Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

076 - Tướng Soleimani 'thoát hiểm nhiều lần' để rồi trúng hỏa tiễn Mỹ



Tu lenh Iran bi My am sat - James Bond va tuong Rommel cua khu vuc hinh anh

Sinh năm 1957 trong gia đình nghèo khó ở tỉnh Kerman, miền Nam Iran, ông từng thích tập tạ và nghe giảng kinh sách đạo Hồi. Vào quân đội năm 1979, chỉ sau sáu tuần huấn luyện Qasem Soleimani đã bị đưa ra trận. Cuộc chiến đẫm máu Iran - Iraq, với Hoa Kỳ hậu thuẫn cho Iraq, là thời gian Soleimani được thử lửa.
Thành tích hoạt động ngoại tuyến (ngoài biên giới) đã khiến ông được phong anh hùng.
Từ 1998, ông làm tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Quds, xây dựng các cơ sở thân Iran tại Lebanon (nhóm vũ trang Hezbollah), Syria và dân quân đồng đạo Shia với Iran ở nước láng giềng Iraq.

Hoạt động tại Iraq và Syria

Nhưng vai trò của Soleimani chỉ thực sự nổi bật từ 2005.
Sau khi chính phủ Iraq được thành lập trở lại, các phe phái của cựu thủ tướng Ihrahim al-Jaafari và Nouri al-Maliki ngày càng trở nên có uy thế.
Họ đưa tổ chức Hồi giáo Shia Badr, thân Iran, trở thành lực lượng chính trị bán vũ trang lớn, kiểm soát cả bộ nội vụ và giao thông Iraq.
Soleimani đóng vai trò hỗ trợ tổ chức Badr huấn luyện nhân sự.
Năm 2011, ông ra lệnh cho các nhóm này sang Syria để hỗ trợ tổng thống Bashar al-Assad trong nội chiến.
Được mệnh danh là 'kiến trúc sư' của chiến lược giúp ông Assad, Soleimani đã trực tiếp chỉ huy nhiều cuộc hành quân.
Trong cuộc chiến chống nhóm tự xưng là Nhà nước Hồi giáo (IS), một số đơn vị của Mặt trận Hashd al-Shaabi chống IS là do ông Soleimani chỉ huy.
Nhưng ông Soleimani có vẻ đã đi xa hơn nhiều công việc của một chỉ huy tình báo, quân sự bình thường.
Ông Jack Straw, bộ trưởng ngoại giao Anh 2001 - 2006, người đã thăm Iran nhiều lần, tin rằng Soleimani "trên thực tế đã điều khiển một chính sách ngoại giao khu vực" cho Iran, thông qua các tổ chức ngoại vi.
Cũng có ý kiến nói ông Soleimani còn nắm trong tay cả một mạng lưới kinh doanh và tài chính khổng lồ, trải rộng khắp Trung Đông.



soleimani at revolution anniversary celebartions in tehran in 2016Bản quyền hình ảnhAFP
Image captionSoleimani ban đầu chỉ hoạt động bí mật nhưng sau ngày càng xuất hiện nhiều trước công chúng như 'người hùng' của nhân dân và chế độ Iran
soleimani (L), bashar al assad and hassan RouhaniBản quyền hình ảnhAFP
Image captionSoleimani (trái) với TT Syria Bashar al-Assad (giữa) và TT Iran Hassan Rouhani ở Tehran

Nhưng các hoạt động chống lại quyền lợi của nhiều phe phái gồm cả Hoa Kỳ, Israel cùng các nước Ả Rập thù địch với Iran khiến Soleimani trở thành mục tiêu.
  • Năm 2006, có nguồn tin đồn nói ông bị giết trong vụ tai nạn phi cơ ở Tây Iran, làm chết các sĩ quan nước này.
  • Năm 2012, có vụ đánh bom ở Damascus giết chết một số cố vấn cao cấp cho Tổng thống Assad, nhưng ông Soleimani không làm sao.
  • Tháng 11/2015, lại có tin Soleimani "đã chết" hoặc bị thương nặng khi dẫn quân đánh vào Aleppo, Syria.
  • Tháng 8/2019, Israel công khai nói cần "nhổ rễ" ông Soleimani.
  • Israel đã xác nhận oanh kích các đơn vị Quds ở Syria vì họ "dùng drone sát nhân".
  • Mới tháng 10 vừa qua, trong một động thái khác thường, Iran tiết lộ đã "phá được âm mưu" nhằm ám sát tướng Soleimani của "Israel và các cơ quan tình báo Ả Rập".
Cuối cùng thì hỏa tiễn Hoa Kỳ đã giết chết ông Soleimani.
Vụ việc ngay lập tức đẩy giá dầu thô đầu năm lên cao, và đặt ra nhiều câu hỏi về căng thẳng trong vùng.
Theo nhà phân tích Jonathan Marcus của BBC News, vụ oanh kích tại sân bay Baghdad, giết chết ông Soleimani và chín người khác, "thể hiện khả năng của tình báo Mỹ".
Nhưng thật khó tin là Iran sẽ không đáp trả mạnh mẽ, cho dù có thể chưa phải là ngay lập tức, ông Marcus viết trên trang BBC News.
Vẫn theo ông Marcus "sẽ không có Thế chiến III nổ ra" nhưng:
"Năm nghìn quân Mỹ ở Iraq là mục tiêu chắc chắn, và ngoài ra là các mục tiêu dân sự khác có thể sẽ bị Iran hoặc các nhóm thân hữu tấn công. Căng thẳng vùng Vịnh sẽ lên cao. Trước mắt là giá dầu bị tăng."
Chuẩn tướng (một sao) Esmail Qaani, 63 tuổi được bổ nhiệm thay vào vị trí của ông Soleimani, người mang hàm thiếu tướng (2 sao).
Trách nhiệm của ông Qaani hẳn sẽ rất nặng nề vì Quds hoạt động nhiều năm qua dưới sự chỉ đạo của ông Soleimani và nay cả lực lượng này bị Hoa Kỳ coi là kẻ thù.
Ông Qaani được biết đến như người công khai coi thường Hoa Kỳ và từng nói năm 2018 rằng chính phủ Mỹ "tạo ra vụ 9/11 để gây ra hỗn loạn ở Trung Đông".



A man holds up a sign saying "Close the American embassy or people will close it" as protesters set fire to the wall of the US embassy compound in Baghdad, Iraq (31 December 2019)Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionNgười biểu tình đòi đóng cửa sứ quán Mỹ ở Baghdad. Hoa Kỳ cho rằng Iran và cá nhân ông Soleimani phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động chống người Mỹ ở Iraq
Mike Pence addresses troops in IraqBản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionLiệu Iran có tấn công quân Mỹ đóng ở Iraq?

Hiện có câu hỏi là cuộc oanh kích của Hoa Kỳ có "hợp pháp" hay không.
Quan điểm của Mỹ nói Quds là "tổ chức khủng bố" nên trở thành mục tiêu quân sự chính đáng, cần phải loại bỏ.

Tổng thống Trump được gì?

Trong năm tranh cử ở Hoa Kỳ, căng thẳng gia tăng với Iran là một nhân tố quan trọng.
Vẫn theo ông Marcus, đây là dịp để Tổng thống Trump chứng tỏ cho Iran thấy tình báo Hoa Kỳ có khả năng ra tay chính xác ở tầm xa.
Iran sẽ phải tính đến chuyện ứng phó ra sao mà không thể bỏ qua yếu tố này.
Trong năm tranh cử 2020, quan ngại chính của Tổng thống Trump là làm sao tránh thương vong, tổn thất nhân sự của người Mỹ trong khu vực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét