Nguyễn Gia Kiểng hy vọng về sự tham gia của những người trong nước, trong đó có thế hệ trẻ:
“Có thể nói là hai phần ba không hề sống, không hề biết chế độ Việt nam cộng hòa. Một phần ba còn lại thì có một nửa cũng không biết tới chế độ Việt nam cộng hòa. Cho nên cái sự kiện là cái mục tiêu của Tập hợp dân chủ đa nguyên không phải là một sự tiếp nối của chế độ Việt nam cộng hòa, đã giúp chúng tôi dễ tiếp cận thế hệ mới.”
Ông cũng nói thêm là những người đã từng sống và trưởng thành dưới chế độ cộng sản, khi rời bỏ nó thì lại là những người đấu tranh rất tích cực cho dân chủ và nhân quyền.
Tuy vậy Ông Nguyễn Gia Kiểng nói là cho đến nay tổ chức của ông vẫn chưa là một tổ chức quần chúng. Về những thành viên trẻ của tổ chức, ông nói là thế hệ thứ hai của người Việt ở nước ngoài hội nhập quá sâu vào xã hội phương Tây và ít quan tâm đến những điều cha anh suy nghĩ và hành động. Theo ông thì thế hệ thứ ba có mong muốn trở về nguồn cội hơn, nhưng khi đó thì đã quá muộn.
Ông Đỗ Hoàng Điềm thì hy vọng nhiều hơn và cho biết lực lượng của đảng Việt Tân hiện nay có nhiều người trẻ tuổi tham gia:
“Nhưng mà nếu chúng ta nổ lực, san sẻ được tâm tư nguyện vọng, muốn thấy công bằng, muốn thấy dân chủ và nhân quyền thì tôi thấy là cái lý tưởng đó nó đủ sức hấp dẫn và thuyết phục để lôi kéo các anh chị em trẻ ở hải ngoại tham gia vào. Nhưng mà môi trường đấu tranh chính yếu của tất cả các lực lượng dân chủ là trong nội địa đất nước Việt nam chứ không phải tại hải ngoại. Do vậy việc mà chúng tôi nổ lực để phát triển các cơ sở trong nước là một nhu cầu. Rất may mắn là số đảng viên Việt tân thành phần trẻ trong nước cũng khá là đông.”
Các nhóm cánh tả nay ở đâu?
Trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại có một nhóm khá đặc biệt là những sinh viên du học trước 1975 có khuynh hướng cánh tả. Những người này ủng hộ những người cộng sản trước năm 1975. Theo ông Nguyễn Gia Kiểng, người du học ở Pháp trong những năm 1960, thì điều đó là một khuynh hướng chính trị lúc đấy, khó tránh khỏi. Ông cho biết về những người này hiện nay:
“Sau ngày 30/4/1975, với sự thất bại liên tiếp của chế độ cộng sản, không chỉ về kỹ thuật, mà cả cái tinh thần cộng sản, cái văn hóa cộng sản được phơi bày là không đúng, rất nhiều anh em đã chuyển hướng.”
Tuy nhiên ông Kiểng nói là dường như những người này vẫn còn ngần ngại khi dấn thân.
Khi thực hiện loạt bài viết này chúng tôi tìm cách tiếp cận những người này qua nhiều kênh khác nhau nhưng không nhận được hồi âm.
Nguồn: RFA Tiếng Việt
Chuyển đổi nguyên tắc và mục đích đấu tranh
Năm 1979, tại Pháp, Ông Nguyễn Gia Kiểng cùng những người đồng chí hướng mà tuyệt đại đa số là các viên chức cao cấp của nhà nước Việt nam cộng hòa vừa sụp đổ cách đó vài năm, lập nên Tập hợp dân chủ đa nguyên. Và nhóm này đưa ra một nguyên tắc hành động cho thời kỳ mới là:
“Không có vấn đề lập lại chế độ Việt nam cộng hòa, chế độ miền Nam trước. Chúng tôi cho là đất nước đã thống nhất, dầu sao ngày 30/4 cũng là một ngày lịch sử đánh dấu một giai đoạn mới, và đất nước đã thống nhất và sẽ thống nhất mãi mãi. Vì vậy mà cuộc đấu tranh, không phải để khôi phục Việt nam cộng hòa, mà để dân chủ hóa đất nước.”
Ý tưởng này cũng như quan điểm đấu tranh bất bạo động lúc ấy bị các tổ chức chính trị của người Việt chỉ trích.
Năm 1995 Mỹ chính thức nối lại bang giao với kẻ thù cũ là nước Việt nam cộng sản.
Dần dần người ta không nghe nói tới các tổ chức đấu tranh võ trang nhằm lật đổ chế độ cộng sản Việt nam bằng bạo lực nữa. Ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân cũng đồng ý với quan điểm là cuộc đấu tranh hiện nay là nhắm về một nước Việt nam thống nhất:
“Ý nguyện thống nhất đất nước, đoàn kết dân tộc là ý nguyện chung của mọi người, và với thời đại ngày hôm nay, đa số người dân Việt nam sanh ra sau ngày 30/4/1975, thì rõ ràng ngày hôm nay ý nguyện của cả dân tộc là làm sao có được một cuộc sống tự do, quyền người dân thực sự làm chủ đất nước được thực hiện, nhân quyền được tôn trọng, thì tôi cho rằng đó là ý nguyện chung của đất nước và cũng là của đảng Việt Tân.”
Ông Hoàng Duy Hùng, cựu nghị viên thành phố Houston, từng bị nhà nước cộng sản Việt nam bỏ tù vì xâm nhập về nước để hoạt động vũ trang, cũng đặt lại vấn đề đấu tranh mà các đảng phái chính trị của người Việt đã hình thành cách đây 40 năm sau ngày Sài gòn sụp đổ:
“Cái câu hỏi không phải là chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa, mà câu hỏi được đặt ra là ngày hôm nay, trong bối cảnh này, tình hình thế giới đã thay đổi, và Việt nam nằm trong sự thống trị của đảng cộng sản Việt nam, một độc đảng, thì chúng ta làm thế nào để sớm được đưa đất nước chúng ta sớm được tự do dân chủ và giàu mạnh.”
Ông Nguyễn Anh Hoàng, thành viên của một tổ chức nhỏ tên là Liên minh dân chủ Việt nam thuần túy nói về hoạt động của tổ chức mình hiện nay là ủng hộ người dân trong nước:
“Những người dân trong nước người ta muốn cái gì thì chúng ta sẽ ủng hộ. Nhưng phải biết họ muốn cái gì, họ muốn làm cái gì để mà chúng ta ủng hộ.”
Ông Nguyễn Chính Kết hiện hoạt động tại hải ngoại nói về tổ chức của ông:
“Công việc chính của họ là vận động chính giới, tổ chức những cuộc biểu tình và cái quan trọng nhất là giúp đỡ tài chánh cho phong trào đấu tranh ở trong nước.”
Những thách thức mới
Thách thức lớn nhất đối với các đảng phái chính trị nhằm về Việt nam dù là với đường lối ôn hòa vẫn gặp trở ngại lớn nhất là sự cấm đoán của nhà cầm quyền cộng sản Việt nam. Ông Nguyễn Gia Kiểng dẫn chứng là Thủ tướng Việt nam vẫn liên tục khẳng định sự độc tôn cai trị của đảng cộng sản trong thời gian gần đây.
Nhiều người cho rằng với đà tiến bộ của thông tin mạng người dân trong nước biết nhiều đến các đảng phái chính trị hải ngoại hơn, nhưng ông Hoàng Duy Hùng không hoàn toàn đồng ý:
“Vì ở trong nước có sự kềm kẹp của chế độ cộng sản, sự khéo léo, chuyên chế của nhà nước trong vấn đề độc tôn về truyền thông, người dân không được nghe tiếng nói của những người đối lập. Người ta có nói là trong khoảng từ 5 đến 10 năm nay, tiếng nói đối lập đã có tiếng nói bên lề qua các mạng thông tin về điện tử, đang phá dần dần bức màn do sự bưng bít do chế độ. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng hẳn.”
Ông Hùng nói thêm là việc phát triển ở bên trong Việt nam để tìm kiếm một lực lượng có lý tưởng cho sự dân chủ hóa cũng không phải là dễ.
Một điều trở ngại lớn nữa của các đảng phái chính trị hải ngoại là sự phát triển lực lượng thành viên. Ông Hoàng Duy Hùng không thấy nhiều các thành viên trẻ tuổi trong các tổ chức chính trị hải ngoại:
“Mỗi lần ra sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt đấu tranh thì có bao nhiêu người thuộc thế hệ từ 20 đến 30? Rất ít, hầu như không còn nữa.”
Ông Nguyễn Gia Kiểng hy vọng về sự tham gia của những người trong nước, trong đó có thế hệ trẻ:
“Có thể nói là hai phần ba không hề sống, không hề biết chế độ Việt nam cộng hòa. Một phần ba còn lại thì có một nửa cũng không biết tới chế độ Việt nam cộng hòa. Cho nên cái sự kiện là cái mục tiêu của Tập hợp dân chủ đa nguyên không phải là một sự tiếp nối của chế độ Việt nam cộng hòa, đã giúp chúng tôi dễ tiếp cận thế hệ mới.”
Ông cũng nói thêm là những người đã từng sống và trưởng thành dưới chế độ cộng sản, khi rời bỏ nó thì lại là những người đấu tranh rất tích cực cho dân chủ và nhân quyền.
Tuy vậy Ông Nguyễn Gia Kiểng nói là cho đến nay tổ chức của ông vẫn chưa là một tổ chức quần chúng. Về những thành viên trẻ của tổ chức, ông nói là thế hệ thứ hai của người Việt ở nước ngoài hội nhập quá sâu vào xã hội phương Tây và ít quan tâm đến những điều cha anh suy nghĩ và hành động. Theo ông thì thế hệ thứ ba có mong muốn trở về nguồn cội hơn, nhưng khi đó thì đã quá muộn.
Ông Đỗ Hoàng Điềm thì hy vọng nhiều hơn và cho biết lực lượng của đảng Việt Tân hiện nay có nhiều người trẻ tuổi tham gia:
“Nhưng mà nếu chúng ta nổ lực, san sẻ được tâm tư nguyện vọng, muốn thấy công bằng, muốn thấy dân chủ và nhân quyền thì tôi thấy là cái lý tưởng đó nó đủ sức hấp dẫn và thuyết phục để lôi kéo các anh chị em trẻ ở hải ngoại tham gia vào. Nhưng mà môi trường đấu tranh chính yếu của tất cả các lực lượng dân chủ là trong nội địa đất nước Việt nam chứ không phải tại hải ngoại. Do vậy việc mà chúng tôi nổ lực để phát triển các cơ sở trong nước là một nhu cầu. Rất may mắn là số đảng viên Việt tân thành phần trẻ trong nước cũng khá là đông.”
Các nhóm cánh tả nay ở đâu?
Trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại có một nhóm khá đặc biệt là những sinh viên du học trước 1975 có khuynh hướng cánh tả. Những người này ủng hộ những người cộng sản trước năm 1975. Theo ông Nguyễn Gia Kiểng, người du học ở Pháp trong những năm 1960, thì điều đó là một khuynh hướng chính trị lúc đấy, khó tránh khỏi. Ông cho biết về những người này hiện nay:
“Sau ngày 30/4/1975, với sự thất bại liên tiếp của chế độ cộng sản, không chỉ về kỹ thuật, mà cả cái tinh thần cộng sản, cái văn hóa cộng sản được phơi bày là không đúng, rất nhiều anh em đã chuyển hướng.”
Tuy nhiên ông Kiểng nói là dường như những người này vẫn còn ngần ngại khi dấn thân.
Khi thực hiện loạt bài viết này chúng tôi tìm cách tiếp cận những người này qua nhiều kênh khác nhau nhưng không nhận được hồi âm.
Nguồn: RFA Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét