Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

3696 - Bác Trọng đến Cuba


Khi viết chuyến đi của bác Trọng đến Cuba. Tôi lại nhớ đến mấy câu thơ của nhà thơ cộng sản Tố Hữu:
“Lởn vởn ngoài khơi những bóng ma
Hai con tàu Mỹ ngó nhòm ta
Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy
Chẳng thấy Cuba đứng đấy à”
Với bài thơ Từ Cuba, Tố Hữu ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, kiên cường của Cuba trước ‘đế quốc Mỹ’. Cuba là hòn đảo lửa, đảo say, là đất nước xã hội chủ nghĩa. Cuba là người bạn thân thiết, người anh em cùng ý thức hệ với Việt Nam mình. Đến Cuba, bác Trọng sẽ thấy thoải mái  khi thăm lại ngôi nhà thân quen của người anh Fidel Castro.
Chuyện bác Trọng đến Pháp không được đánh giá cao, hay hầu hết các báo lớn của Pháp không nói gì đến chuyến thăm trong suốt ba ngày ở Pháp của bác, điều này, nhiều người đã biết. Nhưng chắc chắn, ít người biết đến chuyến thăm của bác Trọng ở Cuba thế nào. Thật là không công bằng khi không viết về chuyến đi này của bác Trọng ở Cuba, trong khi báo lề trái lại viết khá nhiều về chuyến đi của bác Trọng ở Pháp.
Khi tìm đọc các báo Cuba viết về bác Trọng, tôi rất ngạc nhiên vì rất nhiều tờ báo viết về chuyến thăm của đoàn Việt Nam ở Cuba, về hợp tác kinh tế, hợp tác văn hóa chính trị giữa Việt Nam và Cuba. Ảnh bác Trọng được đăng trên trang nhất của nhiều tờ báo lớn. Một số báo còn giới thiệu tiểu sử của bác Trọng và toàn bộ chương trình của đoàn Việt Nam trong suốt ba ngày ở Cuba. Nền báo chí xã hội chủ nghĩa thật là lợi hại.
Một số hình ảnh của bác Trọng ở Cuba, được lấy từ báo Cubadebate của các nhà báo Ismael Francesco và Irene Perez


Bác Trọng được Bí thứ thứ nhất, Chủ tịch hội đồng bộ trưởng Raul Castro Ruz đón tiếp
Thiếu nhi Cuba và đoàn Việt Nam đón chào bác Trọng
Bác Trọng trao huân chương sao vàng cho ông Raul Castro Ruz
Bác Trọng nhận bằng tiến sĩ danh dự tại đại học La Habana

Bác Trọng được đón tiếp với nghi thức cao nhất của nguyên thủ quốc gia khi máy bay của đoàn Việt Nam đáp xuống sân bay José Marti. Bác Trọng hội kiến với các lãnh đạo cao nhất của Cuba và được trao bằng tiến sĩ danh dự về chính trị học tại trường Đại học La Habana. Bác Trọng phát biểu rất hay trước đông đảo quan khách và sinh viên khi nhận bằng Doctor Honoris Causa. Những tình cảm mà đảng cộng sản Cuba dành cho bác Trọng và đoàn Việt Nam là chân thành, quý trọng trong tình đồng chí thương mến của những người cộng sản với nhau. Bác Trọng có thể mỉm cười phấn khích như được xem các điệu nhảy rumba. Hình ảnh bác được nâng lên một tầm cao mới khi đến Cuba khác xa với sự thờ ơ của báo chí Pháp và giới lãnh đạo Pháp. Họ đón tiếp bác với vẻ hình thức và miễn cưỡng. Tôi kết luận bọn Pháp không biết nhìn người.
1. Việt Nam, Cuba, những người đồng chí cộng sản cách xa nửa vòng trái đất
Hai đất nước xa xôi có lịch sử, văn hóa khác nhau nhưng lại cùng chung ý thức hệ cộng sản nên dễ gần nhau. Cách mạng tháng Tám năm 1945 không đem lại dân chủ cho Việt Nam. Cách mạng Cuba (1953-1959) do Fidel Castro, Raul Castro, Ernest Chérguévara…tổ chức đã lật đổ chế độ độc tài Batista nhưng cũng không đem lại tự do, dân chủ cho Cuba vì các nhà lãnh đạo của hai nước thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam, Cuba đều là những đàn em của Liên Xô. Hai nước đều có kẻ thù chung là Mỹ trong suốt thời kì chiến tranh lạnh. Kinh tế, chính trị của Việt Nam và Cuba phụ thuộc vào viện trợ của Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa. Do không có mối quan hệ rộng mở với phương Tây, hai nước đều rơi vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Khi các nhà lãnh đạo ngoảnh lại suy nghĩ thì thế giới đã đi một chặng đường xa.
Bác Trọng đến thăm Cuba lần này với mục đích tăng cường hợp tác kinh tế, chính trị với Cuba. Việt Nam sẽ xây dựng một cụm công nghiệp bên ngoài thành phố La Habana. Thông tấn xã Việt Nam sẽ hợp tác với cơ quan báo chí Cuba SA Prensa Latina. Các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, biến đổi khí hậu… cũng là những chủ đề quan trọng được bàn đến. Chuyến thăm của đoàn Việt Nam đánh dấu mối quan hệ anh em thân thiết với Cuba kể từ khi Fidel Castro đến thăm Quảng Trị năm 1973, giữa lúc chiến tranh, nhà lãnh đạo cộng sản Cuba đã có câu nói nổi tiếng: “Vì Việt Nam Cuba sẵn sàng hi sinh cả máu mình”.
Năm 1982, đảng cộng sản Việt Nam đã trao tặng huân chương sao vàng cho Fidel Castro, đây là huân chương cao nhất của Việt Nam. Một số cá nhân như chủ tịch Kim Nhật Thành, tổng bí thư Liên Xô Léonid Breinev… cũng được trao huân chương sao vàng. Lần này bác Trọng thay mặt đảng và nhà nước lại trao tặng phần thưởng này cho Raul Castro, bí thư thứ nhất đảng cộng sản Cuba, chủ tịch hội đồng bộ trưởng. Raul Castro cũng là em trai của Fidel Castro và là một trong những lãnh đạo chính của cách mạng Cuba (1953-1959).
Nhiều tờ báo Cuba ca ngợi Việt Nam là mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa thành công. Năm 1990 thu nhập đầu người của Việt Nam chỉ có 100 đô la một năm. Năm 2017, thu nhập đầu người đã đạt 2385 đô la. Cuba có thể học tập Việt Nam về phát triển kinh tế. Báo chí Cuba còn ca ngợi  phụ nữ, đàn ông Việt Nam, ai cũng có tấm lòng bao dung, tốt bụng. Chắc chắn bác Trọng xúc động mỗi khi đến thăm đất nước Cuba anh em.
Năm 2012, khi đến Cuba, bác Trọng đã phát biểu: “Cuba là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng”. Lần này khi nhận bằng tiến sĩ danh dự tại đại học La Habana, bác Trọng phát biểu cảm tưởng của mình trước các quan khách và sinh viên đại học: “Đến Cuba, chúng tôi cảm thấy như ở nhà mình. Chúng tôi muốn lắng nghe và hiểu những kinh nghiệm của các bạn. Nhân dân Cuba anh hùng sẽ không bao giờ khuất phục bởi ai, bởi bất kì thế lực nào. Nhân dân Cuba anh em đang xây dựng chủ nghĩa xã hội thịnh vượng. Tình hữu nghị Việt Nam-Cuba tốt đẹp và vững bền muôn năm!”.
Bác Trọng cũng đưa ra ba trụ cột chính của thể chế do đảng cộng sản Việt Nam đề ra nhằm xây dựng hệ thống chính trị lâu dài cho Việt Nam:
  1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
  2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân và vì nhân dân
  3. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Nếu bỏ cụm từ xã hội chủ nghĩa thì ba nguyên tắc này giống với một số điều kiện để xây dựng chế độ chính trị ở phương Tây.
Lãnh đạo Cuba Raul Castro cũng phát biểu: “Chúng ta đã xây dựng mối quan hệ gắn bó, vững bền trong thời kì khó khăn khi Việt Nam còn đấu tranh để giải phóng đất nước. Hôm nay, nhân dân, đảng và chính phủ hai nước tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bảo đảm công bằng và lợi ích quốc gia. Những điều tốt đẹp này sẽ tiếp tục giữ gìn bởi các thế hệ tương lai của Cuba và Việt Nam”.
Trong suy nghĩ của bác Trọng và của Raul Castro con đường đi của đất nước, thể chế chính trị, kinh tế xã hội… Mọi thứ đều phải nằm trong cái khuôn xã hội chủ nghĩa, không thể khác được.
2. Con đường xã hội chủ nghĩa không đến đích
Khi nghĩ về con đường xã hội chủ nghĩa mà những người cộng sản đã chọn và bây giờ bác Trọng là người đang kế thừa. Tôi lại nhớ đến hai câu thơ của Tố Hữu:
“Ta sẽ khai những mỏ than, mỏ sắt
Đóng con tàu đi khắp đại dương”
Việt Nam đã khai thác gần hết các mỏ than, Bauxite Tây Nguyên đang được người Trung Quốc khai thác giúp. Con tàu có tên Vinashine đã chìm sâu xuống đại dương, làm tan biến giấc mơ đóng những con tàu lớn, cắm cờ Việt Nam đi khắp các vùng biển. Suy nghĩ về tương lai của đất nước với những bế tắc hiện tại không giải quyết được, những người Việt Nam yêu nước và có trách nhiệm không khỏi lo lắng.
Người cộng sản có rất nhiều tham vọng. Họ muốn xây dựng một xã hội mới, đào tạo những con người mới xã hội chủ nghĩa. Những dấu ấn của quá khứ đôi khi cần phải bỏ qua. Sau khi hoàn thành các cuộc cách mạng, họ thiết lập thể chế chính trị chuyên chính vô sản. Giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt. Những người có quan điểm chính trị trái ngược không được tham gia vào bộ máy lãnh đạo. Nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên, khiến quyền lực tập trung vào trong tay một số người giữ vai trò cao nhất trong bộ máy của đảng.
Do phải sống trong một môi trường ngột ngạt thiếu tự do, nhiều người đã phải ra đi. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, người ta đều chứng kiến những cuộc di dân rất lớn. Trong thế kỉ XX, Việt Nam có hai cuộc di dân quan trọng. Cuộc di dân từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954. Hơn một triệu người đã qua vĩ tuyến 17 để vào Miền Nam. Sau năm 1975, gần một triệu người Việt Nam đã rời miền Nam bằng đường bộ, đường biển để định cư ở các nước tự do. Khi chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở miền Nam, thì không còn nơi nào ở Việt Nam để di cư nữa nên cách duy nhất là vượt biên. Tình trạng này cũng diễn ra ở Cuba, sau cuộc cách mạng năm 1959, hàng trăm nghìn người đã rời bỏ Cuba để vượt biển sang Mĩ, họ đến xin định cư ở bang Miami. Hiện tại có hơn một triệu người Mĩ gốc Cuba đang sống ở đây. Khi những người này biết tin Fidel Castro ốm nặng và có ý định thôi giữ quyền lực sau 47 năm lãnh đạo. Nhiều người Mĩ gốc Cuba đã đổ ra đường biểu tình thể hiện niềm vui và mong muốn Cuba sẽ sớm được tự do. Những người Mỹ gốc Cuba vẫn gửi tiền về để giúp đỡ người thân của họ đang sống khó khăn trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nhà lãnh đạo cộng sản là một ước mơ đẹp nhưng nó đã biến th

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét