Phạm Chí Dũng (Asia Times)
Vũ Quốc Ngữ (VNTB)
Chuyến viếng thăm lịch sử của tàu sân bay USS Carl Vinson tới Đà Nẵng đưa hai cựu thù tới quan hệ chiến lược mới đầy rủi ro.
Phó Đô đốc Phillip G Sawyer, Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ, chào mừng các quan chức Việt Nam sau khi tàu sân bay USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng ngày 5/3/ 2018. Ảnh: AFP / Linh Pham |
Với sự xuất hiện của USS Carl Vinson tuần này tại Đà Nẵng, chuyến viếng thăm đầu tiên của một tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975, hai cựu thù đã thực hiện một bước mang tính biểu tượng để tiến gần gần nhau hơn.
Một người lính Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ các máy bay trên USS Carl Vinson, sau khi tàu sân bay này đậu tại một cảng ở Đà Nẵng, Việt Nam vào ngày 5/3/ 2018. Ảnh: Reuters / Kham |
Chuyến viếng thăm của tàu sân bay khổng lồ của Hoa Kỳ đến Việt Nam diễn ra ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tới Hà Nội vào ngày 24/01, chỉ vài ngày sau khi Lầu Năm Góc công bố Chiến lược quốc phòng mới (NDS), trong đó có một sự thay đổi chính sách xác định một cách công khai Trung Quốc như một "đối thủ chiến lược” cần phải đối trọng.
Việt Nam có lẽ đã có một chính sách tương tự vào giữa năm 2017, khi nhiều thành viên trong ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có Bộ Chính trị đầy quyền năng, đã nhận ra nhu cầu chiến lược phải dựa nhiều hơn vào Mỹ và tránh xa Trung Quốc do sự phát triển nóng trong tranh chấp ở Biển Đông.
Sự thay đổi chính sách ít rõ ràng hơn của Việt Nam đã xuất hiện mặc dù vẫn còn hoài nghi của những nhà lãnh đạo ở Hà Nội về Mỹ và ý định của siêu cường này, đặc biệt là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch. Trọng được xem là người gần gũi với Trung Quốc.
Tuy nhiên, một loạt các cuộc xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông, kể cả các vùng biển có nhiều dầu và khí đốt, đã hướng tới việc tái cấu trúc chiến lược hướng vềHoa Kỳ. Những xung đột lớn dần từ giữa năm 2014, khi Trung Quốc triển khai một giàn khoan thăm dò dầu khổng lồ, được gọi là Haiyang Shiyou 981, trên vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Trong cuộc xung đột kéo dài khoảng thời gian ba tháng đó, các đối tác chiến lược của Việt Nam, kể cả nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam là Nga, đã quay lưng đi chứ không lên án Bắc Kinh. Bộ Chính trị hay Quốc hội của Việt Nam cũng không đưa ra một nghị quyết nào để lên án hành động của Trung Quốc, một hành động được coi là sỉ nhục Việt Nam.
Tuy nhiên, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ Pacific Admiral Samuel Locklear, tại thời điểm đó cho rằng, hai bên cần nỗ lực để phát triển một quan hệ đối tác chiến lược sâu sắc hơn chứ không chỉ dừng lại ở hợp tác quân sự không chặt chẽ phần lớn do lệnh cấm vận vũ khí sát thương vốn được đưa ra sau Chiến tranh Việt Nam.
Tuy nhiên, những đề nghị của Mỹ bị lờ đi. Trong khi đó, Tổng Bí thư Trọng, người được biết đến vì những quan hệ gần gũi về ý thức hệ với Trung Quốc, được cho là đã gọi điện thoại cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần 20 lần để đề nghị giải quyết những căng thẳng xung quanh giàn khoan dầu nhưng Tập dường như đã từ chối nhận cuộc gọi của ông.
Sau đó, có một số cuộc biểu tình bạo động nhắm vào một số mục tiêu lợi ích của Trung Quốc ở nước này, kể cả một số khu vực công nghiệp, buộc Bắc Kinh phải di tản hàng trăm người của họ. Theo ước tính của một báo cáo của The Guardian, có khoảng 21 công dân Trung Quốc đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong cuộc xung đột.
Hành động đu dây của Việt Nam giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trở lên lúng túng trong bối cảnh Bắc Kinh hung hăng ở Biển Đông năm 2017, bao gồm cả bãi Tư Chính nhiều dầu mỏ và khí đốt. Tàu Trung Quốc tăng cường khiêu khích và thậm chí bắn vào nhiều tàu đánh cá Việt Nam trong khu vực này.
Sau một sự cố như vậy xung quanh bãi Tư Chính vào tháng 7 năm 2017, tướng Lịch đã tới Washington để gặp Mattis. Người ta tin rằng hai bên đã đồng ý về chuyến thăm của USS Carl Vinsson tại cuộc gặp mặt đặc biệt này.
Tháng 10 năm 2017, sĩ quan cao cấp thứ hai của Việt Nam, Thứ trưởng Quốc phòng thượng tướng Nguyễn Chí Vinh sang thăm Washington. Trong cuộc gặp với cựu tù nhân chiến tranh -Thượng nghị sĩ John McCain, Vinh đã trao những lá thư mà gia đình của McCain đã gửi đến ông trong khi ông bị giam ở nhà tù Hỏa Lò.
Mặc dù quan hệ ngoại giao được hâm nóng trong nhiều năm và chính McCain đóng góp phần không nhỏ, Việt Nam vẫn giữ những bức thư mà gia đình ông đã gửi cho ông. Nhưng có nhiều lợi ích đối với Việt Nam trong việc tiến gần người Mỹ hơn là hòa giải thời kỳ chiến tranh.
Đầu năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cảnh báo về khả năng "sụp đổ" của ngân sách quốc gia, một phần là do sự sụt giảm mạnh về doanh thu xuất khẩu dầu do giá dầu thế giới giảm và sản lượng trong nước giảm nhanh.
Từ năm 2015, doanh thu của Việt Nam từ xuất khẩu dầu thô đã giảm khoảng 40%. Một số nhà phân tích ngành công nghiệp ước tính trữ lượng dầu của Việt Nam có thể hết vào khoảng năm 2021, năm Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội Đảng lần tiếp theo, nếu có. Đối với nhiều người trong Đảng, việc Trung Quốc đe dọa làm cho tình hình tài chính tồi tệ hơn.
Đầu năm ngoái, Trung Quốc đã gây áp lực buộc Việt Nam phải ngừng thăm dò dầu khí cùng với công ty năng lượng Respol của Tây Ban Nha xung quanh bãi Tư Chínhmà Việt Nam tuyên bố là có chủ quyền.
Theo truyền thông quốc tế, Trung Quốc đã đe dọa tấn công các đồn quân sự của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa nếu Respol tiếp tục các hoạt động thăm dò.
Các quan chức Việt Nam lo ngại rằng dự án Cá voi Xanh, hiện đang được thực hiện bởi một liên doanh giữa tập đoàn năng lượng Mỹ ExxonMobil (nắm giữ 64% cổ phần) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), có thể là mục tiêu tiếp theo mà Trung Quốc sẽ đe doạ.
Tàu tuần tra của Trung Quốc (phải) đi gần giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (trái) ở Biển Đông ngày 13/6/2014. Ảnh: Reuters / Nguyễn Minh |
Mỏ dầu ngoài khơi Cá Voi Xanh, ước tính có trữ lượng giữa 85 đến 283 tỷ mét khối khí đốt. Các công ty đã thông báo họ hy vọng sẽ sản xuất khí đầu tiên cho phát điện vào năm 2023.
Việt Nam cho biết mỏ này có thể mang lại khoảng 20 tỷ đô la Mỹ cho ngân sách quốc gia.
Trong khi Mỹ chắc chắn có lợi ích thương mại trong dự án Cá voi Xanh (đã được ký kết với sự có mặt của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry), sự thăm viếng của tàu USS Carl Vinson có nhiều ý nghĩa chiến lược hơn, như được mô tả trong chiến lược NDS của Lầu Năm Góc.
Mặc dù NDS xác định năm thách thức chính đối với các lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ như Trung Quốc, Nga, Triều Tiên, Iran, và khủng bố, việc định hướng lại chính sách dự kiến sẽ tập trung đặc biệt vào châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông.
Bắc Kinh đã bày tỏ mối quan ngại rằng Mỹ đang hoạt động để "bao vây" lợi ích của mình thông qua một mạng lưới các liên minh và sáng kiến trong khu vực. Các nhà chỉ trích Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đang định biến Biển Đông, một khu vực hàng hải có hơn 5 nghìn tỷ đô la hang hoá được vận chuyển qua mỗi năm, thành một trạm thu phí để kiểm soát các tàu hàng quốc tế.
Họ tin rằng Chủ tịch Tập Cận Bình, người đang cố gắng để kéo dài nhiệm kỳ của mình vượt quá giới hạn truyền thống, có thể tiến hành nhiều hành động hung hăng trong Biển Đông sau Đại hội Đảng gần đây, nhằm sử dụng con bài chủ nghĩa dân tộc để củng cố quyền lực của mình.
Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam ngày 5/3/ 2018. Ảnh: Reuters / Kham |
Nếu vậy, các đảo ở Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, sẽ trở thành những mục tiêu gần gũi về mặt địa lý đối với lực lượng quân sự mới nổi của Trung Quốc, và Biển Đông sẽ là những điểm nóng trong khu vực. Căng thẳng sẽ gia tăng trong khu vực này.
Vào tháng 8 năm 2016, Reuters trích dẫn "thông tin tình báo" nói rằng Việt Nam đã triển khai tên lửa trên năm đảo ở Trường Sa mà nước này kiểm soát, nếu đúng thì có nghĩa đây là một hành động khiêu khích rõ ràng đối với Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn đối với giới truyền thông, tướng Vịnh không xác nhận và cũng không phủ nhận việc đưa tên lửa ra đảo. Các nhà phân tích chiến lược coi đây là động thái mà Việt Nam phản ứng lại với việc Trung Quốc đưa tên lửa đến đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa vào năm 2015.
Khả năng Hoa Kỳ sẵn sàng can thiệp vào một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam với cái tên duy trì tự do hàng hải là không rõ ràng.
Điều rõ ràng là các cơ sở quốc phòng Mỹ và Việt Nam đang quan tâm phát triển các mối quan hệ chiến lược sâu sắc hơn, bao gồm thông qua trao đổi hải quân, mua bán vũ khí nhỏ và thiết lập cơ chế diến tập quân sự chung trong tương lai.
Năm 2013, ba tàu chiến Hoa Kỳ thăm Đà Nẵng, với sự phô trương ít hơn chuyến thăm của USS Carl Vinson, để thực hiện "các cuộc trao đổi hải quân" thường lệ với các hải quân Việt Nam.
Các viên chức Việt Nam và Hoa Kỳ nói chuyện trong một buổi lễ chào đón tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson sau khi tàu này đậu tại một cảng ở Đà Nẵng, Việt Nam ngày 5/3/ 2018. Ảnh: Reuters / Kham |
Kể từ năm 2016, Việt Nam đã lờ đi ít nhất ba trường hợp khi các tàu chiến Hoa Kỳ đi gần quần đảo Hoàng Sa trong một thách thức gián tiếp đối với tuyên bố của Trung Quốc về quần đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Trong hai lần đó, trong buổi họp báo của mình, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố rằng sự hiện diện của tàu Mỹ trong khu vực này là vô hại và "tàu của Mỹ có quyền tự do ở Biển Đông".
Sự chào đón nồng nhiệt của phía Việt Nam đối với tàu sân bay USS Carl Vinson ở Đà Nẵng là một dấu hiệu rõ ràng về chính sách đang thay đổi của Việt Nam về quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét