PHE NÀO SẼ THẮNG?
Thái độ cẩn trọng không cho phép chúng ta dựa trên thiên kiến mà vội vàng đưa ra câu trả lời, đặc biệt khi chứng kiến sự phát triển vũ bão của Trung Quốc vài thập niên qua. Tuy nhiên nếu đồng ý rằng công nghệ là đấu trường chính của cuộc so găng, Trung Quốc rõ ràng đang gặp quá nhiều bất lợi:
Đầu tiên, những diễn biến thời gian gần đây cho thấy mặc dù rất nỗ lực, Trung Quốc vẫn chưa chế ngự được khả năng sáng tạo công nghệ. Sự khốn đốn của ZTE - tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc, dưới lệnh cấm vận công nghệ của Hoa Kỳ là một minh chứng không thể rõ nét hơn.
Hơn thế, trong khi nhiều nghiên cứu chỉ ra tự do chính trị quan trọng thế nào đối với khả năng sáng tạo về dài hạn [5], yếu tố này lại không thể chấp nhận được đối với mô hình phát triển của Trung Quốc. Nghĩa là tham vọng tự lực công nghệ thông qua chiến lược Made in China 2025 của họ, ngay cả khi không bị để ý cũng đã không dễ thành công, huống hồ hiện nay lại đang là đích nhắm tấn công của toàn khối Tây phương thì lại càng khó khăn bội phần.
Hi vọng sót lại của Trung Quốc được nuôi dưỡng bằng niềm tin rằng tinh thần quốc gia phục thù một khi được thổi bùng lên sẽ là nhiên liệu cho cỗ máy sáng tạo quốc gia như những gì từng xảy ra ở Đức sau Thế Chiến I. Chưa rõ nỗ lực này sẽ đi về đâu nhưng nếu nhớ rằng trong khi Đức thuộc về nòng cốt của khối Tây phương, thừa hưởng sinh lực sáng tạo mạnh mẽ bắt rễ trong lối nghĩ, lối sống lý tính hóa cao độ hàng trăm năm của Tây phương nên đã chế ngự được khả năng sáng tạo, thì Trung Quốc, dù tăng trưởng liên tục những thập kỷ vừa qua nhưng chỉ mới chập chững những bước đầu tiên trong việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, sẽ thấy hi vọng của Trung Quốc dẫu chưa tới mức áo tưởng nhưng vẫn khá mong manh.
Một thước đo khác, trực quan hơn, có thể giúp dự đoán kết quả cuộc so găng. Sáng tạo vốn dĩ gắn liền với nhân tài, là sản phẩm của cá nhân và tập thể nhân tài. Thử xem nhân tài trên thế giới đã, đang và sẽ đổ về Mỹ và phương Tây hay là về Trung Quốc để thấy viễn cảnh Trung Quốc u ám ra sao nếu vẫn đẩy quốc gia dấn sâu vào cuộc cạnh tranh chiến lược này. [6]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét