Nguyễn Hiền
Ngải Vị Vị trong phim "Không bao giờ hối tiếc" của đạo diễn Alison Klayman |
Tấn công một… thần tượng!
Ca sĩ Mai Khôi, người trước đó từng có biểu ngữ tiếng Anh (Piss on you, Trump – Đái lên Trump), khi Tổng thống Mỹ có chuyến thăm Việt Nam. Và trong lần ghé vừa qua của ông Donald Trump, Mai Khôi tiếp tục sử dụng ngón tay thối khi đoàn xe ông Donald Trump đi ngang qua.
Hệ quả, cô đã bị tấn công ngay trên trang cá nhân, với những lời lẽ mạ lỵ, xúc phạm nhân phẩm và danh dự.
Trong chia sẻ mới nhất về vấn đề ‘ghét Trump’ trên trang cá nhân của mình, Mai Khôi cho hay, cố có quyền và lý do để biểu tình tổng thống Trump và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam – ông Daniel J. Kritenbrink cũng đồng ý như vậy. Cô tuyên bố: Tôi có quyền biểu tình Trump vì Trump là chính trị gia mà tôi bất đồng với Trump và với những chính sách của Trump, và tôi biểu tình bằng hình thức gì là quyền của tôi miễn sao tôi không hại ai.
Quan điểm của Mai Khôi được xây dựng dựa trên sự mong muốn một xã hội biết tôn trọng sự khác biệt, bao gồm cả sự khác biệt về cách thức và hình thức biểu tình.
Facebooker Quyen Nguyen phản hồi về chia sẻ của ca sĩ Mai Khôi: Thật sự ra người ta lên tiếng chửi chị đa phần vì người ta thấy thái độ hành vi của Mai Khôi quá vô giáo dục bẩn thỉu. Yêu hay ghét là quyền của mỗi người không ai phủ nhận điều ấy . Thế nhưng người ta thấy chị biểu tình bằng ngôn từ tục tĩu và đưa biểu tượng bộ phận sinh dục lên để chửi Tổng thống Mỹ. Chính hành vi đó chị đã bôi bẩn bộ phận ấy vào nhân cách của bản thân mình.
Tổng thống Donald Trump không được lòng giới văn nghệ sĩ (kể cả ở nước Mỹ lẫn Việt Nam), vì ông thuộc Đảng Cộng Hòa, và triết lý hành động của ông hoàn toàn đi ngược lại với triết lý của Đảng Dân chủ nói chung và bà Hill Clinton nói riêng. Ca sĩ Mai Khôi là một phần của những người ủng hộ giới Dân Chủ, và những gì mà giới Dân chủ ở Mỹ chống Donald Trump, thì Mai Khôi cũng sẽ ủng hộ. Mai Khôi có lý lẽ và lập luận của mình, và dĩ nhiên những người ủng hộ Tổng thống Trump cũng có lý lẽ của chính họ, họ ủng hộ Trump vì chính những hành động của Trump trong vấn đề Trung Quốc, và những gì đã và đang diễn ra ngay trong lòng nước Mỹ về mặt kinh tế - an ninh, cũng như đối ngoại với các quốc gia độc tài (Venezuela, Iran, Ả Rập Saudi,…).
Bất đồng vì thiếu một giá trị văn hóa?
Điều dễ dàng nhận ra, ở cả những người Việt ủng hộ Trump hay phản đối Trump là họ tục tĩu hóa về mặt ngôn ngữ lẫn hành vi nhân danh cho cái gọi là ‘quyền tự do ngôn luận và biểu đạt’. Rõ ràng, mâu thuẫn giữa hai nhóm người ủng hộ Trump và phản đối Trump xoay quanh cái văn hóa, văn hóa chưa đến mức đủ để hay bên thừa nhận và ủng hộ cái quyền của nhau.
Nhân danh quyền, nhưng bằng sự thiếu văn hóa có thể dẫn đến sự độc đoán, cưỡng bức trong nhận định và biểu đạt. Và người Việt, trong bối cảnh mới bắt đầu tiếp nhận và hiểu rõ quyền của mình, đã làm sai lệch đi chất văn hóa trong biểu thị quyền.
Quay trở lại với quan điểm của Mai Khôi, người viết không đồng tình với sự ‘chụp mũ, chửi bới’ của nhóm người ủng hộ Trump đối với Mai Khôi, nhưng cũng không đồng ý khi cô cho rằng, ‘biểu tình bằng hình thức gì là quyền của tôi miễn sao tôi không hại ai’, và việc những người ‘ủng hộ Trump đang vào chửi tôi, chửi bậy để thể hiện sự “văn hoá” và “đạo đức” của họ. Càng chửi bậy thì càng thể hiện họ không hiểu tự do biểu đạt là gì’. Bởi toàn bộ quan điểm nêu trên thực ra cũng thể hiện tính ngụy biện bên trong lớp từ ‘quyền biểu đạt’.
Quyền biểu tình với hình thức gì là quyền của cô, nhưng hãy thể hiện sự văn hóa trong biểu tình, thay vì những ngôn từ ‘nhạy cảm’ đầy tính dung tục như hai lần cô thể hiện (đái vào Trump và ngón tay thối). Chỉ khi cô văn hóa trong ngôn ngữ hay hành vi biểu tình, thì khi đó cô mới có thể có đủ trọng lượng để phán xét những người ‘chửi cô’ là ‘chửi bại, là không hiểu tự do biểu đạt là gì’. Thứ nữa, ngay cả khi ‘tục hóa’ biểu tình, thì điều này có phần đúng khi cô là công dân Mỹ, còn khi còn là công dân Việt Nam – và Donald Trump là khách đến thăm Việt Nam, thì việc văn hóa hơn trong biểu đạt vẫn là ưu tiên cần thiết. Bởi suy cho cùng, không ai phản đối ‘quyền’, họ chỉ chê trách và phê phán cái cách ‘thể hiện quyền’ mà thôi.
Quyền biểu đạt với quyền nhục mạ (bôi nhọ nhân phẩm, danh dự) rất mỏng manh, chỉ phân biệt thông qua văn hóa hay không văn hóa!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét