Cuộc
họp thượng đỉnh lần thứ hai giữa tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với chủ tịch
Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội đã kết thúc sớm hơn dự kiến, mà không đạt
được một thỏa thuận nào. Được biết trưa ngày 28/2, hai ông Donald Trump
và Kim Jong Un đã rút ngắn cuộc hội đàm, và hủy bỏ bữa ăn trưa theo lịch trình
đã định sẵn tại khách sạn Metropole Hà Nội vào buổi sáng ngày 28/2/2019.
Dù cho cách đấy trước đó ít giờ, ông Kim Jong Un còn phát biểu với báo chí quốc tế rằng, ông không tới Việt Nam nếu như không có thiện chí. Thậm chí ông Kim còn hoan nghênh ý tưởng mở Văn phòng Liên lạc của Mỹ ở Bình Nhưỡng.
Dù cho cách đấy trước đó ít giờ, ông Kim Jong Un còn phát biểu với báo chí quốc tế rằng, ông không tới Việt Nam nếu như không có thiện chí. Thậm chí ông Kim còn hoan nghênh ý tưởng mở Văn phòng Liên lạc của Mỹ ở Bình Nhưỡng.
Đây đã thực sự trở thành một cơn địa chấn giữa
lúc dư luận và cộng đồng quốc tế đang hết sức kỳ vọng rằng, DPRK - USA Ha
Noi Sumit sẽ tạo ra những bước đột phá quan trọng cho vấn đề hòa bình trên bán
đảo Triều Tiên. Thị trường chứng khoán châu Á và Việt Nam giảm sâu bất ngờ ngay
sau khi thông tin này được loan báo.
Tuy nhiên, thà không có thỏa thuận còn hơn là
đạt một thỏa thuận tồi, như phát biểu của ông Harry Kazianis, Giám đốc Nghiên
cứu Triều Tiên tại Trung tâm vì Lợi ích Quốc gia (Hoa Kỳ) đã khẳng định
rằng, « Mối đe dọa vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên nay đã là
một thực tế. Nếu đạt một thỏa thuận mà không giải tỏa được mối đe dọa này, thì
còn tệ hơn nhiều so với một thỏa thuận không hoàn hảo. ». Cũng có nghĩa là
ông Donald Trump đã có một quyết định đúng đắn, với lý do những nhà độc tài
cộng sản thường hay nuốt lời.
Về nguyên nhân thất bại của hội nghị thượng
đỉnh lần này, hai bên Triều Tiên và Mỹ sau đó đã đưa ra những lời tường thuật
trái ngược nhau mang tính cáo buộc. Song nguyên nhân thất bại của cuộc gặp
thượng đỉnh lần thứ hai này là các do bất đồng về các lệnh trừng phạt đối với
Bình Nhưỡng trong vấn đề tiến tới phi hạt nhân hóa.
Về phía Mỹ, trong cuộc họp báo lúc đầu giờ
chiều ngày 28/2, Tổng thống Donald Trump đã cho biết các cuộc thảo luận ở Hà
Nội đã có bước tiến lớn trong việc xây dựng mối quan hệ và trên vấn đề chính là
phi hạt nhân hóa. Song vẫn theo ông Trump, “Về cơ bản, họ muốn dỡ bỏ
toàn bộ các lệnh trừng phạt mà chúng tôi thì không thể làm thế.”. Và
vẫn theo ông Trump, điều quan trọng là không nên vội vã ký kết một thỏa thuận
tồi trước những yêu sách không thể chấp nhận được của Triều Tiên.
Còn về phía Triều Tiên, trong một cuộc họp báo
được tổ chức vào giữa đêm 28/2 rạng ngày 01/3/2018 ở Khách sạn Melia Hà Nội,
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho cho biết, Triều tiên chỉ yêu cầu dỡ bỏ một
phần các lệnh cấm vận và đã đưa ra một đề xuất rất thực tế, bao gồm dỡ bỏ cơ sở
hạt nhân chính của họ ở Yongbyon. Vẫn theo Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong
Ho, “Thật ra, trong lúc chúng tôi có những bước đi hướng tới phi hạt
nhân hóa, vấn đề quan trọng nhất là an ninh cho chúng tôi nhưng chúng tôi nghĩ
rằng sẽ nặng nhọc hơn cho Mỹ nếu bắt họ có những bước đi về quân sự - đó chính
là lý do tại sao chúng tôi cho rằng dỡ bỏ một phần các lệnh cấm vận là một hành
động tương ứng,”
Tựu chung lại, vấn đề then chốt trong vấn đề
ổn định và hòa bình trên bán đảo Triều tiên là phi hạt nhân hóa, nghĩa là Triều
tiên buộc phải hủy bỏ từng phần để tiến đến hủy bỏ toàn bộ vũ khí hạt nhân của
mình đang sở hữu. Để đổi lại việc hủy bỏ các biện pháp trừng phạt về kinh tế
của Mỹ và cộng đồng quốc tế. Đây là điều cực kỳ khó khăn, vì nó có liên quan
đến vấn đề sống còn của chế độ Bình Nhưỡng. Cho dù Chủ tịch Kim Jong Un, một người
tây học đã hiểu rằng cần phải thoát ra suy nghĩ dùng vũ khí hạt nhân làm đối
trọng với phương tây, thì mới đưa đất nước Triều tiên đến một cơ hội phát
triển.
Song quan điểm của Trung Quốc lâu nay vẫn luôn
sử dụng Bắc Triều tiên như một con bài, với vai trò của một "chí
phèo" dùng cái mảnh chai hạt nhân để gây nên sự bất ổn định tại khu vực
Đông Bắc Á. Đây chính là lý do Kim Jong Un muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân cũng
không được phép, vì sự thật Bắc Kinh luôn là bà đỡ và là kẻ nuôi dưỡng chế độ Bình
Nhưỡng trong suốt mấy chục năm qua.
Thêm nữa, hẳn ông Kim Jong Un sẽ không thể
quên bài học mà người Mỹ đã dành cho Tổng thống Libya Muammar Gaddafi
cái chết thảm khốc cũng vì đã chấp nhận giải trừ vũ khí hạt nhân của quốc gia
này. Ngược dòng lịch sử, vào năm 2003, ông Muammar Gaddafi đã chấp nhận tự
nguyện huỷ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của Libya, và ngay sau đó các thiết
bị của chương trình hạt nhân đã được chuyển ra khỏi Libya. Không lâu vào năm
2011, Mỹ và các nước phương Tây đã hỗ trợ quân nổi dậy lật đổ Gaddafi và ông
này đã bị phiến quân giết chết một cách thê thảm khi đang trốn trong một ống
cống.
Một câu hỏi được đặt ra là, có thể lấy gì để
đảm bảo nếu như ông Kim Jong Un tin tưởng tuyệt đối vào những cam kết của Tổng
Thống Donald Trum về một viễn cảnh kinh tế huy hoàng cho Bắc Triều Tiên, nếu
chấp nhân huỷ bỏ vũ khí hạt nhân? Chính vì thế, điều Tổng thống Mỹ Donald Trump
hy vọng rằng ông Kim Jong Un có thực tâm giải quyết vấn đề Triều tiên chấp nhận
phi hạt nhân hóa tại thời điểm này là hoàn toàn không có cơ sở.
Vấn đề Triều tiên chấp nhận phi hạt nhân hóa
nếu có, nó sẽ xuất hiện trong một thời gian khá lâu sau này. Sau khi hai bên Mỹ
và Triều tiên có những bước đi từ từ, thận trọng từng bước một để củng cố lòng
tin. Và có lẽ việc tổ chức một Hội nghị Quốc tế tại Geneve để giải quyết vấn đề
phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên mới có thể giải quyết được, khi cái áo
Hội nghị Thượng đỉnh thì quá chật với một vấn đề có tầm vóc quốc tế quá lớn
này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét