Ngày 24 tháng 4 năm 2016, khi xuất hiện cá chết dạt vào bờ biển miền Trung. Mọi nghi vấn đổ dồn vào Formosa và dư luận dấy lên sự bức xúc ngày càng gia tăng. Ngay lúc ấy Nguyễn Phú Trọng đến thăm Formosa và khen ngợi tiến độ dự án nơi này. Khi mà Thản Mường Thanh đứng trước nguy cơ bị khởi tố vì sai trái trong các dự án đất đai. Bất ngờ Nguyễn Phú Trọng đến nghỉ ở khách sạn Mường Thanh và đề tặng bài thơ khen ngợi chuỗi khách sạn Mường Thanh.
Và mới đây, khi vụ việc ở Đồng Tâm còn chưa khô vết máu, Nguyễn Phú Trọng trên cương vị chủ tịch nước cấp tốc ban tặng huân chương chiến công hạng nhất cho các chiến sĩ cảnh sát tử nạn ở Đồng Tâm.
Một cách xử lý mang thông điệp ngầm của bọn Maphia của tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Đó là thông điệp ''chỗ này tao bảo kê''. Thông điệp ấy sẽ nhanh chóng được đám dư luận viên, báo chí tiếp nhận để liệu đường mà thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền theo ý của Trọng. Rất hiệu quả và đơn giản, không phải cần đến họp hành, phổ biến chỉ thị vừa mất thời gian vừa dễ lộ ra những văn bản chỉ đạo để người ta oán trách.
Cũng như thế, trong các diễn biến mà Trung Cộng xâm phạm chủ quyền Việt Nam, Trọng xuất hiện và nói về công cuộc ''đốt lò'' mà y là tác giả. Thông điệp mang lại cho đám lâu nhâu ở dưới được hiểu là chủ trương của Trọng là tránh nhắc nhiều đến chuyện biển đảo mà hãy tập trung nêu bật việc ''đốt lò''.
Nếu chúng ta theo dõi thật kỹ những hành động của Nguyễn Phú Trọng, sẽ thấy một điểm rất nổi bật là Trọng thường làm theo những gì mà Trung Quốc muốn. Ví dụ việc ''đốt lò'' Trọng sao chép nguyên bản theo Tập Cận Bình, việc né tránh nói thẳng về biển Đông cũng theo ý muốn của Tập Cận Bình và ngay cả việc đàn áp nông dân, giáo dân, tu sĩ, linh mục cũng là cách thể hiện sự sắt đá cộng sản mà Tập muốn Việt Nam làm.
Trung Quốc cai trị dân chúng thế nào, Việt Nam sẽ theo như thế. Đó là cái gọi giao lưu học hỏi hay bồi dưỡng cán bộ, trao đổi đường lối quản lý... mà Trung Quốc thông qua hình thức đó ép buộc Việt Nam thực thi theo.
Khi Trần Đại Quang chết vì bệnh lạ, Trọng chuẩn bị sẵn cho mình từ trước đó việc tiếp quản chức chủ tịch nước. Y cho đám đàn em dọn đường bằng học thuyết '' Đức Trị ''. Những bồi bút này lấy việc chống tham nhũng của Trọng ra làm tiêu chuẩn của ''Đức Trị''.
Từ năm 2012 Trọng liên tục ra những chỉ thị về tấm gương cán bộ như quy định 101 năm 2012, quy định 05 và 55/2016, quy định 25/2018. Tất cả các quy định đặt ra liên tiếp đến khi Trọng nắm toàn quyền lực thì thôi.
Đức Trị của tiền nhân là yêu thương dân, Đức Trị mà Nguyễn Phú Trọng sáng chế ra quy định hoàn toàn không có điều ấy, tiêu chuẩn Đức của Trọng là trung thành CNXH, không bè phái, không tham nhũng, lãng phí, lối sống cơ hội, thực dụng... hoàn toàn không có yếu tố nào nhắc đến cách đối xử với nhân dân như các tiền nhân xưa đã nêu trong Đức Trị.
Và một trong những tiêu chuẩn'' Đức Trị '' ấy được Trọng lấy làm căn cứ trao tặng huân chương chiến công hạng nhất cho những cảnh sát thiệt mạng ở Đồng Tâm.
Tiêu chuẩn ''đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu phục vụ xây dựng CNXH''.
Chiến đấu xây dựng CNXH là bằng bạo lực khát máu như vậy ư?
Chỉ đạo truyền thông tô vẽ đau thương của những cảnh sát thiệt mạng , kèm theo câu cuối của mỗi gia đình là tự hào về cha, chồng, con mình ư?
Hỏi thật lòng những thân nhân của gia đình các cảnh sát thiệt mạng ở Đồng Tâm, rằng họ có muốn làm lại là cha, chồng, con họ được yên bình hay họ muốn cha, chồng, con họ giữa đêm vác súng, lựu đạn hơi cay, bộc phá tiến vào một ngôi làng, cô lập dân làng để vây quanh nhà một ông già 84 tuổi để bắt đi. Khi gọi không ra thì nã súng vào nhà phủ đầu, rồi xông vào như đột kích thần tốc. Để rồi chủ quan sa xuống rãnh giữa hai nhà mà tử nạn. Sau đó được chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng công an đến nhà thăm hỏi, trao tặng danh dự này nọ?
Xây dựng CNXH bằng hàng ngàn quân, trang bị đủ vũ khí cho một cuộc chiến, tấn công vào một ngôi làng giữa đêm khuya ư?
Nửa đêm tiến quân như thế, rõ ràng muốn dùng bạo lực, lợi dụng đêm tối để người ta không quay phim ghi lại tội các, cắt điện, phá sóng internet để tiện việc dùng bạo lực. Chứ để thuyết phục ôn hoà thì hẳn đã ban ngày, ban mặt đến nói chuyện. Dân chúng có chửi bới, nhục mạ thì hai bên ghi hình lại để công luận thấy rõ ai ôn hoà, ai quá khích.
Chúng ta không phải đang sống ở một nhà nước dân chủ tiến bộ, cũng không phải ở một nhà nước pháp quyền CNXH. Chính xác chúng ta đang sống ở một chế độ độc tài quân chủ mà Nguyễn Phú Trọng là một ông vua. Một chế độ như thế nó sẽ được điều hành bằng mệnh lệnh của tên vua độc tài. Và mệnh lệnh nào của hắn cũng được đám bút nô tung hô là đúng đắn. Nếu trong sự việc nào đó hắn sắt máu, sẽ được tung hô là ''pháp trị''. Trong những việc nào hắn làm ngơ sẽ được tung hô là ''pháp trị''.
Cứ ví dụ việc Trung Cộng xâm chiếm biển đảo Việt Nam, bắn giết ngư dân Việt Nam chúng nêu cao cái ''Đức Trị'' là phải kiên quyết giữ hoà bình, không dùng vũ lực chống trả, kiên trì đối thoại. Nhưng với nhân dân, chúng không hề đắn đo, chúng huy động quân lính, vũ khí giết người ngay lập tức trong đêm tối để dùng vũ lực đàn áp, lúc đó chúng nêu cao ''pháp trị'' như trừng trị bọn phản động, bọn chống đối, chúng bắn thẳng tay vào một ông già 84 tuổi giữa tim và đầu. Phát đạn bắn như thế không thể là trong lúc ông cụ ấy chống cự, mà nó được bắn ở một hoàn cảnh mà chúng hoàn toàn khống chế được tình hình.
Nếu dư luận chỉ chạy theo việc đẫm máu này ở những người cảnh sát và người dân Đồng Tâm ai đúng, ai sai thế nào trong những hành động đẫm máu đêm hôm ấy, thiết nghĩ sẽ còn nhiều vụ như thế sẽ xảy ra, nhiều cảnh sát còn được tặng thưởng huân chương danh giá cho gia đình tự hào và nhiều cụ già, trẻ em, phụ nữ, người nông dân mất đất và mất mạng.
Cần phải làm rõ chế độ này đang được điều hành thế nào, điều hành theo pháp luật, theo nhà nước pháp quyền hay điều hành theo mệnh lệnh của vài ba thằng trong Bộ Chính Trị?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét