Những ngày tháng 3 năm 2018, tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng bỗng nhiên có một chuyến đi xuất ngoại đến Pháp và
Cuba, nói là bỗng nhiên vì chuyến đi này chỉ mang tính chất hình thức trang trí
cho uy tín của Nguyễn Phú Trọng, hoàn toàn không mang lại gì lợi ích thực sự
cho đất nước như những chuyến đi của các lãnh đạo cao cấp Việt Nam trước kia.
Pháp đang có một ví thế kém hơn
chính họ trước đây, nền kinh tế của Pháp ngày càng suy sụt do sự già nua, không
hy vọng có khoản viện trợ hay một cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam ở Pháp.
Trái lại trong sự khó khăn đang mang, nước Pháp còn hy vọng bán được chút gì
cho Việt Nam, một thuộc địa cũ của mình.
Ở Pháp đảng CS vẫn còn hoạt động, đó cũng là lý do mà Nguyễn Phú Trọng
muốn đến đây để kiếm chút danh giá cho bản thân mình.
Báo chí cộng sản VN được chỉ thị
phải tích cực đưa tin chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng với mức độ cao nhất, để
tôn thêm danh giá cho chuyến đi này, phái đoàn tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
bỏ tiền ra mua hẳn một trang quảng cáo của
tờ báo Le Monde để đăng bài viết về chuyến đi. Tiếp theo là chuyến đi của Nguyễn
Phú Trọng đến Cuba, một đất nước mà vị thế của nó đã gần như bị lãng quên trên
bản đồ thế giới bởi sự nghèo nàn và lạc hậu.
Một chuyến đi đến Âu và Mỹ của tổng
bí thư. Đó là mục đích chính của chuyến đi nhằm lấy tiếng tăm cho Nguyễn Phú Trọng.
Câu hỏi mà dư luận quan tâm là tổng
Trọng đi Âu, Mỹ lấy oai như thế để làm gì.? Ông ra cần củng cố hình ảnh để tiếp
tục ở lại vị trí tổng bí thư hay ông ta đang thực hiện một chuyến đi dối già.?
Nguyễn Phú Trọng là một kẻ trơ
tráo và trắng trợn, ông ta có thể hứa rồi lờ đi. Hoặc ông ta có thể xoay ngược
những cam kết. Ví dụ như việc ở lại thêm nhiệm kỳ quá tuổi với lý do cần người
có tuổi ở lại duy trì sự ổn định của đảng, nhưng khi ở lại làm tổng bí thư, ông
ta sung sướng tự nghĩ mình trúng phiếu
100% mà quên khuấy nhờ những cam kết ở các hội nghị trung ương trước đó, chỉ
còn mỗi mình ông ta ứng cử. Sự hoang tưởng của ông ta càng về sau càng đến cực
độ khi tưởng mình là một minh quân liêm khiết , thẳng tay chống tham nhũng mà
quên bẵng chính ông ta từng ăn hàng ngàn tỷ trong thời làm bí thư thành uỷ Hà Nội.
Có lẽ đây là chuyến đi dối già của
Nguyễn Phú Trọng, ông ta đã đạt được mục đích của mình là kỷ luật được nhiều
cán bộ lãnh đạo , đến tận cấp uỷ viên bộ chính trị, tạo được dấu ấn của mình với
dư luận. Nhưng cuộc thanh trừng tạo danh tiếng cho mình của Nguyễn Phú Trọng đã
đi quá xa, dẫn đến có khả năng gây bất ổn trong nội bộ đảng. Để giảm làn sóng
lo ngại trong nội bộ, hoặc cũng có thể để giả vờ xuống nước bằng cách muốn về
hưu, Nguyễn Phú Trọng đã bày ra chuyến đi này để trấn an các đồng chí của mình
ông ta đã muốn nghỉ ngơi.
Nếu tiếp tục cầm cương, Nguyễn
Phú Trọng phải tiếp tục con đường xây dựng đảng, chống tham nhũng mà ông ta
phát động, nhưng con đường ấy giờ đã dường như cạn những vật tế thần. Nếu muốn
khai thác, tìm kiếm thêm những quan chức tế thần, Nguyễn Phú Trọng sẽ đụng đến
những tay chân của phe phái khác đang lên. Dư luận ngày càng nghi ngờ động cơ
chống tham nhũng của Trọng khi có lãnh đạo này bị xử lý, trong khi các lãnh đạo
khác tội trạng rành rành , phơi bày rõ rệt hơn rất nhiều mà không bị làm sao.
Giờ muốn thoát ra chiến dịch của mình phát động , tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
chỉ còn nước về hưu lúc này là danh tiếng vẹn toàn. Trường hợp Nguyễn Phú Trọng
chuẩn bị cho mình về hưu xảy ra, đó là điều đáng buồn vì những tên tham quan lớn
và những doanh nghiệp maphia lớn của phe Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình và
Ban Bí Thư không bị đụng đến , như vụ Lê
Thanh Thản và Thân Đức Nam, vụ Mobifone, vụ Huỳnh Đức Thơ, vụ Thanh Hoá, Yên
Bái...đều có dấú hiệu bao che rất rõ ràng.
Tuy nhiên thì Nguyễn Phú Trọng
còn việc nữa phải làm, đó là xây dựng và bồi dưỡng người kế nhiệm. Trọng đang tập
trung vun đắp cho đệ tử của mình là Trần Quốc Vượng có được vị thế dẫn đầu
trong vị thế người kế nhiệm chức tổng bí thư. Nhưng mặt khác Trọng cũng làm lơ
để cho Nguyễn Xuân Phúc gia tăng cạnh tranh vịt rí này. Âm mưu của Trọng khá
nham hiểm, trường hợp Trọng và Phúc tranh nhau gay gắt, khiến trung ương khó xử,
lúc đó Trọng sẽ nại cớ ở lại thêm để ổn định. Trường hợp thứ hai nếu không ở lại
được, người kế nhiệm phải là Trần Quốc Vượng đệ tử của Trọng.
Cả hai cá nhân Phúc và Trọng đều
không có gì với Trung Cộng, việc xin ý kiến Trung Cộng cho hai người này là tổng
bí thư CSVN tương lai hẳn không có vấn đề . Bởi thế việc còn lại là sự ủng hộ
Phúc hay Vượng trong trung ương mới là vấn đề quyết định.
Đảng CSVN đang đứng trước nhiều
chuyện lớn như phát triển kinh tế, giữ gìn chủ quyền biển đảo, quan hệ quốc tế.
môi trường và đời sống nông dân, công nhân...tất cả những điều này Nguyễn Phú
Trọng đều không đủ chuyên môn hoặc bản lĩnh để giải quyết. Thực tế trong mấy
năm qua, Nguyễn Phú Trọng thường né tránh những vấn đề quan trọng này, chỉ bám
lấy mục tiêu xây dựng đảng, thanh trừng phe phái là việc chính.
Trung ương cộng sản đã đến lúc cần
một người mới có sức lực và dám nhận trách nhiệm giải quyết những việc trọng yếu
trên. Nhưng ngoài yếu tố về đất nước, còn có những yếu tố khác để được chọn làm
tổng bí thư, đó là sự cân bằng lợi ích của các phe phái đang mạnh. Thời gian qua Nguyễn Xuân Phúc ngày càng nắm
được nhiều quyền lực, đôi lúc Phúc đã thể hiện vai trò thủ lĩnh của mình khi trừng
phạt các tay chân của các uỷ viên bộ chính trị khác mà không cần thông qua Ban
Bí Thư hay Bộ Chính Trị. Vụ việc Mobifone là một vụ việc tiêu biểu cho quyền lực
của Nguyễn Xuân Phúc, mặc dù Ban Bí Thư đã thoả thuận lấy lại được tiền từ vụ
mua bán AVG, nhưng dường như Nguyễn Xuân Phúc còn muốn khơi to nên để thể hiện
sức mạnh của mình trong trung ương. Nếu như Phúc đưa được những cán bộ dính
dáng đến Mobifone vào tù, hẳn nhiều lá phiếu sẽ nghiêng về Nguyễn Xuân Phúc
trong cương vị tổng bí thư.
Sau chuyến đi Âu Mỹ của Nguyễn Phú Trọng,
chính trường cộng sản Việt Nam đang chờ đón những cơn sóng ngầm tranh giành quyền
lực, tranh giành chiếc ghế tổng bí thư.
Trung Cộng sẽ nhân cơ hội này để đưa ra những
điều kiện đồng ý chấp nhận ứng cử viên nào đó. Trong những ngày qua Trung Cộng
gia tăng sự lấn lướt trắng trợn tại biể Đông, các uỷ viên bộ chính trị đang nhằm
cái ghế tổng bí thư đều nín thinh, bởi họ hiểu nếu có hành động gì phản kháng tức
họ tự loại mình ra khỏi chiếc ghế tổng bí thư.
Theo quy định phải có một nhiệm kỳ
trong bộ chính trị mới được đề cử vị trí tổng bí thư, hiện nay Trần Quốc Vượng
vẫn chưa làm được trọm một nhiệm kỳ, nếu Trọng thật lòng muốn Vượng lên, chỉ cần
cáo bệnh vài ngày để Vượng chủ trì thay mặt điều khiển họp bộ chính trị. Sau đó
Trọng trở lại làm việc tiếp, tập dượt vài lần như thế thế, đưa Vượng vào chiếc
ghế đã ngồi rồi thì không ai có thể gạt được Vượng. Nhưng dường như Trọng cũng
chưa quyết hẳn, ông ta vẫn muốn làm thêm , cho đến giờ phút này mgoaì mặt Trọng
muốn về để tỏ vẻ ta đây là người tự trọng, không ham hố quyền lực nhưng trong
sâu thẳm những mưu toan, Trọng vẫn bày ra những rắc rối cho những kẻ đi sau,
ngõ hầu kéo dài thời gian nắm quyền của mình tiếp tục.
Bây giờ thì kẻ mà đe doạ chiếc ghế
tổng bí thư của Trọng là Nguyễn Xuân Phúc, một kẻ đã từng hết lòng vâng dạ, phỉnh
nịnh Trọng bấy lâu nay. Khi một kẻ nịnh bợ đã bộc lộ dã tâm phản trắc muốn cướp
ngôi, hẳn là hắn đã tự tin về sức mạnh có trong tay. Đó sẽ là điều khiến cho cuộc
chạy đua chức tổng bí thư tới đây có nhiều màn gay cấn. Hãy chờ xem.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét