1. Tin Việt Nam: Hội Cờ Đỏ là mối
đe dọa nhắm vào các cộng đồng Công Giáo ở Việt Nam
Buổi họp mặt Hội cờ đỏ Hà Nội bên
cạnh nhà thờ giáo họ Văn Thai, xứ Song Ngọc, hạt Thuận Nghĩa hôm 29/10/2017. Courtesy
FB Thanh Niên Công Giáo
Ủy ban Cứu người Vượt biển
(BPSOS) hôm 27/3 đã trao cho Đại sứ Lưu Động về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Sam
Brownback của Bộ Ngoại Giao Mỹ một tài liệu cáo buộc các Hội Cờ Đỏ là mối đe dọa
cho các cộng đồng Công Giáo ở Việt Nam.
Tài liệu dài 18 trang trình bày
quá trình hình thành các nhóm Cờ Đỏ từ Nghệ An, lan dần ra Hà Nội và tỉnh Đồng
Nai ở miền Nam.BPSOS nhận định “Các Hội Cờ Đỏ là một hiện tượng mới tại Việt
Nam: nhân tố không thuộc chính quyền đang vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng,
đặc biệt là nhắm vào các cộng đồng Công Giáo nào đặt vấn đề về cách chính quyền
giải quyết thảm họa do nhà máy Gang Thép Formosa gây ra” Theo BPSOS, hôm 29/10
năm ngoái, Hội Cờ Đỏ đã tụ tập để ra mắt “Liên Minh Hội Cờ Đỏ” ngay cạnh nhà thờ
Văn Thai, một giáo họ thuộc giáo hội Công Giáo ở Nghệ An.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/red-flag-groups-threat-for-catholics-in-vietnam-03282018090121.html
2. Tin Pháp Quốc: Pháp vinh danh
Arnaud Beltrame, biểu tượng “kháng chiến” chống thánh chiến
Từ một sĩ quan vô danh cách nay một
tuần, trung tá hiến binh Arnaud Beltrame trở thành « anh hùng nước Pháp »,được
truy thăng đại tá, ân thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh. Quốc gia ghi ân hành động quả cảm,
tình nguyện thay thế một phụ nữ bị bắt làm con tin và đã hy sinh trong vụ khủng
bố ở Trèbes, một thành phố nhỏ ở miền nam nước Pháp.
Trong buổi lễ truy niệm trọng thể
tại điện Invalides, tổng thống Pháp Emmanuel Macron ca ngợi đại tá Arnaud
Beltrame là « biểu tượng của tinh thần kháng chiến » tiếp nối con đường của «
những anh hùng mà ông ngưỡng mộ » lúc còn tại thế. Tấm gương hy sinh sẽ « lưu
truyền hậu thế ».
3. Tin Hoa Kỳ: Hỏi quốc tịch khi
điều tra dân số gây tranh cãi
Lần đầu tiên kể từ 1950, Bản khảo
sát dân số Hoa Kỳ sẽ hỏi người dân rằng liệu họ có phải công dân Hoa Kỳ hay
không.
Hai bang California và New York
nói sẽ đâm đơn kiện phản đối động thái này, cho rằng bản khảo sát sẽ ngăn cản
người nhập cư tham gia cuộc khảo sát dân số. Giới chức chính quyền Tổng thống
Trump nói rằng dữ liệu sẽ giúp chính phủ phân bổ các nguồn lực và thực thi các
luật cử tri được thiết kế để ngăn ngừa sự kỳ thị. Giới chỉ trích nói rằng chính
quyền của ông Trump muốn thay đổi cán cân quyền lực chính trị trong bản đồ lập
pháp.
4. Tin Hoa Kỳ: HRW kêu gọi Việt
Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW)
hôm 27/3 kêu gọi Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích nhà hoạt động dân
chủ Nguyễn Viết Dũng ngay lập tức.
HRW đưa ra lời kêu gọi trên một
ngày trước khi dự kiến diễn ra phiên tòa xét xử nhà hoạt động 32 tuổi về tội
‘tuyên truyền chống nhà nước.’ Ông Nguyễn Viết Hùng, cha của nhà hoạt động Nguyễn
Viết Dũng, nói với VOA rằng Dũng đã xuất hiện tại tòa án tỉnh Nghệ An hôm 28/3,
nhưng phiên tòa đã hoãn lại đến 12/4 do luật sư bận việc gia đình nên không thể
có mặt theo lịch làm việc của quan tòa.
5. Tin Bắc Triều Tiên: Kim Jong
Un đến Bắc Kinh tìm chỗ dựa, trước đàm phán với Mỹ
Chuyến đi bất ngờ của lãnh đạo Bắc
Triều Tiên đến Trung Quốc đầu tuần này khiến công luận đặt câu hỏi : Vì sao Kim
Jong Un lại quyết định đi Bắc Kinh trong lúc quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và
Trung Quốc đang xấu đi, đặc biệt với các trừng phạt kinh tế mà Bắc Kinh tiến
hành theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc ?
Câu trả lời của hầu hết các nhà
quan sát là Bình Nhưỡng muốn tìm sự ủng hộ của đồng minh lịch sử, trước cuộc
đàm phán hứa hẹn sẽ rất khó khăn với Hoa Kỳ, nhằm tìm lối thoát cho cuộc khủng
hoảng hạt nhân kéo dài nhiều thập niên. Đây cũng là lần đầu tiên mà Kim Jong Un
ra khỏi Bắc Triều Tiên và tiếp xúc với một lãnh đạo nước ngoài, kể từ khi lên cầm
quyền năm 2011
6. Tin Myanmar: Win Myint thành
tân tổng thống Myanmar
Quốc hội Myanmar vừa bầu ông Win
Myint làm tổng thống nước này, một tuần sau khi người tiền nhiệm từ chức.
Ông Win Myint, phụ tá thân cận của
bà Aung San Suu Kyi, từng là Chủ tịch Hạ viện từ năm 2012. Nhưng vai trò của
ông được cho là chủ yếu mang tính lễ nghi vì bà Suu Kyi nắm quyền điều hành
trên thực tế. Ông Htin Kyaw trước đó từ chức tổng thống vì lý do sức khỏe. Quốc
hội sau đó đã có bảy ngày để chọn người kế nhiệm, và bỏ phiếu từ một danh sách
gồm ba phó tổng thống vào thứ Tư 28/3. Đầu tuần trước, ông Win Myint, 66 tuổi,
được bổ nhiệm làm phó tổng thống, một dấu hiệu cho thấy ông có thể sẽ đảm nhiệm
chức vụ tổng thống.
7. Tin Trung Cộng: TC nói Kim
Jong Un cam kết giải trừ hạt nhân Triều Tiên
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un
cam kết giải trừ hạt nhân và gặp gỡ các quan chức Mỹ, Trung Quốc cho biết hôm
thứ Tư sau một cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình, người đã hứa Trung Quốc sẽ
duy trì tình hữu nghị với nước láng giềng bị cô lập này.
Sau hai ngày nhiều đồn đoán,
Trung Quốc và Triều Tiên đều xác nhận rằng ông Kim đã tới Bắc Kinh và gặp ông Tập
trong một chuyến thăm mà Trung Quốc gọi là chuyến thăm không chính thức từ Chủ
nhật tới ngày thứ Tư.
8. Tin Việt Nam: Thủ tướng CSVN
quyết định phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết
định sẽ thực hiện thi công mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo phương án của Công
ty Tư vấn Đốc Lập Pháp ADPI. Quyết định này được đưa ra tại phiên họp Thường trực
Chính phủ hôm 28 tháng 3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét