Chọn nhan đề trên cho bài viết vì tôi nhớ đến câu đùa của người em nhỏ cậu Ba - anh đừng đọc lái “bên thắng cuộc” nghe! Gần nửa thế kỷ trôi qua, những gì xảy ra trên đất nước Việt Nam đã chứng minh ai đã bị “thắng cuộc”. Một trong kẻ này là: Nhạc Đỏ. Giữa một đĩa thức ăn chỉ có bo bo trộn lẫn gia vị tàu vị yểu Bắc Kinh với một tô phở ngọt ngào đậm đà hương vị quê hương bạn chọn cái nào?
Giữa những dòng Nhạc Vàng đầy nhân bản và Nhạc Đỏ đầy máu me bạn chọn nhạc nào?
Chọn lựa của bạn cũng là chọn lựa của đại đa số người dân Việt Nam. Và chọn lựa đó đã làm cho những tên sản thành Hồ trong cái gọi là Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật phải tâm tư đường ruột và phọt ra một đống thải tại Hội nghị giao ban quý III/2019 của Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật thành Hồ.
Một trong những con sản vẫn thích, vẫn say mê đắm đuối với đĩa bo bo tàu vị yểu nhiều giòi và căm thù tô phở miền Nam là Mai Quốc Liên - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc Học của Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Lý luận - Phê bình VHNT Trung ương và Trần Long Ẩn - Uỷ viên Thường vụ Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Chủ tịch Hội Âm nhạc thành Hồ.
Trong ngày qua 2 tên Đỏ “thắng cuộc” này bị nhiều người ném đá, cho lên bờ xuống ruộng vì đã toe toét xúc phạm Nhạc Vàng và nền văn học - nghệ thuật Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, đối với tôi, những phát biểu của cộng-Liên và sản-Ẩn chẳng khác gì 2 kẻ phơi bụng, nằm ngữa phun nước bọt lên trời, tưởng là nhổ vào âm nhạc miền Nam nhưng nước thải từ miệng của chúng lại rơi ngược vào mặt chúng.
Phát biểu của Trần Long Ẩn: “Chúng tôi đề xuất phải hết sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa. Vậy mà đồng thời, phong trào cách mạng ở miền Nam trong văn học, nghệ thuật rất dữ dội, rất lớn thì không biểu dương, không tôn vinh, không học tập, không nhân rộng mà lại đòi xóa nhòa không còn khái niệm âm nhạc cũ trước giải phóng nữa” cho thấy:
Nhạc Vàng trong cái gọi là “trang sử đen tối miền Nam bị xâm lược” đã không thể bị đập đầu, cắt cổ bởi đảng búa liềm. Ngược lại Nhạc Đỏ của cái gọi là “phong trào cách mạng dữ dội” đã bị người dân cho vào thùng rác và đập nắp thật kỹ để không bị ô nhiễm môi trường. Không chỉ một bài nhạc tình tang đầy máu đỏ, tiến về Sài Gòn để Hồ Chí Minh tiêu diệt quân thù đồng bào mà đến “khái niệm âm nhạc” cũng bị cho trôi xuống cống rãnh.
Chính vì thế mà “nhà nghiên cứu” Mai Quốc Liên phải thở than: “sáng tác văn học, nghệ thuật đang xuống thấp một cách không tưởng”.
Trong cái “truyền thống cách mạng dữ dội” của Nhạc Đỏ, ngày hôm nay, cũng Mai Quốc Liên âu sầu: “Tàu Trung Quốc vào Biển Đông như thế, đáng lẽ ít ra phải có một bản nhạc nào đó nói lên lòng yêu nước, khí phách của dân tộc chứ. Tôi muốn nói về văn nghệ sĩ, không ai xúc động, không ai làm cả.”
Làm sao có được một nhạc phẩm yêu nước từ những nhạc nô của một đảng hèn? Cách gì để tình tang khí phách khi lòng can đảm của dân tộc bị bỏ tù? Lấy gì để xúc động khi lương tâm không bằng lương tháng và linh hồn của những tên đảng viên sắp chết đã bán cho cái sổ lương hưu?
Vì thế - “Nhạc cách mạng hiện nay gần như đã 'rút lui vào hoạt động bí mật'” như Trần Long Ẩn đã phải nằm ngữa phun nước bọt lên trời.
Nhưng thực tế, Nhạc Đỏ đã không rút lui đi đâu cả. Nó đã thẳng cẳng chết mà chưa chôn như cái xác trong lăng Ba Đình. Chính vì thế mà Mai Quốc Liên lại thành thật khai báo là chính các bộ phận của đảng trong “mặt trận văn hoá” đã: “giờ bỏ qua hết, chạy theo giải trí, game show... Trong khi để kế thừa cái đã có thì làm không tốt, mà lại ca ngợi boléro của chế độ cũ thì chính là ca ngợi luôn đời sống của giai đoạn đó...”
Cách nào để kế thừa một đĩa bo bo đầy giòi đã bị cho vào thùng rác từ mấy chục năm nay? Cách gì để một cái xác chết chưa chôn leo lên sân khấu hát tiếp khúc đồng ca bác cùng chúng cháu hành quân?
Và thử hỏi lý do gì để hệ thống truyền thông của đảng trình chiếu, ca ngợi boléro, ca ngợi đời sống của một giai đoạn có nền “văn học, nghệ thuật độc hại”. Tại sao lại có chuyện “Âm nhạc Việt Nam - Những chặng đường trên VTV không biết chủ trương của Bộ Chính trị hay của ai, vì cái này ca ngợi nhạc của Sài Gòn cũ bằng những lời có cánh”?
Dễ hiểu thôi! Ca ngợi có cánh bởi vì âm nhạc miền Nam là âm nhạc của Tự Do, là những tâm hồn rộng mở, là tình yêu bao la, là cảm xúc cất cánh bay cao trên bầu trời khát vọng.
Tất cả những thứ mang màu đỏ của đám bị “thắng cuộc” đều đã bị luột. Than thở của Trần Long Ẩn - “63 tỉnh, thành thì có được bao nhiêu đài có phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch” chỉ khẳng định thêm hiện trạng đầu hàng vô điều kiện của các bút nô mang thẻ đảng đối với chính nghĩa của người dân. “Lớp trẻ tin vào mạng xã hội với thông tin độc lạ mà không tin vào báo chí chính thống” là một hiện tượng chính xác như Mai Quốc Liên nhả bọt phun mình vì đó là lời tự thú và tự viết bản án cho chế độ độc tài một cách gián tiếp - đâu là thông tin độc hại, đâu là chính thống mà giới trẻ đã tự chọn lựa và tìm đến.
Những phát biểu của Trần Long Ẩn, Mai Quốc Liên đã vô hình chung xác nhận giữa Nhạc Vàng và Nhạc Đỏ, ai là kẻ bị “thắng cuộc”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét