Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

14432 - Cướp đất tràn lan khắp nơi và nghĩa vụ của báo chí độc lập



Nhà báo tự do Đường Văn Thái, người đánh các dự án đất đai bất hợp pháp vừa có loạt bài “Quyết còi đi cướp đất nên rất giàu- Ai đã chống lưng?”. Anh vạch trần tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết. Có bao nhiêu Trịnh Văn Quyết ở Việt Nam, nhiều lắm. Ai đã chống lưng cho những con buôn đất đai đó? Và ai sẽ bảo vệ người dân khỏi nạn cướp hoành hành như giặc thời nay?




Theo dõi trên báo đài, truyền hình các nơi trên cả nước những ngày gần đây, chúng ta dễ nhận thấy rằng cảnh cưỡng chế đất đai, nhất là đất nông nghiệp của người dân diễn ra dày đặc. Vì sao nạn cướp này lại nghiêm trọng đến như vậy? Và ai sẽ bảo vệ họ khỏi sự bất công cùng cực này? Quan tòa thì khắp nơi đều cố tình trì hoãn thời gian, hoặc cố tình vào hùa với địa phương mà ăn tiền, ăn đất. Luận điểm đưa ra nghe khá bùi tai: một người dân chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu đất, quyền sở hữu thuộc về toàn dân cho nên chính quyền địa phương lấy danh nghĩa toàn dân đi lấy đất của một hộ dân thì không bao giờ là sai cả. Trò chơi chữ này bị giáo sư toán học Hoàng Xuân Phú vạch mặt, nếu tôn trọng thiên lý thì phải ngừng ngay và tìm giải pháp, nhưng vẫn cứ tiếp diễn khắp nơi cùng một công thức. “Luật là tao, tao là luật.” Dân oan khắp nơi cả nước tràn về nhà ông Nguyễn Hồng Điệp- trưởng ban tiếp dân trung ương tại Ngô Thì Nhậm. Bà con từ Đồng Nai, Bạc Liêu, Bình Định, Ninh Bình...hỏi cho ra lẽ tại sao lại ghìm đơn thư nhiều tháng trời của người khiếu nại tố cáo, không báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền?

Các quan Việt Nam, tự xưng là đầy tớ của dân, lại có những ngôi biệt thự, dinh phủ còn lộng lẫy xa hoa hơn cả vua chúa phong kiến. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam rất thấp, để có được như vậy thì ắt hẳn xung quanh dân phải bị bóc lột. Sự xuất hiện của trang fanpage Lều của đầy tớ là một trong những thành công của báo chí tự do gần đây. Nếu không có những trang như Lều của đầy tớ, tốc độ cướp đất không biết còn diễn ra dữ dội như thế nào. Nhà báo độc lập đang chữa một căn bệnh cho xã hội này: Đó là căn bệnh của sự trầm cảm và vô cảm. Một căn bệnh mà theo nhà văn Nguyễn Quang Thiều, đó là căn bệnh không giết chết người nhưng giết chết tinh thần họ. 

Đầu tiên, bất kỳ ai cũng nghĩ đến báo chí. Báo chí nhà nước có giúp dân không hay đứng ngoài cuộc nhìn địa phương kéo hàng chục hàng trăm người đến xin đất. Trả lời câu hỏi này, nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải từ Vũng Tàu nhận xét: “...Báo chí cách mạng đã lẩn tránh. Những mảnh đời đầy trắc ẩn của các dân oan khắp mọi miền của đất nước đang vạ vật ở Hà Nội không hề được báo chí tìm hiểu và thông tin.” Vẫn theo ông Chu Vĩnh Hải, Việt Nam không những tràn ngập bất công trong cuộc sống mà còn tràn ngập bất công trong cách mà báo chí thông tin.

Nếu đất nông nghiệp bờ xôi ruộng mất mà quy theo kiểu số học để ra IPhone, Ipad thì chẳng mấy chốc chẳng ai còn nhà để ở. Cú chót trước lúc vật đổi sao dời, quan chức phải cướp, phải đập, “Đập hết cho chị!”. Hậu cưỡng chế đất là người dân phải đi làm nô lệ xứ người. Trên đời này, đã có lực là sẽ có phản lực. Đã có binh đoàn cướp đất thì sẽ có những tổ chức bảo vệ dân oan khỏi cảnh cướp đất. Ví dụ, Phong trào dân oan của bà Trần Ngọc Anh đã cưu mang nhiều bà con mất đất. 

Cần đầu tiên là thay đổi tư duy về mặt nhận thức xã hội, Việt Nam muốn thay đổi cần rất dài hơi. Theo quan điểm của nhà báo Đường Văn Thái, trước mắt cần phải thành lập các hội đoàn, nghiệp đoàn nghề nghiệp thành lập các nhóm, tổ chức các cơ hội nghề nghiệp và tổ chức các sự kiện. Nhà báo độc lập sẽ lên tiếng, và giúp các bà con dân oan kết nối với nhau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét