Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Lý Quang Diệu với thuyền nhân Việt Nam

Lý Quang Diệu với thuyền nhân Việt Nam


Các con số thống kê còn chưa thống nhất, khi có những gợi ý cho rằng có thể từ vài chục ngàn tới cả trăm ngàn thuyền nhân từ VN đã có thể bị tai nạn và tử nạn trên Biển Đông. 
 
Ông Lý Quang Diệu trong thời kỳ nắm quyền lãnh đạo ở Singapore trước đây đã từng theo đuổi một chính sách được cho là 'sắt đá' có lúc, có phần gây bất lợi cho một số thuyền nhân Việt Nam, những người đã từ bỏ đất nước trên những con thuyền trên Biển Đông, theo lời nhân chứng nói với BBC.

Tuy nhiên, cũng cần 'thông cảm' và 'công bằng' đối với ông Lý Quang Diệu vì ông không phải là lãnh đạo duy nhất ở Đông Nam Á đã nói 'không' với nhiều trường hợp thuyền nhân cần tìm chỗ 'đáp lên bờ' và 'tị nạn' khẩn cấp vì các lý do thiết yếu, vẫn theo lời nhân chứng.

Trao đổi với BBC hôm 28/3/2015, một nhân chứng trong chương trình người Việt tự cứu thuyền nhân trên Biển Đông, được biết tới là chương trình 'Máu chảy ruột mềm' những năm nửa cuối thuộc thập niên 1970, sau diễn biến 30/4 ở Sài Gòn, trước hết nói với BBC về cảm nghĩ của mình trước tin vị quốc phụ của Singapore vừa tạ thế.

"Tôi nghĩ là ông Lý Quang Diệu vừa qua đời, thì thế hệ sau này chắc là ai cũng ca ngợi ông ấy hết," Sư cô Chân Không, từ Đạo tràng Làng Mai, một cộng đồng Phật giáo Việt Nam, tại Tây Nam nước Pháp nói.

"Và tôi thấy gần như 99% ai cũng ca ngợi, dĩ nhiên trong những câu ca ngợi họ cũng nói là nhờ chính sách sắt đá, thì thôi, thì tôi muốn để cho qua, nhưng muốn hỏi một nhân chứng chân thực thì hồi năm 1976, 1977, lúc đó thuyền nhân (Việt Nam) đang bị cư xử rất tàn tệ ở Singapore.

"Lúc đó tôi đang ở Singapore để trong chương trình Đại hội Tôn giáo Thế giới vì Hòa Bình (World Conference on Religion and Peace) họ mời Sư ông (Thích Nhất Hạnh) làm giám đốc chương trình 'Máu chảy, Ruột mềm', và Sư ông mời tôi qua làm phụ tá, với 8 người đệ tử của Sư ông, cư sỹ nữa, thì đi qua hết để làm.

"Lúc đó, báo chí đăng tin có một tàu Nhật vớt 99 thuyền nhân ghé tạm Singapore để trao hàng và đi các nước khác để giao hàng nữa, thì ở đó (Singapore) họ không cho vô và họ bắt tàu Nhật đó phải đóng thuế 1 triệu USD thì họ mới cho tạm để ghé giao hàng rồi mới đi, thì khi mà tàu đi mà đem đủ 99 thuyền nhân đó rồi, thì họ mới cho đi.

"Tôi nhớ chung chung là một thuyền nhân được một người đánh cá ở Singapore mà vớt và cho vào bờ, thì sẽ bị phạt 5.000 đô-la Singapore, và một người đánh cá mà phạt năm ngàn thì sống làm sao nổi?"

'Những người có lòng'

Nhân chứng này tường thuật tiếp về cách thức mà những người muốn cứu giúp các thuyền nhân Việt Nam tới Singapore đã phải sử dụng ra sao, kể cả liên kết với 'giới ngoại giao' của 'một nước thứ ba' để đối phó với luật pháp và chính sách nhập cư của đảo quốc Đông Nam Á dưới thời ông Lý Quang Diệu.
"Nhưng mà trong khi đó, cũng có những người đánh cá có lòng, và có những người Phật tử Việt Nam có lòng, mấy vị đó là vợ của những người Hoa Kỳ, hay người của các nước khác, là vợ của những vị đó, những bà đó có một ít tiền vì chồng cũng khá giả, thành ra mới lại nói với mấy người đánh cá Singapore, nói là anh mà vớt được một thuyền nhân, thì tôi cho anh 100 đô-la, rồi anh báo tin âm thầm cho chúng tôi biết," Sư cô Chân Không, người đã có hẳn một cuốn sách với tựa đề 'Con đường mở rộng' trong đó có một chương nói về thuyền nhân Việt Nam ở Singapore, nói tiếp với BBC.

"Rồi chúng tôi mới âm thầm lấy xe, vì họ khá giả, họ lấy xe nhà, mà chở tới tòa Đại sứ Pháp, thì ở trong Tòa đại sứ Pháp lúc bấy giờ cũng có một người thư ký rất 'chịu chơi', lén vô mở cửa cho thuyền nhân. Mỗi lần vớt được 3 thuyền nhân, 5 thuyền nhân, thì mấy bà ấy phải hùn tiền nhau, mỗi bà 100 đô-la, để cho 500 đô-la hay 300 đô-la, rồi chở vô tòa Đại sứ Pháp rồi khóa cửa lại như là mấy người này nhảy vào hay sao 'không biết'.

"Sáng hôm sau, Tòa Đại sứ mở cửa nói 'Có ba tên nhập cảnh bất hợp pháp, thì họ phải báo tin cho Singapore biết, 'có ba người này (chúng) tôi không biết, toàn nói tiếng Việt không, (họ) nói chúng tôi thuyền nhân, 'chúng tôi mò từ biển, tụi tôi đi bộ lên'.

"Ông Đại sứ Pháp là một người rất có lòng, lúc đó, ông tên là Jacques Gasseau, ông khai báo với cảnh sát Singapore là có 3 người nhập cư bất hợp pháp ở trong lãnh thổ Pháp, thì chúng tôi sẽ làm giấy tờ để cho mấy người bay được đi Pháp."

Theo nhân chứng này, nhiều lần các nhà vận động Việt Nam đã tiến hành các cuộc họp báo ở quốc tế hay khu vực, vận động công khai tới chính quyền của ông Lý Quang Diệu, nhưng dường như nhà lãnh đạo này đã trong suốt thời gian dài không thay đổi chính sách với thuyền nhân Việt Nam, ngược lại được cho là còn 'trục xuất' nhiều nhà hoạt động trong các chương trình 'Cứu giúp thuyền nhân', trong đó có Thiền sư Nhất Hạnh và các trợ lý.

'Đẩy ngược ra biển'

Cũng hôm 28/3/2015, một đại diện của Tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam xác nhận với BBC rằng Singapore trong thời gian lãnh đạo của ông Lý Quang Diệu đã có các chính sách 'push back policy', tức là đẩy lại ra biển những người thuyền nhân tị nạn từ Việt Nam từ cuối thập niên 1970's, kể cả những trường hợp được cho là cần 'hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp', mà chỉ nhận những hồ sơ tị nạn nào đã được các nước thứ ba tiếp nhận về nguyên tắc cho tị nạn 'xong xuôi'.

Hôm thứ Bảy, ông Trần Đông, một người chuyên tìm hiểu về thuyền nhân trên Biển Đông từ tổ chức này, nói với BBC:

"Vấn đề đó cũng là phản ánh sự thật, nhưng không riêng gì ở Singapore có chính sách gọi là 'push back policy' đẩy ngược tàu thuyển ra biển, Malaysia cũng sử dụng như vậy, Thái Lan cũng sử dụng như vậy, chỉ có hai quốc gia không áp dụng, đó là Indonesia và Philippines. Cho nên đối với Indonesia và Philippines thì thuyền nhân tới là họ nhận hết."

Theo ông Đông, Singapore cũng có một số nỗ lực nhất định, tuy nhiên cũng có những 'giới hạn' về chính sách.

Ông nói: "Singapore cũng đã có những nỗ lực tiếp nhận thuyền nhân, thế nhưng giới hạn của Singapore là trại tị nạn ở tại Singapore chỉ dành cho những thuyền nhân được các quốc gia khác nhận cho đi định cư.

"Thí dụ nếu một tàu quốc tế nào đó vớt thuyền nhân, quốc gia đó nhận cho những người ở trên tàu đi định cư, thì như vậy Singapore tiếp nhận cho họ ở tạm tại Singapore trong một khoảng thời gian ngắn vài ba tháng, để làm thủ tục đi định cư."

Theo người đã nhiều năm sưu tầm tư liệu về thuyền nhân Việt Nam trên Biển Đông, việc Đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam trong nhiều lần tiếp xúc với ông Lý Quang Diệu đã không bao giờ nhắc tới chính sách này của ông và Singapore dưới thời mà ông cầm quyền là một điều 'dễ hiểu' trong ngoại giao.
Ông Trần Đông nói: "Về vấn đề không chất vấn thảm cảnh thuyền nhân đối với một lãnh tụ của một quốc gia khác, tôi nghĩ rằng vấn đề đó cũng thường xảy ra, người ta cũng không muốn vì quyền lợi quốc gia, vì vấn đề bang giao, cho nên người ta cũng không muốn đưa một vấn đề khó xử hoặc là khó trả lời đối với lãnh tụ của một quốc gia là quốc khách của mình được mời đến.

"Cho nên tôi nghĩ là người ta không đặt ra các vấn đề đó, thì những vấn đề đó cũng là sự thường thôi."

'Như một bài toán'

Hôm thứ Bảy, nhân chứng từ cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Pháp, Làng Mai, giải thích với BBC vì sao chính quyền của ông Lý Quang Diệu đã không chiếu cố những trường hợp, dù được cho là 'chỉ một, hay hai cá nhân' đơn lẻ trong số các thuyền nhân là 'trẻ em, con nít, phụ nữ, hay người già, người bị bệnh nặng' để họ được lên bờ vào Singapore tiếp nhận 'hỗ trợ khẩn cấp', mà trái lại, lại bị 'đẩy ngược ra biển', mặc dù nhiều cuộc họp báo, vận động khi đó đã được cho là chuyển thông tin tới quốc tế và chính quyền của ông bằng nhiều cách thức.

Sư cô Chân Không, trợ lý của Thiền sư Nhất Hạnh trong chương trình cứu giúp thuyền nhân Việt Nam trên Biển Đông, nói:

"Tôi nghĩ là ông Lý Quang Diệu chỉ nghĩ trong đầu như một bài toán thôi. Ông không có cơ hội để thấy được những đứa con nít mà thoi thóp ở trong tay mẹ mà không còn nước, không có nước, không thức ăn, đang đói, đang khát.

"Ông chỉ thấy việc của Singapore như một bài toán, một nước mà không có tài nguyên thiên nhiên, thì chỉ có một cách là đem tiền vô càng nhiều, càng tốt, chỉ nhận những công dân có tiền nhiều, đầu tư nhiều, vậy thôi.
"Thành ra ông ấy không có thì giờ tiếp xúc với sự thật... Ông Lý Quang Diệu, ông ấy tiếp xúc với những bài toán kinh tế của nước ông, một đất nước không có tài nguyên gì hết, thì ông ấy phải làm việc trên cái lý thuyết đó thôi."

Nhân chứng từ Pháp còn cho hay trong các thời kỳ cao điểm của 'thuyền nhân Việt Nam' trên Biển Đông và Đông Nam Á, Singapore vừa áp dụng chính sách đẩy thuyền nhân 'ngược trở ra biển', vừa được cho là 'mở cửa, trải thảm' đỏ tiếp các công dân quốc tế, khu vực vào Singapore sống để có 'thẻ xanh', 'vô dân', 'nhập quốc tịch', nếu có tài lực từ '300 nghìn tới 500 nghìn Mỹ Kim trở lên'.

Bình luận về điều được cho là 'chính sách hai mặt' về nhập cư này của chính quyền của ông Lý Quang Diệu thời gian đó, ông Trần Đông từ Australia nói:

"Khi người ta quyết định một chính sách, thì người ta đặt quyền lợi quốc gia của người ta ở trên hết.

"Và khi một điều xảy ra mà trở thành một gánh nặng cho quốc gia của người ta và người ta khó có thể kham nổi, thì người ta có quyền từ chối," nhà quan sát từ Tổ chức Văn khố Thuyền nhân Việt Nam nói với BBC.


Nguồn: BBC Tiếng Việt

CÔNG DÂN THỦ ĐÔ LÀ NHƯ THẾ

    Bùi Tín - Công dân thủ đô là như thế

      

    Vấn đề «cây tặc» ở thủ đô Hà Nội đang làm xôn xao dự luận trong nước và cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Những quan chức của chính quyền Hà Nội đang lo đối phó với công luận. Mở đầu năm mới, nhân dân thủ đô đã ở thế chủ động tấn công, chỉ rõ những yếu kém của chính quyền, dồn nhà cầm quyền vào thế chống đỡ bị động, bảo vệ cuộc sống của 6.700 cây trồng lâu năm quý giá, bảo vệ môi trường sống, lá phổi tự nhiên của mình.

    Trong vụ «cây tặc» này, chính quyền tự nhận là “của dân, do dân, vì dân” đã lộ rõ bản chất coi thường nhân dân, phi nhân tính của mình. Đó là khi phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tuyên bố «việc chặt cây ở thủ đô không cần hỏi ý kiến của dân”, khi Phó Giám đốc sở Xây dựng giải thích rằng «chỉ đốn hạ những cây bị sâu bệnh hay nguy hiểm cho việc giao thông công cộng», khi Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo phớt lờ không trả lời 21 câu hỏi của các nhà báo thủ đô. Ngay sau đó họ hối hả chặt phăng 2.000 cây cổ thụ, phần lớn không hề bị sâu mọt, mưu toan làm chuyện đã rồi trong thời gian ngắn nhất.

    Công dân thủ đô đã lập tức xuống đường. Ngày 20/3, ngày 21/3 ngày 22/3, ngày càng đông, ở nhiều nơi cùng một lúc. Thư hỏa tốc của một số trí thức thủ đô gửi đến chính quyền, thành ủy; điện thoại chất vấn tới tấp gọi đến Ủy ban, Thành ủy, Sở Xây dựng. Một cuộc họp tự phát của công dân thủ đô về bảo vệ cây xanh, ngăn chặn cuộc tàn sát cây cổ thụ, hủy hoại môi trường được triệu tập hỏa tốc. Các nghệ sỹ thủ đô lên tiếng, những cuộc hòa nhạc của nhạc sỹ thủ đô diễn ra dưới tán cây xanh, hàng loạt biểu ngữ cầm tay được vẽ ra, nhân bản, tán phát. Hình các em bé thủ đô ôm những thân cây cụt đầu khóc mếu, trên FaceBook một công dân thủ đô nêu ý định thu gom 6.700 chữ ký để bảo vệ 6.700 cây ở thủ đô, chỉ vài giờ sau đã đạt con số 10.000 và hôm sau lên đế 20 ngàn, gấp 3 lần yêu cầu. Có 2 phụ nữ thủ đô đã trèo lên cây cổ thụ đã bị vạch vôi nghĩa là bị tuyên án tử hình, leo lên cao khi máy cưa được đưa đến, nhất định không xuống, thế là máy cưa phải chuồn thẳng. Một số nhà báo thủ đô đã đi điều tra rộng, lên tận Lào Cai, Yên Bái nơi ươm cây giống, tìm đến tận bãi kho giữ cây bị đốn để chụp ảnh, điều tra, nói và viết có bằng chứng, nhằm tố cáo đây là một âm mưu tham nhũng lớn nhằm mục đích tư lợi.

    Công dân thủ đô đã thắng một cách nhanh chóng, gọn gàng. Cuộc tàn sát cây xanh đã phải dừng lại. Chính quyền đã phải mở một cuộc thanh tra, điều tra. Cuộc thanh tra điều tra có thể dẫn đến việc thành án do phạm Luật để đưa ra xét xử. Cuộc đấu tranh còn tiếp tục.

    Bí thư thành ủy Hà Nội có trách nhiệm rõ trong vụ này buộc phải tuyên bố yêu cầu quan chức Hà Nội trả lời đầy đủ cho 21 câu hỏi đã được đặt ra trong cuộc họp báo. Cũng như trước đó, Giám đốc Công an thủ đô đã phải lên tiếng phủ nhận những kẻ bày chuyện múa hát phá đám cuộc tưởng niệm 64 chiến sỹ VN hy sinh ở đảo Gạc Ma là của Công an hay Tuyên giáo thành phố, còn khẳng định rằng đội ngũ «dư luận viên» của Đảng CS và chính quyền không bao giờ xuống đường phá đám các cuộc biểu tình, lại còn ca ngợi những người dự tưởng niệm trước tượng Lý Thái Tổ là công dân thủ đô yêu nước. Công dân thủ đô hãy ghi nhận lời Giám đốc Công an thành phố, từ nay nhân dân xuống đường biểu tình ôn hòa, kẻ nào ngăn chặn phá đám đều không phải là người của Công an hay Tuyên giáo thành ủy, họ là kẻ phá hoại xã hội dân sự, là kẻ phạm pháp. Họ là những kẻ «cầm đèn chạy trước ô tô», «kẻ nhanh nhẩu lập công với đảng, nhưng lại bị vô thừa nhận», như nhiều nhà báo tự do nhận định, thật tội nghiệp, bẽ bàng cho họ.

    Rõ ràng công dân thủ đô đầu năm 2015 đã có một bước thức tỉnh đáng kể. Công dân thủ đô đã tỏ ra xứng đáng là công dân mũi nhọn của cả nước, bước đầu làm gương dẫn đầu công dân cả nước, làm ngòi nổ cho cuộc đấu tranh của toàn dân.

    Trí thức thủ đô, nghệ sỹ thủ đô, phụ nữ thủ đô, thanh niên thủ đô, nhà báo thủ đô, thiếu nhi thủ đô…hãy tự hào, khiêm tốn nhận rõ vị trí trung tâm của mình, vai trò tiền phong của mình để đi đầu, lôi cuốn công dân cả nước vào cuộc đấu tranh đòi quyền sống, dân chủ, tự do, nhân quyền đang mở rộng và có nhiều triển vọng.

    Rồi đây cuộc đấu tranh của toàn dân sẽ bước vào tình thế quyết liệt, khi các văn kiện Đại hội XII của Đảng CS được đưa ra thảo luận từ Đại hội đảng bộ cơ sở trở lên và lấy ý kiến của mọi công dân. Các văn kiện ấy cho đến nay vẫn kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin đã bị cả loài người lên án, kiên trì chủ nghĩa CS và chủ nghĩa xã hội mơ hồ có hại, kiên trì chế độ độc đảng tệ hại kéo dài, kiên trì nền kinh tế lấy quốc doanh làm chủ đạo đang tàn phá nền kinh tế quốc dân. 4 gông xiềng chính trị khủng khiếp này còn nguy hiểm, tệ hại gấp bội phần việc tàn phá cây xanh, tàn phá môi trường sống của toàn dân ta. Tuy các quan điểm ấy nằm trong văn kiện của Đảng CS, thảo luận quyết định trong các cuộc họp của Đảng CS, nhưng lại là gông cùm xiềng xích đối với mỗi công dân, mỗi gia đình vì Đảng CS vẫn tự nhận là lực lượng độc nhất lãnh đạo toàn diện thường xuyên của đất nước.

    Môi trường tự nhiên với dưỡng khí do cây xanh mang lại là điều kiện sống của thủ đô Việt Nam.

    Môi trường chính trị tự do dân chủ do quyền con người được tôn trọng là điều kiện sống, phát triển, hạnh phúc của đất nước Việt Nam. Nhất định chúng ta có đủ sức để dành lại quyền sống tự do, chỉ cần chung một ý chí, với nhiều sáng kiến sinh động, như cuộc đấu tranh bảo vệ cây xanh giữa thủ đô đã chỉ rõ.


    Nguồn: Dân Luận

Những người muốn "vùi chôn" thương binh VNCH

Những người muốn "vùi chôn" thương binh VNCH

Tạp ghi Huy Phương


Hiện nay cộng đồng người Việt tị nạn trên thế giới, không phải chỉ có hằng trăm mà hằng nghìn tổ chức và cá nhân đứng ra quyên góp tiền để giúp cho thương binh VNCH ở quê nhà.



Qui mô nhất ở Hoa Kỳ có Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh-VNCH, với sự yểm trợ nhiệt tình của Trung Tâm Asia và đài SBTN, đã tổ chức 8 lần đại nhạc hội ngoài trời, gây quỹ giúp thương binh. Ngoài ra, còn có Bác Sĩ Phạm Minh Hiển ở Pháp với các hoạt động gây quỹ yểm trợ các thương binh, Hội Bạn Thương Phế Binh VNCH Nam Úc với Bác Sĩ Ngô Anh Tuấn và nhiều tổ chức thiện nguyện khác mà chúng tôi không có đủ thông tin để trình bày ở đây.

Khiêm nhường hơn chúng ta đã có những Foundation nhỏ như Dương Lạc Foundation ở San José mỗi năm giúp được cho thương binh vài chục nghìn đồng. Chúng ta cũng không thiếu những gia đình hảo tâm, tự nguyện trực tiếp giúp cho một vài thương binh vào các dịp Lễ Tết.

Ở trong nước những năm gần đây, các đoàn thể tôn giáo cũng bắt đầu “không biết sợ” khi tập họp một số thương binh VNCH lại để phát quà hay khám bệnh, quan tâm đến đời sống và sức khỏe của anh em đã hy sinh một phần thân thể của mình trong cuộc đấu tranh chống Cộng Sản xâm lăng.
Ngoài những tổ chức phát quà từ thiện, Hòa Thượng Thích Không Tánh còn tổ chức những buổi gặp gỡ gọi là “Tri ân Quý Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa” (TPB-VNCH). Khi các cơ quan tôn giáo “không biết sợ” thì chính quyền Cộng Sản bắt e dè. Hòa Thượng Thích Không Tánh cho biết ông cùng các chức sắc Phật Giáo, Cao Đài, Tin Lành, đã bị giới chức trách tỉnh Thừa Thiên Huế trục xuất khỏi địa bàn tỉnh lúc nửa đêm 14 tháng 3, 2015 với lý do mơ hồ là, “Nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên có quyền trục xuất người ra khỏi tỉnh.”



Cũng trong chiến dịch “Tri Ân,” Dòng Chúa Cứu Thế Saigon trong thời gian qua đã nhiều lần tổ chức những buổi khám bệnh, dùng cơm, phát quà, tổ chức mổ mắt cho thương binh VNCH gọi là để chia xẻ, nâng đỡ tinh thần và vật chất cho anh em.

Những nhà hảo tâm ở hải ngoại của chúng ta không phải là nhưng người làm việc không suy nghĩ, cẩu thả, trong việc kiểm soát hồ sơ của các thương binh. Phần lớn họ là cựu quân nhân hay có gia đình liên hệ đến cuộc chiến, có kiến thức về quân sự và hiểu biết về tình trạng của những thương binh VNCH.

Số thương binh miền Nam còn quá nhiều, dù sự giúp đỡ của chúng ta, từ các cộng đồng người Việt tự do ở hải ngoại, có cố gắng bao nhiêu chăng đi nữa, cũng chỉ mang lại cho anh em thương binh, một món quà an ủi khiêm nhường, chứ không hề nuôi sống được ai.

Cũng có thể một thương binh ở Việt Nam nhận được sự giúp đỡ của nhiều nguồn, cũng có những thương binh, khi tình cờ được một du khách thăm hỏi, đã trả lời chưa hề nhận được sự giúp đỡ của bất cứ ai.

Sở dĩ chúng tôi phải nói dài dòng như vậy là vì chuyện thương binh VNCH là chuyện “việc thật, người thật.” Thương binh VNCH là những người còn sống, có thể tiếp xúc được, có giấy tờ chứng minh lai lịch, không phải là những bóng ma hư ảo, mà các cơ quan thiện nguyện đã hết lòng vì thương binh, phải đốt vàng mã, hay “đô la âm phủ” về cho họ.

Gần đây có một số người chủ trương và tung tin, “Thương binh VNCH chết hết rồi, bốn mươi năm qua, giờ đây còn có ai là thương phế binh nữa! Đó chỉ là thương binh giả, thương binh ma và thương binh Việt Cộng!”

Ngồi trước mặt tôi là một nhân vật có chút tiếng tăm trong cộng đồng, một cựu quân nhân. Anh nói thẳng với tôi, vẫn ý trên, và kết luận, “Bây giờ không còn ai là thương phế binh VNCH nữa!”
Tôi hỏi lại anh, “Anh và tôi đều cựu quân nhân được may mắn sang đây! Năm nay anh đã 73 tuổi và tôi gần 79. Anh và tôi còn sống, vì sao những thương binh cùng lứa tuổi anh với tôi lại phải chết hết. Không phải vì họ nghèo, tuyệt vọng mà bốn mươi năm nay. không còn ai hiện diện trên trái đất này!

Có những người thương binh miền Nam trẻ nhất, 18 tuổi, mới nhập ngũ đầu tháng 4, 1975, bị thương tật, cộng với 40 năm nay, họ chỉ mới 58 tuổi, còn trẻ hơn anh 15 tuổi, nhỏ hơn tôi 21 tuổi. Tôi và anh còn sống sờ sờ ra đây, sao anh bắt họ phải chết!”

Một phụ nữ tôi không biết mặt, đã điện thoại nói với tôi, “Tôi sợ các thương phế binh mà các anh giúp đỡ là thương phế binh ma và thương binh Việt Cộng!” và cũng trở lại điệp khúc, “Giờ này làm gì còn thương phế binh VNCH!”

Tôi không trách người đàn bà này, có thể bà không biết nhiều về quân đội hay có liên hệ gì với cuộc chiến đã đổ bao nhiêu xương máu vừa qua, nhưng tôi không chấp nhận người đồng ngũ với tôi đã tàn nhẫn phủ nhận sự sống còn của hơn 10,000 hay hơn thế nữa, người thương phế binh VNCH vẫn còn hiện diện nơi quê nhà của chúng ta.

Tôi cay đắng cho đây là thái độ muốn “vùi chôn” anh em thương phế binh của chúng ta.

Quên đi rồi, có nghĩa là phủi tay, không có trách nhiệm gì nữa, không mất đi một đồng bạc nào vì cái ý nghĩ, “Giờ này làm gì còn thương phế binh VNCH!”

Tôi nghĩ viên cựu sĩ quan này, người vẫn còn thường thích mặc áo trận trong các dịp lễ lạt, không lẽ không còn một người lính dưới quyền nào sống sót đang ở Việt Nam? Có chăng thì ông cũng phủ nhận sự sống đó. Nhận họ còn sống, có nghĩa là còn nhận lấy trách nhiệm với anh em đồng đội của mình. “Vùi chôn” họ có nghĩa là quay mặt với những sự thật, với nỗi khổ đau có thật của “bạn bè” mình.

Chỉ cần gõ cửa một cơ quan thiện nguyện, đưa ra một tên người và một số quân, mà ông ta nghĩ rằng là “ma” để xem hồ sơ, và nếu cần tiếp xúc qua điện thoại, để gặp người thương binh bên kia đường dây ở Việt Nam. Có nhiều người hành động theo cảm tính, và định kiến, mà không cần nghe, cần thấy những điều gì gọi là sự thật.

Cuối tháng 4, 1975, quân đội miền Nam đã bị bức tử. Cộng Sản cũng không bao giờ muốn nhắc đến mấy tiếng Việt Nam Cộng Hòa. Chuyện người Việt trên cả thế giới giúp thương phế binh VNCH cũng là điều chính phủ Cộng Sản Việt Nam không hề muốn. Tôi chưa vội trách họ, những người vẫn coi chúng ta là kẻ thù. Tôi trách những người đã từng cầm súng như những anh em thương binh của chúng ta, và những kẻ hoàn toàn không có kiến thức, đang muốn “vùi chôn” những người vốn đang dở chết, dở sống!


Huy Phương

http://www.nguoi-viet.com/absoluten…/…/viewarticlesNVO.aspx…

TẠI SAO CÔNG NHÂN POU YUEN ĐÌNH CÔNG?

Tại sao công nhân Pou Yuen đình công?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
 
Hàng nghìn công nhân Công ty Pouyen Việt Nam (TP HCM) đã xuống đường tuần hành phản đối quy định bảo hiểm mới trong 5 ngày qua. 31/3/2015
 
Hàng nghìn công nhân Công ty Pou Yuen Việt Nam (TP HCM) đã xuống đường tuần hành phản đối quy định bảo hiểm mới trong 5 ngày qua. 31/3/2015
 
 
 
Công nhân của Pou Yuen đã đình công để chống lại một luật mới về BHXH sẽ có hiệu từ từ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Đây là vụ đình công lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay không phải chống lại giới chủ nhân mà nhằm chống lại một đạo luật của nhà nước về BHXH.

90 ngàn công nhân hãng gia công giày Pou Yuen vốn 100% của Đài Loan vào sáng ngày 26 tháng 3 tập trung tại khuôn viên của công ty Pou Yuen nằm trong khu công nghiệp Tân Tạo thuộc phường Tân Tạo quận Bình Tân, nhằm chống lại các quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không cho người tham gia bảo hiểm được hưởng tiền một lần sau khi nghỉ việc, mà phải đợi đến tuổi về hưu.

Không đồng ý về bảo hiểm mới

Ngày hôm sau 27 tháng 3 cuộc đình công vẫn tiếp diễn, theo lời nhân chứng thì công nhân rất trật tự và cho tới giữa ngày vẫn không có cuộc xô xát nào xảy ra. Một công nhân cho biết:

-Có cái đoàn Cựu Chiến binh và Hội phụ nữ người ta tới hỏi thăm. Công an đứng rất nhiều chung quanh công ty. Bên công ty Pou Yuen và bên Bảo hiểm thì người ta đang đổ trách nhiệm qua lại. Có thông tin nói là bên Bảo hiểm đổ thừa cho công ty Pou Yuen là đã trốn đóng bảo hiểm 3 tháng nay còn bên công ty Pou Yuen thì lại đổ cho bên bảo hiểm, hai bên để qua đổ lại còn công nhân thì 3 tháng nay vẫn bị trừ tiền bảo hiểm của họ. Nói chung hiện tại công nhân rất đoàn kết nhưng mà còn lẻ tẻ vì không có người cầm đầu lãnh đạo.

Khi được hỏi việc hai công nhân bị giựt điện vào ngày 27 tháng 3 có thể một người đã chết bây giờ tình trạng của họ ra sao anh công nhân của Pou Yuen nói với chúng tôi:

-Hiện tại tụi em cũng đang cố đi tìm cái thông tin của những người đó nhưng chưa biết ở nơi nào. Sau khi những người này bị giựt điện xong thì tin tức bị giấu biệt tăm luôn  không ai liên lạc được với những người đó hết.

Sáng ngày 29 tháng 3 loa chính của công ty kêu gọi công nhân bình tĩnh và cho biết là công ty đang kiến nghị nhà nước có giải thích cụ thể việc áp dụng luật Bảo hiểm xã hội theo như nguyện vọng của công nhân.

Vào ngày 30 tháng 3, hàng ngàn công nhân tiếp tục tuần hành trong khuôn viên công ty Pou Yuen, sau đó kéo ra khu vực cầu vượt, quốc lộ 1A trước cửa công ty để tiếp tục tuần hành. Số lượng rất lớn công nhân và người đi đường đã gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng ở khu vực này. Một số tuyến đường bị phong tỏa, buộc các phương tiện lưu thông phải chạy sang các tuyến khác.

Chiều ngày 30 tháng 3 ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nói với báo chí rằng "Việc thu hẹp đối tượng bảo hiểm xã hội một lần đã được tính toán để đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi về già vừa có lương hưu, vừa có bảo hiểm y tế phòng khi ốm đau, bệnh tật. Trong thời gian chờ đến tuổi nghỉ hưu, người lao động vẫn có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi tìm được việc làm mới hoặc tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện”

Luật sư Lê Thị Công nhân, đại diện cho tổ chức Lao Động Việt tại Việt Nam cho biết nhận xét của bà trước Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 này:

- Sự thay đổi này nó là một bước lùi trong cái quyền của người lao động. Gọi là bước lùi vì trước đây người ta có hai sự lựa chọn, người ta có thể lấy một lần hoặc có thể đợi đến khi đủ thời gian nhưng bây giờ thì người ta không cho việc lấy một lần nữa. Vấn đề ở đây là quyền được lựa chọn nó sẽ liên quan trực tiếp đến mỗi người, đến hoàn cảnh cụ thể của người ta. Sau khi lý lẽ của nhà nước đưa ra nhằm thay đổi đến giá trị của số tiền thì nó không thay đổi, không những thế mà người ta còn cho rằng nó được bảo đảm hơn thì đây chỉ là một sự ngụy biện vì hơn ai hết chính người lao động, chính bản thân từng cá nhân người lao động người ta tự biết điểu gì hợp với họ hơn và vì thế nó sẽ có ý nghĩa, giá trị với họ hơn.

Đáng tiếc luật lao động mới và những quy định hướng dẫn thì người ta đã thay đổi hẳn cái điều khoản cho người lao động có quyền lựa chọn và theo tôi thì đây là điều rất là quan trọng bởi vì đi làm thì ai cũng muốn kiếm sống mà cụ thể là được trả lương được trả bảo hiểm mà bây giờ lại không cho người ta khả năng lựa chọn để lấy bảo hiểm linh hoạt như vậy là một điều rất là dở.

Vào lúc 9 giờ sáng ngày 31 tháng 3 ông Lê Bạch Hồng, Thứ trưởng Bộ Lao động và Thương Binh Xã Hội cho chúng tôi biết:

-Đình công là vì công nhân người ta không hiểu thôi, chính sách của nhà nước là đảm bảo quyền lợi lâu dài của người lao động. Bây giờ Bộ Lao động đã cử người vào giải thích rồi, chuẩn bị họp đấy chỗ bên văn phòng.

Lấy quỹ bảo hiểm đầu tư bên ngoài

Theo nhận xét của rất nhiều người có quan tâm tới Bảo Hiểm Xã Hội thì điều 60 của luật Bảo Hiểm Xã hội được Quốc hội thông qua ngày 20-11-2014 có thể liên quan đến việc quỹ Bảo Hiểm Xã hội có khả năng bị vỡ khi quỹ này có dấu hiệu đang được dùng để đầu tư bên ngoài.

Sáu tháng trước khi Quốc hội thông qua, ngày 24 tháng 5 năm 2014 Quốc hội đã thảo luận về Luật Bảo hiểm xã hội trong đó không ít đại biểu đã bất bình trước việc quỹ này đang được lấy ra để đầu tư ngoài nguyên tắc thông thường.

Đại biểu Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng BHXH được quyền lấy tiền của người lao động đóng góp để chi cho việc khác thì cần phải xem xét lại lý do từ đâu xảy ra tình trạng này. Đại biểu Lê Trọng Sang thì xác định BHXH đang đầu tư ra ngoài rất lớn nhưng lại mất khả năng thu hồi. Ông Sang lo lắng nếu cứ đầu tư bên ngoài như thế thì chuyện vỡ quỹ là không tránh khỏi.

Theo tường thuật của báo Lao Động thì trong cuộc họp này số tiền 1.052 tỉ của quỹ BHXH coi như mất trắng và Đại biểu Nguyễn Tấn Tuân thuộc đơn vị Khánh Hòa đặt vấn đề “Tại sao người lao động không đóng BHXH thì đòi xử lý hình sự, trong khi chúng ta lấy tiền của họ cho vay và làm thất thoát thì lại không ai chịu trách nhiệm?”.

Từ những thông tin này người công nhân cho rằng việc không chi trả một lần như trước khi có luật mới là nhằm kéo dài thời gian sinh lợi để bù vào số tiền thất thoát hiện nay mà quỹ BHXH đang gặp phải.

Một yếu tố quan trọng khác làm người công nhân băn khoăn khi quyết liệt đòi lãnh tiền BHXH một lần là do thiếu niềm tin vào quỹ BHXH có khả năng chi trả cho họ dài hạn hay không. Nếu quỹ BHXH bị vỡ thì ai là người bảo vệ quyền lợi của họ? Và nếu khởi kiện để đòi công bằng thì khởi kiện ai?
 
Luật sư Lê Thị Công Nhân nhận xét vụ đình công này là dấu hiệu đáng mừng của người công nhân vì đã biết tự bảo vệ mình trước khi tình huống xấu nhất chưa xảy ra:

-Nó không xuất phát từ những sự việc có tính chất nóng bỏng, những mâu thuẫn tranh chấp trực tiếp hoặc là những vấn đề mang tính bạo lực, bạo hành trong lao động giữa giới chủ và người công nhân mà nó xuất phát từ những thông tin thay đổi ảu quy định pháp luật ở trên thượng tần kiến trúc xã hội như vậy thì đây là một bước tiến đáng mừng của người công nhân lao động họ đã nhận thức cao và thái độ ứng xử rất tích cực. Phài nói rằng họ đã bắt đầu quan tâm hơn đến những vấn đề chính trị, chính trị là làm luật mà, biết xuống đường ngay từ khi có những thay đổi ngay từ bên trên chứ không đợi cho đến khi nó trực tiếp xảy ra đối với cá nhân của từng người.

Cho đến chiều ngày 31 tháng 3 chính quyền vẫn chưa thể giải thích cho công nhân một cách thỏa đáng. 90 ngàn công nhân của công ty Pou Yuen là một con số rất lớn so với sự kiểm soát rất nghiêm ngặt của chính phủ Việt Nam. Công nhân tập trung được do cùng phát xuất sự thiếu niềm tin từ nhà nước.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng người công nhân khi tập trung lại với con số lớn thế thì thật đáng lo ngại vì không ai tiên đoán được việc gì sẽ xảy ra sau đó cho kinh tế Việt Nam, đặc biệt đối với những nhà đầu tư nước ngoài.


Nguồn: RFA Tiếng Việt

Việt Nam ‘sập bẫy’ Trung Quốc trong vụ bauxite Tây Nguyên?

Việt Nam ‘sập bẫy’ Trung Quốc trong vụ bauxite Tây Nguyên?

 
Giới trí thức ở Việt Nam từng lập một trang web mang tên bauxite Việt Nam để nêu lên những mối nguy hại của dự án này.





Một loạt các tờ báo ở trong nước dẫn lời các chuyên gia cho rằng Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản VN (TKV) đã “sập bẫy” giá rẻ của phía Trung Quốc trong dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.


Theo tường thuật của tờ Tuổi Trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng, nói tại một cuộc hội thảo rằng TKV bị “sập bẫy” vì đã “bỏ qua việc thuê tư vấn làm hồ sơ mời thầu, thiết kế kỹ thuật, đánh giá hồ sơ.”

Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về nhận định đăng tải trên báo chí Việt Nam.

Từ Bộ Công thương cho tới TKV (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam) tìm mọi cách từ năm 2009 cho tới nay nói cho được rằng cái việc đó chỉ lỗ trong mấy năm thôi và đến những năm 2020 chẳng hạn thì sẽ lãi, còn sau đó thì bắt đầu sẽ lãi và càng ngày càng lãi to. Thì đấy chỉ là những thứ ảo tưởng. Bây giờ người ta biết được sự thật đấy thì người ta phải nói.
 
Giới trí thức ở Việt Nam từng lập một trang web mang tên Bauxite Việt Nam để nêu lên những mối nguy hại của dự án này.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người đồng chủ trì trang mạng đó, nói với VOA tiếng Việt về những thông tin trên báo chí Việt Nam:

"Có thể có những nhóm này và nhóm khác được bật đèn xanh để nói thì có những tờ báo người ta lên tiếng. Đây cũng là một cơ hội để cho toàn dân nhìn thấy rõ hơn cái thực chất ngành khai thác bauxite làm ăn dấm dúi, và không có thực chất, nhưng mà vẫn khoe mẽ ra bề ngoài rằng đó là việc tốt. Việc này, chúng tôi biết từ lâu nhưng mà chúng tôi vẫn lặng lẽ. Cho tới bây giờ, được nói rõ lên thì tôi nghĩ đó là điều rất là hay. Các nhà khoa học từ trước tới giờ tôi vẫn thấy người ta nói theo một chỗ đứng mà chỗ đứng ấy là chỗ mà trang bauxite chủ trương và nhìn thấy sự thật. Cho nên chúng tôi không bao giờ lùi bước trước việc này”.

Khác với những tiếng nói chỉ trích lẻ tẻ thời điểm dự án bắt đầu được tiến hành những năm đầu 2000, nay truyền thông trong nước đã nhiều lần lên tiếng về sự thua lỗ của dự án liên doanh với Trung Quốc.
Theo nhận định của các chuyên gia, nhà máy tại Tân Rai có thể lỗ khoảng 460 tỷ đồng trong 3 năm đầu, trong khi con số ở Nhân Cơ là 3.000 tỷ cho 6 năm.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi nhận định thêm với VOA Việt Ngữ về những chuyển biến trong dư luận xã hội về dự án bauxite trong những năm gần đây:


Đây cũng là cơ hội để cho toàn dân nhìn thấy rõ hơn cái thực chất ngành khai thác bauxite làm ăn dấm dúi, và không có thực chất, nhưng mà vẫn khoe mẽ ra bề ngoài rằng đó là việc tốt. Việc này, chúng tôi biết từ lâu nhưng chúng tôi vẫn lặng lẽ. Cho tới bây giờ, được nói rõ lên thì tôi nghĩ đó là điều rất hay.
 
“Từ năm 2009 cho tới bây giờ, không khí xã hội Việt Nam có khác đi rồi. Sự khơi động một phong trào dân sự đã khiến cho người ta mạnh dạn hơn trong việc nhìn vào thực tế. Không phải ở trên nói gì thì người ta cũng tin cả. Mà đặc biệt những vấn đề liên quan tới kinh tế và cái chuyện kinh tế này lại liên quan tới mối quan hệ giữa mình và Trung Quốc thì người ta rất nhạy bén. Cho nên chuyện bauxite ở Tân Rai ở Tây Nguyên là một vấn đề vẫn nằm trong trái tim của người ta, người ta thấp thỏm. Đến bây giờ thì chuyện lỗ không thể giấu đi đâu được nữa. Từ Bộ Công thương cho tới TKV (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam) tìm mọi cách từ năm 2009 cho tới nay nói cho được rằng cái việc đó chỉ lỗ trong mấy năm thôi và đến những năm 2020 chẳng hạn thì sẽ lãi, còn sau đó thì bắt đầu sẽ lãi và càng ngày càng lãi to. Thì đấy chỉ là những thứ ảo tưởng. Bây giờ người ta biết được sự thật đấy thì người ta phải nói”.

Truyền thông trong nước đưa tin, ước tính tổng số lỗ của dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) Nhân Cơ (Đăk Nông) trong năm 2015 sẽ vào khoảng 37,4 triệu USD.

Các học giả thuộc trang bauxite Việt Nam từng nhiều lần gửi thư lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước "khẩn thiết yêu cầu" dừng ngay các dự án bauxite.

Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam khẳng định cam kết làm các dự án được gọi là "chủ trương lớn".


Nguồn: VOA Tiếng Việt

BÀN VỀ VĂN HÓA VỖ TAY

Bàn về văn hóa vỗ tay



Thử nhìn xem các cuộc biểu diễn  văn nghệ, hội nghị, nếu có người nước ngoài, cho dù họ chưa hiểu về tiếng Việt, văn hóa nghệ thuật của nước nhà nhưng cái vỗ tay của họ thật chân thành và đúng mực.

Còn thực trạng chuyện vỗ tay của chúng ta thì sao?

Hiện nay tệ văn mẫu thời học sinh đã lan sang Diễn văn mẫu khi tổ chức hội nghị. Chẳng hạn đoạn Diễn văn mẫu này ở đâu cũng có: Tới dự hôm nay chúng tôi trân trọng giới thiệu đồng chí… (dừng) vỗ tay. Lời đầu tiên cho phép tôi thay mặt…, xin nhiệt liệt chào mừng…(dừng) vỗ tay.  Xin trân trọng cảm ơn…. Xin gửi lời chúc sức khỏe đến đống chí… (dừng) vỗ tay. Cho nên mọi người dự hội nghị đã thành lệ, hệ thấy một khoảng trống không có âm thanh là lại đồng loạt… vỗ tay.

Chính phủ ra hẳn một nghị định chế tài rằng trong hội nghị chỉ cần “kính thưa” một bác “to” nhất. Thế nhưng nhiều năm qua, kể từ khi cái nghị định ấy ra đời, phần kính thưa tại hội nghị, hội thảo, tổng kết vẫn hơi bị dài. 

Sau mỗi lần giới thiệu, khổ chủ đứng lên, ngoái xuống, người giơ tay vẫy, vái, kẻ gật đầu chào. Dĩ nhiên sau màn đứng lên thụp xuống đáp lễ gượng gạo ấy lại là…vỗ tay. 
Khổ nhất cho mấy vị có chức vụ be bé cũng được giới thiệu, thường là sau cùng, vì thế chỉ được lộp độp vài ba tiếng vỗ tay rời rạc, nghe rất thảm.

Gần đây nhiều ca sỹ, có hạng hẳn hoi, khi hát, một tay họ vỗ vào micro ngỏ ý xin được mọi người vỗ tay cùng hoặc chỉ trỏ bốn phương, tám hướng xuống khán giả để tìm fan hưởng ứng,  rốt cuộc cũng chỉ để  xin một tràng pháo tay cho xôm trò mà thôi. 

Rồi các MC từ tổ chức sự kiện lớn lao, hoành tráng  đến tổ chức đám cưới, cũng  xin quý vị và mọi người một tràng vỗ tay có được không ạ,…

Không phải chỉ có giải trí mới xin vỗ tay mà trong một số cuộc họp, hội nghị, khi lãnh đạo hoặc người dẫn chương trình muốn “xin ý kiến hội nghị” thì việc vỗ tay ở ta còn biểu thị thái độ đồng ý, đồng tình. 

Nhiều cuộc họp lấy “ biểu quyết” đơn giản chỉ là “Nếu hội nghị  đồng ý xin mọi người cho  một tràng vỗ tay”. Như vậy cái vỗ tay còn đại diện cho tính dân chủ, thống nhất, công khai và đoàn kết cao độ.

Nhiều đại biểu đứng trên lễ đài, sân khấu khi phát biểu xong đã gương mẫu tự vỗ tay, tự tán thưởng mình trước, và như để  bắt nhịp nhắc khán giả đừng quên mất cái … vỗ tay!

Có nhiều lần tôi chứng kiến sau lời phát biểu của diễn giả, hay xem xong một tiết mục văn nghệ, không chỉ người bị cụt tay mà nhiều người còn lành lặn nhưng họ chỉ góp phần “ âm thanh” qua việc dùng một tay vỗ vào đầu gối hoặc mặt bàn. 

Có kẻ lại lấy ngay bút viết gõ lên mặt bàn hoặc cuốn sổ tay để thay cho vỗ tay.

Nhớ lần cùng mấy người bạn mua vé xem biễu diến nghệ thuật, sau tiết mục của một SAO ca nhạc, mọi người võ tay râm ran, cậu bạn tôi khoanh tay im lặng. 

Nghe tôi hỏi vì sao cậu không vỗ tay tán thưởng ca sĩ? Cậu ta tỉnh bơ nói: Vỗ tay được tính trong giá vé cả rồi đấy.

Một số vụ án, khi quan tòa truyên án, bị can tái mặt, rụng rời chân tay, nhiều kẻ ngất xỉu trong lúc tiếng vỗ tay nổi lên râm ran của mọi người.

Trong phiên tòa phúc thẩm vụ án Nguyễn Đức Nghĩa, khi tòa tuyên phạt Nghĩa án tử hình, một loạt tiếng vỗ tay trong hội trường vang lên. 

Tiếng vỗ tay ấy tán dương cho quyết định đúng đắn của hội đồng xét xử về cái giá mà kẻ tử tù phải nhận? Hay đơn giản chỉ là tiếng vỗ tay một cách vô thức của những người có mặt tại phiên tòa? 
Dù mang ý nghĩa gì đi nữa thì vỗ tay trước cái chết của một con người, phải chăng là một hành động thiếu nhân đạo?

Khi vỗ tay “nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu, các vị khách quý” trong một chương trình, một buổi lễ, một cuộc họp,…là đúng. 

Nhưng ngay cả khi đại biểu, khách quý đến muộn cũng vỗ tay mới vô lối và khó hiểu. Vỗ tay chào đón như thế khác nào đồng ý với sự tùy tiện, sai giờ giấc của cấp trên? 

Việc đặt ra nội quy đi học đúng giờ đối với học sinh, sinh viên, đi làm đúng giờ với công nhân, viên chức còn có ý nghĩa gì khi sự chậm trễ của “các vị khách quý” lại luôn được vỗ tay tán dương..

Nhà văn Trần Nhương đã hài hước đánh giá về chuyện vỗ tay ở  Đại hội VIII Hội nhà văn Việt Nam là:“Đại hội có nhiều tiếng vỗ tay nhất. Có tới 90% tham luận được vỗ tay mời xuống. Điều đó chứng tỏ nhà văn chúng ta rất chịu khó tập thể dục nên chi trên khỏe mạnh

Như vậy cái vỗ tay còn có ý nghĩa khác đó là sự “phản đối, triệu hồi”.

Nghĩ cũng lạ, ở ta, cái nơi cần vỗ tay đúng chỗ đúng lúc thì được tự do; trong khi ở một không gian khác, rất cần sự thoải mái, tự do khoáng đạt thì lại chỉnh tề đến khắt khe. 

Tôi đang nói tới tiếng vỗ tay ở chương trình “Chúng tôi là chiến sỹ” trên VTV, ở đó mang màu sắc quân đội, nghiêm cẩn như duyệt binh. Đúng nhịp và đều tăm tắp như thế chắc chắn phải tuân thủ chương trình của đạo diễn, quy định của Ban tổ chức.

Có lần xảy ra chuyện “vỗ tay trong tang tóc” của tang chủ mới trớ trêu làm sao. 

Đó là lần nhạc sỹ Nguyễn Nam ra đi. Các nghệ sỹ bày tỏ lòng tiếc nhớ Nguyễn Nam bằng cách đồng thanh hát. Kết thúc cách hát độc đáo đó là một tràng vỗ tay vô duyên hết mức. Cả hai hành vi này đã tước đoạt mọi cảm xúc thương tiếc cần có của một sự kiện chia buồn trong tang lễ.

Các nghệ sĩ đến hát và … vỗ tay tiễn đưa nhạc sĩ Nguyễn Nam)  

Trong một chương trình thi hát cổ nhạc trên HTV9, NSƯT Bạch Tuyết trước khi vào phần nhận xét thí sinh, đã xin khán giả đôi phút để bày tỏ sự tiếc thương đạo diễn Trần Kiên, vừa qua đời vì một tai nạn giao thông trên đường đi quay chương trình, mà Bạch Tuyết cũng có mặt trên chuyến xe đó. 

Nói xong, nữ nghệ sĩ cúi đầu trầm mặc. Đúng lúc đó, tiếng vỗ tay lại rào rào nổi lên. Máy quay cận cảnh, khán giả xem đài thấy rõ cái nhíu mày bực bội của Bạch Tuyết.

Có thể những khán giả dự phần trong hai chương trình trên vỗ tay như một phản xạ thường tình khi xem chương trình: MC giới thiệu ca sĩ, vỗ tay; ca sĩ chào khán giả, vỗ tay; ca sĩ hát xong, chẳng cần biết hay dở, vỗ tay

Những tiếng vỗ tay dần dà thành vô cảm một cách chuyên nghiệp. Giá như cái phản xạ tự nhiên đó có được sự kiểm soát cần thiết, để mỗi người biết vỗ đúng lúc và im lặng đúng lúc.

Nhớ lại có lần  cơ quan nọ có nhân viên mới đến, lãnh đạo giới thiệu thành viên mới, và ông ta cũng “đề nghị mọi người vỗ tay chào đón” cả cơ quan vỗ tay, nhưng âm thanh vỗ tay ấy nhỏ hơn tiếng vỗ tay khi chủ tịch công đoàn tuyên bố trưa nay mời tất cả anh em cùng ra nhà hàng X khai trương mùa thịt chó.

Thật là có muôn vẻ, đủ cung bậc của cái vỗ tay.

Khi sinh ra mới tập đi, ta được nghe, thấy ông bà, cha mẹ, các anh chị vỗ tay cổ vũ  bước đi  chập chững của  mình.

Khi lớn lên  xem biểu diễn nghệ thuật, tham dự nhiều  hội nghị, …. ta đều thực hiện động tác vỗ tay. 

Hành động vỗ tay thì thật giản đơn,  nhưng hãy suy nghĩ cho thấu đáo trước khi vỗ tay; vỗ tay ở đâu, khi nào, vỗ như thế nào là thích hợp thì chẳng dễ chút nào. 

Đã đến lúc, người Việt Nam chúng ta cần học vỗ tay sao cho lịch lãm, có văn hóa.


Nguồn: Báo Giáo Dục Việt Nam


CHUYỆN CON BÒ SỮA

Chuyện con bò sữa - Tony Buổi Sáng


Đầu năm nay, nghe thầy nói xuất hành hướng Đông Bắc mới tốt, Tony bèn book vé đi Nhật. Tony hay vậy, ai nói xuất hành hướng Tây là đi châu Âu, hướng Bắc là đi Nga, hướng Nam là đi Úc…thành một thói quen vô cùng giản dị.

Vừa sang Nhật, lên FB ghi check-in ở sân bay Narita khoe với bạn bè, bỗng dưng có comment của ông thầy bên Mỹ, dạy môn Leadership, nói thầy cũng đang ở Tokyo. Tony mới hẹn thầy đến quán cà phê hình logo con chim én, tên gì quên mất. Thầy dắt theo 2 anh bạn, 1 Nhật 1 Đức, đều là cựu hạc sinh khóa trên. Anh người Nhật làm tư vấn, anh người Đức làm cho một công ty sản xuất thiết bị di động lớn. Anh người Nhật nghe Tony từng làm việc cho big 6 của Nhật thì à nồ à nồ miết (big 6 của Nhật gồm 6 hãng lớn là Mitsui, Mitsubishi, Sumitomo, Fuyo, DKB, Sanwa họ gọi là Keiretsu, phải rất đẹp trai đẹp gái mới được nhận). Keiretsu tức tập đoàn sản xuất từ máy bay đến cây kim sợi chỉ, xây dựng sân bay, đường sá, bến cảng…với doanh số vài trăm tỷ đô, lớn hơn GDP của nhiều nước). Sau này, Hàn Quốc học tập mô hình Keiretsu để thành lập Chaebol như Samsung, Hyundai, LG, Kumho…Tony cũng bắt chước thành lập Tập Đoàn Phượng Tím nhưng vỏn vẹn có 2 nhân viên và 1 căn nhà cấp 4 xập xệ...suốt ngày bị bà chủ đòi tiền thuê nhà nheo nhéo ngoài cổng. Mang phận chủ tịch tập đoàn chứ chạy xe wave alpha, lâu lâu hết xăng thì dắt bộ, bịt khẩu trang, đeo kính đen kín mít vì sợ đối tác chạy xe hơi qua, nước văng vô mặt.

Lại lan man rồi Tony ơi. Thôi vô nội dung chính. Anh người Đức kể, trước đây các công ty công nghệ cao đều có nhà máy ở Trung Quốc, vì nhân công rẻ và có thể bán ra cho thị trường đông dân này. Nhưng chịu không nổi sau một thời gian. Anh kể, một buổi sáng bước vô nhà máy, quang cảnh vắng lặng như tờ. Nhân viên kéo nhau qua nhà máy bên cạnh hết, kể cả bảo vệ. Ảnh nói, lúc thấy nó xây một công trình gì to to bên cạnh với kiến trúc y chang là nghi rồi. Mọi thứ của nhà máy bên cạnh copy 100% như đúc. Thậm chí chỗ ngồi của cô Li phòng chứng từ cũng hướng ra cửa sổ màu xanh, số điện thoại 99999 thì biến thành 99998. Thương hiệu cũng na ná, bên này Honda thì bên đó là Hondao, bên này là Adidas thì bên đó là Adidos, bên này là Apple thì bên đó là Abble, bên này là quả táo cắn dở thì bên đó là quả dưa hấu cắn dở. Giám đốc các công ty Smartphone cũng mặc áo thun quần jean đi qua đi lại trên sân khấu, nói chuyện y chang Steve Job, và thậm chí có ông còn mơ ước bị ung thư chết ở tuổi 54 cho giống vĩ nhân. 

Thế là mấy công ty này phải sang các nước Đông Nam Á đặt nhà máy. Tuy nhiên, khó khăn nhất khi thuyết phục hội đồng quản trị mang nhà máy tỷ đô sang các nước ĐNA là tâm lý e ngại nguồn nhân lực không đủ khả năng vận hành. Như đợt tuyển cho nhà máy Intel ở Tp HCM năm 2008, trong 2000 kỹ sư và cử nhân tốt nghiệp ngành IT cả nước, chỉ có 40 người đạt tiêu chuẩn ngoại ngữ. Phần lớn không nghe tiếng Anh được (Tony về kiểm tra lại lời anh nói và phát hiện là đúng, link http://baodatviet.vn/…/intel-rot-tien-san-xuat-chip-tai-tr…/). 

Các bạn sinh viên Việt Nam đang học ngành công nghệ thông tin (IT) thân mến. Kể cho các bạn nghe chuyện này. Năm 2005, trên chuyến bay đi Texas, Tony ngồi cạnh 1 bạn tên Vương, người Đà Lạt. Đường dài nên nói chuyện đỡ chán. Bạn kể bạn tốt nghiệp tin học ĐH Bách Khoa, mù tiếng Anh vì nghĩ không học được. Ra trường xin việc không được nên mất 3 năm làm việc ở một cửa hàng sửa điện thoại di động, lương có 4 triệu. Bỗng dưng một lần, bạn đi về quê, ghé thăm ông chú ở Đức Trọng, nhà ông chú này nuôi bò sữa. Ông chú nói 1 con bò 1 tháng mang lại thu nhập cho chú ấy 5 triệu tiền sữa. Bạn nói lúc đó, trong lòng bạn suy nghĩ ghê lắm. Bạn bèn thay đổi, chứ vầy miết cuộc đời chán chết. Tiền 3 năm dành dụm, bạn đăng ký học 1 khóa IT ngắn hạn 6 tháng của một trung tâm Ấn Độ, vừa học IT vừa học ngoại ngữ như điên, tắm ngoại ngữ trong suốt 6 tháng đó, đi toilet cũng có cái máy đeo bên mình phát ra những bài hội thoại. Bạn xin được học bổng sang Ấn thực tập 1 tháng, vật lộn với cà-ri để tồn tại, “đến nỗi mồ hôi của em cũng mùi cà-ri luôn”- bạn kể.

Bạn kể, đúng như cuốn Thế Giới Phẳng viết, cả thành phố Bangalore làm việc 24h. Tổng đài điện thoại các công ty bên Mỹ chuyển sang Ấn, tiếp tân Ấn nghe, chuyển đến các bộ phận chăm sóc khách hàng. Rồi bác sĩ Mỹ khám bệnh, chụp X-quang, tới 5h chiều chuyển qua Ấn Độ, bên Mỹ ngủ 1 đêm, sang mai lên bệnh viện thì đã có thông tin đầy đủ bác sĩ bên Ấn Độ đọc, gửi lại, bác sĩ Mỹ chỉ việc kê toa. Gia sư Ấn Độ cũng lên mạng dạy kèm học sinh Mỹ, rồi kỹ sư cũng vậy. Do chênh lệch múi giờ nên bên Mỹ ngủ thì bên Ấn Độ thức, làm việc cho nước Mỹ, nhân viên ở Bangalore chứ hưởng lương Mỹ mấy ngàn USD là bình thường. 

Bạn kể bạn xin tham gia làm thêm với ông thầy. Sau 1 tháng, bạn về nước, làm gia công phần mềm cho ông thầy bên Ấn luôn, làm xong gửi online qua. Bây giờ bạn đi Mỹ xuất khẩu lao động, cũng ngành IT, tự tìm việc, tự xin visa, tự đi, kiếm tiền vài năm thì sẽ về Đà Lạt mở một trung tâm phần mềm, gia công xuất khẩu cho nước ngoài, giải quyết việc làm cho sinh viên tin học ĐH Đà Lạt, vốn rất giỏi nhưng không có đất dụng võ. Sinh viên VN thông minh lắm, nhưng ngoại ngữ thì kém do các bạn không chú trọng đầu tư học tập hoặc sai phương pháp. Nên kiếm tiền rất ít, uổng lắm anh à. Với kiến thức tin học đó, người có ngoại ngữ kiếm được 50 triệu tháng còn người không có ngoại ngữ chỉ kiếm được 1/10. 

Nghe bạn kể xong, Tony bèn bấm chuông gọi tiếp viên mang cho bạn ly sữa tươi. Bạn cười hi hí, nói anh thiệt là tâm lý…


Theo Tony Buổi Sáng Facebook

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 31/3/2015



Vòng quanh thế giới ngày 31/3/2015


1. Tin Thái Lan: Chính quyền quân sự sắp bỏ thiết quân luật

Ngày 31.3.2915, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha thông báo đã xin quốc vương Bhumibol Adulayej bãi bỏ tình trạng thiết quân luật, ban hành từ tháng 5/2014. Tuy nhiên, đây chỉ là một chiến thuật xoa dịu bất bình của công luận : Một sắc lệnh mới sẽ được ban hành để thay thế thiết quân luật.
Thiết quân luật ban hành vào ngày 22 tháng 5 năm 2014, hai ngày trước cuộc đảo chính lật đổ thủ tướng Yingluck, cho phép quân đội bắt giam, truy tố ra tòa án quân sự, kiểm duyệt báo chí và cấm các cuộc tập họp chính trị quá 5 người.


2. Tin Trung Quốc: Cựu thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc có 6 nhân tình

Trong quá trình điều tra tham nhũng, Ủy ban kiểm tra-lỷ luật trung ương (CCDI) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (TQ) phát hiện cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc có 6 nhân tình. Chiến dịch đả hổ đập ruồi của TQ sau khi “trảm” nhiều ruồi, đã đụng đến một trong những con hổ to nhất của chính quyền là Mã Kiện, cựu Thứ tưởng Bộ Công an Trung Quốc.
Theo các nhân viên điều tra, Mã Kiện có đến 6 cô nhân tình, 2 con trai ngoài giá thú và 6 biệt thự ở Bắc Kinh. Tờ New York Times đưa tin Mã đang bị điều tra vì nghi ngờ tham nhũng. Quá trình điều tra đã bắt đầu từ tháng 1.2015, khi ông Mã dính líu đến một vụ tham nhũng có liên quan đến Founder Group, một tập đoàn công nghệ lớn của TQ.

Theo Một Thế Giới

3. Tin Hoa Kỳ: Nổ súng gần Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, một người thiệt mạng

Một người thiệt mạng và hai người khác bị thương hôm thứ Hai sau khi cảnh sát liên bang nổ súng vào một chiếc xe tìm cách tiếp cận trái phép một khu phức hợp quân sự của Mỹ gần thủ đô Washington.
Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) cho biết giới chức an ninh đã bắn vào một xe chở hai người đàn ông cải trang làm phụ nữ sau khi chiếc xe tăng tốc tiến về phía một chiếc xe cảnh sát bảo vệ khu phức hợp Fort Meade, trụ sở của cơ quan tình báo Mỹ.


4. Tin Trung Quốc: Ra lệnh đóng cửa sân 'gôn'

Chính quyền Trung Quốc ra lệnh đóng cửa « 66 sân gôn bất hợp pháp » trên toàn quốc. Quyết định này phản ánh tâm lý nghi kỵ của đảng cộng sảng Trung Quốc đối với một môn thể thao bị xem là của giới thượng lưu tư sản.
 Theo bản tin của AFP, bộ lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc vửa mở lại cuộc chiến chống đánh gôn trong khuôn khổ chiến dịch bài trừ lối sống xa hoa của quan chức đảng và nhà nước.


5. Tin Singapore : Một thiếu niên bị ra tòa vì chế nhạo Lý Quang Diệu

Một thiếu niên 16 tuổi đã bị điệu ra trước một tòa án tại Singapore vào hôm nay, 31/03/2015, vì đã đưa lên mạng YouTube một video mang tính chỉ trích đối với cố lãnh đạo Lý Quang Diệu. Nếu bị xét là có tội, thiếu niên này có nguy có bị phạt đến 3 năm tù giam.
 Theo hãng tin Pháp AFP, thanh niên nói trên tên Amos Yee, đã bị câu lưu ngay ngày lễ mai táng ông Lý Quang Diệu hôm Chủ nhật 29/03 vừa qua. Trong một đoạn video khoảng 8 phút tựa đề « Rốt cuộc ông Lý Quang Diệu cũng đã chết », thiếu niên này đã cả gan chỉ trích người sáng lập đất nước Singapore, gọi ông là « một nhân vật khủng khiếp ».


6. Tin Việt Nam: 'Bãi công là hồi chuông cảnh tỉnh'

Cuộc đình công với sự tham gia của hàng nghìn công nhân ở TP.HCM là 'hồi chuông cảnh tỉnh' đối với các nhà làm luật, theo một luật sư trong nước.
Hôm 31/3, hàng nghìn công nhân tại nhà máy sản xuất giày của công ty Pou Yuen Vietnam, có 100% vốn nước ngoài của Đài Loan, đã tiếp tục đình công sang ngày thứ năm để phản đối các quy định tại điều 60, Luật Bảo hiểm Xã hội sửa đổi, hãng thông tấn Reuters cho biết. Theo luật này, công nhân sẽ phải đợi đến tuổi nghỉ hưu, tức nam giới là khi 60 tuổi và phụ nữ là 55 tuổi, mới được nhận trợ cấp.


7. Tin Nhật Bản: Gia hạn trừng phạt Bắc Hàn

Nhật Bản cho hay sẽ gia hạn trừng phạt Bắc Triều Tiên thêm hai năm nữa vì không có tiến bộ gì trong đàm phán về công dân Nhật bị nước này bắt cóc. Hồi tháng 7/2014, Thủ tướng Shinzo Abe nói ông sẽ nới lỏng cấm vận để khuyến khích chuyển biến trong quá trình đàm phán lâu nay bị đình trệ.
Thế nhưng ngày thứ Ba 31/3 Tokyo nói Bình Nhưỡng chậm trễ trong thông tin về chủ đề này. Nhiều người Nhật bị Bắc Hàn bắt cóc trong các thập kỷ 1970 và 1980 để huấn luyện điệp viên về văn hóa và ngôn ngữ.


8. Tin Trung Quốc: Không quân Trung Quốc tập trận ở phía tây Thái Bình Dương

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết lực lượng không quân nước này hôm thứ Hai đã tiến hành cuộc diễn tập đầu tiên ở tây Thái Bình Dương, một động thái có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng với các nước láng giềng ở Biển Đông.
Phát ngôn viên của lực lượng không quân Trung Quốc cho biết máy bay của Quân đội Giải phóng Nhân dân tiến hành những cuộc tập trận trên vùng biển phía tây Thái Bình Dương sau khi bay qua eo biển Ba Sĩ nằm giữa Đài Loan và Philippines, là vùng biển mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền.


9. Tin Đức: Phi công phụ của máy bay Germanwings từng có khuynh hướng tự sát

Các công tố viên của Đức nói phi công phụ của chiếc máy bay Germanwings, người bị cáo buộc cố ý đâm máy bay xuống dãy núi Alps, đã có những khuynh hướng tự sát trong quá khứ, nhưng dường như ổn định.
"Vài năm trước và trước khi có bằng lái máy bay, phi công phụ đã từng điều trị những khuynh hướng tự sát trong một khoảng thời gian dài," Christoph Kumpa, một phát ngôn viên của công tố viên thành phố Dusseldorf cho biết.


10. Tin Malaysia: Bắt 5 nhân viên tòa báo về tội xúi giục nổi loạn

Giới hữu trách Malaysia đã bắt 5 nhân viên của một trang mạng tin tức tư nhân và điều tra những người này về tội xúi giục nổi loạn. Phe đối lập và các tổ chức nhân quyền nói rằng đây là mưu toan mới nhất của chính phủ Malaysia nhằm đàn áp những người bất đồng chính kiến và hạn chế tự do ngôn luận.
Nhật báo mạng Malaysian Insider cho biết 3 biên tập viên cùng với chủ nhiệm và tổng giám đốc của họ đã bị bắt, rõ ràng là vì một bài tường thuật mới đây cho rằng chính phủ đã bác bỏ một đề nghị về việc áp dụng những sự trừng phạt nghiêm khắc của luật Hồi giáo.


11. Tin Miến Điện: Chính phủ và nhóm thiểu số vũ trang ký kết dự thảo ngưng bắn

Chính quyền Myanmar và 16 nhóm thiểu số vũ trang hôm nay ký kết dự thảo ngưng bắn nhằm chấm dứt nhiều thập niên xung đột tại nước này. Tổng thống Thein Sein bày tỏ vui mừng khi hai phía đồng ý ký kết dự thảo mà ông cho là giúp mở ra cánh cửa đối thoại chính trị cũng như những vòng hòa đàm thêm nữa trong tương lai.
Tin cho biết trong khi đại diện của chính quyền và 16 nhóm thiểu số vũ trang ký kết dự thảo ngưng bắn tại Yangoon thì ở biên giới phía bắc quân chính phủ và những nhóm vũ trang nổi dậy nhỏ vẫn đụng độ nhau. Điều này cho thấy còn nhiều thách thức trong việc ngưng chiến hoàn toàn trên đất nước Myanmar.


12. Tin Việt Nam: Bị công an truy đuổi, ba nữ sinh thương vong

Sau khi truy đuổi ba nữ sinh lớp 12 đi xe máy làm một em chết, hai em bị thương nặng, hai cảnh sát trực tiếp truy đuổi đã bỏ đi, bỏ nạn nhân “sống chết mặc bây.”
Tin cho biết, đến chiều 29 tháng 3, hai em Lê Thị Thanh Tuyền (18 tuổi) và Nguyễn Thị Thanh Lan (18 tuổi), cùng ở thôn Hội Mỹ, xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tây Hòa vẫn đang điều trị tại bệnh viện đa khoa Phú Yên. Em Tuyền bị chấn thương sọ não, nứt xương gò má, đa chấn thương vùng mặt, mắt. Còn em Lan bị gãy tay phải, đa chấn thương. Trong khi đó, gia đình em Võ Thị Thu Thảo (18 tuổi), thôn Hội Cư, xã Hòa Mỹ Đông, vừa làm xong lễ an táng cho con em.



Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Phương Nguyễn - Nước vừa thoát nghèo, mơ xây tháp cao nhất thế giới

    Phương Nguyễn - Nước vừa thoát nghèo, mơ xây tháp cao nhất thế giới

  •  
    Phương Nguyễn
     
    Tháp truyền hình Tokyo Skytree cao nhất thế giới hiện nay (634m). Dự án tháp truyền hình VN sẽ cao hơn 2m! - Ảnh: Tokyoskytree
     
    Tuổi Trẻ nhận được thư của một bạn đọc tên Phương Nguyễn, nhận là người đang công tác trong lĩnh vực truyền hình, nêu ra một số vấn đề xoay quanh dự án VTV xây tháp truyền hình cao nhất thế giới. 

    Có một sự kiện được rất nhiều người công tác trong lĩnh vực truyền hình bàn tán cũng như không ít người quan tâm hỏi han, đó là dự án xây tháp truyền hình cao nhất thế giới của Đài truyền hình VN (VTV).

    Ngày 10-3, tại khách sạn Hilton - Hà Nội đã diễn ra lễ ký thỏa thuận hợp tác thực hiện dự án đầu tư xây dựng tháp truyền hình VN, với sự tham gia của đại diện VTV, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Công ty cổ phần Tập đoàn BRG.

    Phát biểu tại sự kiện này, ông Trần Bình Minh cho biết độ cao của tháp truyền hình VN sẽ là 636m, cao nhất thế giới.

    Ông Trần Bình Minh chia sẻ: “Đó là mơ ước của VTV, mơ ước của không biết bao nhiêu thế hệ những người làm việc tại VTV”.

    Trong những ngày qua, tôi đã cất công tìm hiểu từ các nguồn tư liệu thì được biết tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay là Tokyo Skytree (Nhật Bản) với chiều cao 634m, còn tháp truyền hình VN theo dự án có chiều cao 636m.

    Mặc dù chủ đầu tư của tháp truyền hình Tokyo Skytree là Đài truyền hình NHK nổi tiếng hợp tác với năm đài khác, nhưng người ta khẳng định rằng công trình này là biểu tượng của Tokyo chứ không phải phục vụ cho truyền hình.

    Nếu ngày xưa, khi truyền hình còn truyền tín hiệu analog thì chiều cao của tháp đóng vai trò quan trọng, chứ ngày nay truyền hình thế giới đã và đang chuyển sang cáp, tín hiệu vệ tinh thì chiều cao của tháp là vô nghĩa.

    Như vậy, với lộ trình đến năm 2020 truyền hình VN sẽ chấm dứt hoàn toàn việc phát analog, thì tháp truyền hình VN cao nhất thế giới cũng sẽ như Tokyo Skytree (Nhật), tháp truyền hình Quảng Châu, Minh châu phương Đông - Thượng Hải (Trung Quốc) - các tháp truyền hình cao nhất thế giới hiện nay mang ý nghĩa biểu tượng là chính.

    Và chúng ta hãy xem Nhật và Trung Quốc xây dựng biểu tượng khi nào? Tháp Tokyo Skytree khởi công năm 2008, hoàn thành năm 2012; tháp Minh châu phương Đông xây vào đầu thập niên 1990 (cao 468m); tháp truyền hình Quảng Châu (cao 600m) xây năm 2005, hoàn thành năm 2009.

    Nghĩa là khi xây dựng những tháp truyền hình mang ý nghĩa biểu tượng này, Nhật và Trung Quốc đều là cường quốc hàng đầu thế giới. Chỉ riêng chúng ta là mơ mộng đến tháp truyền hình cao nhất thế giới khi mới vừa thoát nghèo!

    Đi sau những tháp truyền hình vĩ đại này là câu chuyện làm thế nào để khai thác hiệu quả, chứ không phải để nó biến thành “cục nợ”. Chúng ta hãy xem nhiều tòa cao ốc hiện nay ở VN phải thuê mướn các nhà quản lý nước ngoài, và nhiều nơi méo mặt vì chưa hiệu quả.

    Chúng ta được thiên nhiên ban tặng những kỳ quan như Hạ Long, hệ thống hang động Phong Nha hàng đầu thế giới, cao nguyên đá Đồng Văn kỳ vĩ... nhưng vẫn chưa khai thác tốt nhất cho du lịch. Với thực trạng như vậy mà mơ dùng tháp truyền hình cao nhất thế giới để kinh doanh, thu hút khách nước ngoài thì có quá viển vông chăng?

    Rất nhiều người dân như chúng tôi thấy rằng VN chúng ta mắc cái bệnh ưa thích “nhất thế giới”. Có điều những cái “nhất thế giới” ấy chẳng giúp VN thành rồng.

    Chúng tôi chỉ sợ rằng tô hủ tiếu lớn nhất thế giới, chiếc nón lá lớn nhất thế giới... chẳng gây thiệt hại gì đáng kể, chứ tháp truyền hình lớn nhất thế giới thì phải chi vào đấy cả tỉ USD (kinh phí xây dựng tháp Tokyo Skytree là 820 triệu USD), không cẩn thận lại thêm nợ.

    Còn nếu muốn “nhất thế giới”, tôi mong VTV đặt ra các dự án sau: đài truyền hình có nhiều chương trình hay nhất và mang tính giáo dục cao nhất thế giới, sáng tạo nhất thế giới (chứ không phải bỏ tiền tỉ đi mua bản quyền game show của thế giới), phục vụ người dân tốt nhất thế giới...


    Nguồn: Tuổi Trẻ

KÍNH GỬI ÔNG TỔNG GIÁM ĐỐC TRUYỀN HÌNH VN VỀ VIỆC XÂY DỰNG "THÁP TRUYỀN HÌNH CAO NHẤT THẾ GIỚI"

THƯ NGỎ

KÍNH GỬI ÔNG TỔNG GIÁM ĐỐC TRUYỀN HÌNH VN
VỀ VIỆC XÂY DỰNG "THÁP TRUYỀN HÌNH CAO NHẤT THẾ GIỚI"


Kính thưa ông Tổng giám đốc

Dư luận cả nước và thế giới đang vô cùng kinh ngạc nếu không muốn nói là phẫn nộ về việc Việt Nam tàn sát môi trường bằng chiến dịch chặt cây lâu năm trên các đường phố Hà Nội và dự án lấp sông Đồng Nai xây khu đô thị mới, thì lại rộn lên về dự án Tháp truyền hình... "cao nhất thế giới"!
Đông đảo người dân đã phản ứng trước hội chứng "nhất thế giới", "nhất châu Á", "nhất Đông Nam Á" từ chiếc bánh chưng, tô hủ tiếu, cho đến pho tượng Phật, ngôi chùa, đài kỷ niệm... nay không khỏi hoài nghi Tháp truyền hình sắp xây tổn phí khoảng 1 tỷ đô la liệu có công dụng thiết thực hay chỉ tô đậm thêm bộ mặt hãnh tiến của một quốc gia vừa thoát khỏi đói nghèo, đang chật vật cầu mong ngoại viện để ra khỏi cơn khủng hoảng kinh tế, trong khi người dân còn vô cùng thiếu thốn về mọi mặt, từ cái ăn hàng ngày đến trường học cho trẻ em, giường bệnh cho người đau ốm.

Chỉ nói về mặt công nghệ, nhiều chuyên gia đầu ngành, bao gồm những người từng ở cương vị lãnh đạo của ngành thông tin truyền thông, cũng không thấy được lý do chính đáng để Việt Nam phải xây một tháp truyền hình mới “cao nhất thế giới"!

Vì vậy, chúng tôi, những người tham gia truyền thông và những người quan tâm đến truyền thông quốc gia, xin gửi đến ông TGĐ mấy câu hỏi sau và yêu cầu ông trả lời công khai trước công luận:
1/ Tháp truyền hình tương lai có thực sự phục vụ yêu cầu phủ sóng toàn lãnh thổ trong khi nó chỉ phục vụ cho công nghệ analog, mà công nghệ này tới năm 2020 sẽ không được áp dụng trên diện rộng ở VN theo quy họach của ngành Truyền hình? Được biết hiện nay đa số chương trình truyền hình được truyền qua đường cáp và vệ tinh.

2/ Truyền hình dùng công nghệ analog có ưu điểm là phát sóng được tới các vùng xa xôi hẻo lánh với chất lượng cao, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết như qua vệ tinh. Nhưng địa hình nước ta dài nên nếu Tháp đặt tại Hà Nội thì chỉ Lào và Trung Quốc là tiếp nhận tốt. Có người đặt câu hỏi: hay VTV định dùng tháp này để truyền tiếp các đài truyền hình Trung Quốc chăng? 

3/ Hiện nay 63 tỉnh thành đều có tháp truyền hình riêng. Chưa có nước nào trên thế giới mà mỗi tỉnh nhỏ đều có một đài truyền hình (hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre cách nhau có 20km cũng có tháp truyền hình, phát thanh riêng). Vậy những đài truyền tiếp VTV ở các địa phương đã hoạt động hết công suất chưa? Đường trục cáp quang quân đội và VNTP có dung lượng rất lớn đã được sử dụng tối ưu chưa? Cần điều tra xem có bao nhiêu phần trăm người xem truyền hình đang dùng truyền hình cáp (có thông tin cho rằng phần lớn cư dân các đô thị đã chuyển sang dịch vụ này).

4/ Nếu những lý do chính trị, kinh tế, kỹ thuật để xây tháp truyền hình "cao nhất thế giới" đều không thuyết phục, phải chăng mục đích thật sự của Tháp truyền hình "cao nhất thế giới" là kinh doanh du lịch giải trí, hay quý đài còn ý đồ gì khác?   
 
Xin ông TGĐ trả lời những câu hỏi trên. Nếu ông thấy khó trả lời hoặc trả lời không thuyết phục, thì mong ông, với lòng tự trọng của một người có trách nhiệm cao của bộ máy truyền thông nước nhà, hãy cho dừng ngay dự án "cao nhất thế giới" này trước khi nó trở thành điều "bị chê cười nhất thế giới".

Kính chúc ông dồi dào sức khỏe và minh mẫn. 

1/ Nguyên Ngọc – nhà văn (Đại diện những người ký tên). Địa chỉ: Số 2 Trần Hưng Đạo, Hội An, Quảng Nam.
2/ Phạm Duy Hiển, kĩ sư đã về hưu, dịch giả, bút danh Phạm Nguyên Trường, 8 Yên Bái, Vũng Tàu.
3/ Hoàng Hưng – nhà thơ, dịch giả, nhà báo (nguyên Trưởng ban Văn hóa báo Lao Động Thời Đổi Mới), TP.HCM.
4/ Phạm Gia Minh - TS kinh tế, Phó Tổng thư ký Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, nguyên Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt nam, Hà Nội.
5/ Chu Hảo – nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường, Hà Nội.
6/ Lê Phú Khải – nhà báo, nguyên Phóng viên Đài Truyền hình Trung ương, Đài Tiếng Nói VN, TP. HCM.
7/ Hoàng Dũng – PGS TS Ngữ văn, Đại học Sư phạm TPHCM.
8/ Bùi Minh Quốc – nhà thơ, nguyên biên tập viên Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam, hiện sống và viết tại Đà Lạt.
9/ Phạm Toàn – nhà giáo dục, nhà văn, dịch giả, Hà Nội.
10/ Dương Tường – nhà thơ, dịch giả, Hà Nội.
11/ Nguyễn Thanh Giang – TS Khoa học, số nhà 5 ngõ 341, đường Trung Văn, Hà Nội.
12/ Võ Văn Tạo - nhà báo, 95/2d Bạch Đằng, Nha Trang, Khánh Hòa.
13/ Vũ Thế Khôi - Nhà giáo ưu tú, nguyên Trưởng khoa tiếng Nga Đại học Hà Nội, Hà Nội.
14/ Tô Lê Sơn- kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TPHCM.
15/ Vũ Hồng Ánh - nghệ sĩ đàn Cello, nguyên BTV Đài Truyền hình TPHCM, TP.HCM.
16/ Ý Nhi – nhà thơ, TP HCM.
17/ Vũ Ngọc Tiến - nhà văn, nhà báo, Hà Nội.
18/ Phạm Duy Hiển - Giáo sư vật lý, 12A02, nhà 34T, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.
19/ Trần Tiến Đức - nhà báo, đạo diễn phim tài liệu và đạo diễn truyền hình, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục-Truyền thông UBQG DS và KHH Gia đình, Hà Nội.
20/ Bùi Quốc Huy - BS, Bình Phước.
21/ Trần Minh Thảo - viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng.
22/ Tiêu Dao Bảo Cự - nhà văn tự do, Đà Lạt.
23/ Trần Đồng Minh - nhà giáo, nhà văn, Hà Nội.
24/ Nguyễn Huệ Chi - GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học Việt Nam, Hà Nội.
25/ Nguyễn Đăng Hưng - Giáo sư Danh dự trường ĐH Liège, Bỉ, Tổng biên tập tạp chí quốc tế APJCEN, hiện cư trú ở TPHCM.
26/ Tống Văn Công – nhà báo, nguyên TBT báo Lao Động, TP HCM.
27/ Nguyễn Quang A – Tiến sĩ khoa học, Hà Nội.
28/ Nguyễn Xuân Diện - Tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
29/ Lê Hoài Nguyên – nhà thơ, nguyên Giám đốc Điện ảnh Công an, Hà Nội.
30/ André Menras, Hồ Cương Quyết - nhà giáo, Pháp.
31/ Vũ Trọng Khải – PGS TS Kinh tế, nguyên Hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp & Phát triển nông thôn II, TP HCM.
32/ Phạm Đình Trọng - nhà văn, TPHCM.
33/ JB Nguyễn Hữu Vinh - Kỹ sư Xây dựng, Nhà báo tự do, Giáo dân Công giáo, Hà Nội.
34/ Hà Sĩ Phu - viết văn tự do, Đà Lạt.
35/ Lê Khánh Luận - TS Toán, nhà thơ, nguyên giảng viên trường ĐHKTế TP.HCM, thường trú 402/13 An Dương Vương, F4, Q5, TP. HCM.
36/ Kha Lương Ngãi – nguyên Phó TBT báo Sài Gòn Giải phóng, TPHCM.
37/ Nguyễn Thị Khánh Trâm - nghiên cứu viên văn hóa, TP HCM.
38/ Mai Thái Lĩnh - nhà giáo, nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt.
39/ Hồ Ngọc Nhuận - nguyên chủ bút nhật báo Tin Sáng, Sài Gòn (1968-1972; 1975-1981), TPHCM.
40/ Nguyễn Đăng Quang - Đại tá, nguyên Cán bộ Bộ Công an, Hà Nội.
41/ Trần Quang Thành - cựu phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình  Việt Nam, hiện định cư tại Braatislava, Cộng  hòa Slovakia.
42/ Nguyễn Gia Hảo - chuyên gia Tư vấn độc lập, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, hiện sống tại Hà Nội.
43/ Tôn Quang Trí - Phó giám đốc Sở công Thương TP Hồ Chí Minh.
44/ Hồ Uy Liêm – nguyên Quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học – kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.
45/ Đào Tiến Thi – nhà nghiên cứu văn học & ngôn ngữ, uỷ viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội.

Ngày 30/3/2015


T/M những người ký tên
Nguyên Ngọc


Nguồn: Bauxite Việt Nam

clip_image002