Thực ra thì những Trần Long Ẩn, Nguyễn Đắc Xuân… đã từng là kiểu nhân cách chính thống của hệ thống đào tạo con người mới. Ở một xã hội mà mỗi góc sống của nó đều được tưởng tượng thành mặt trận, thì chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, văn nghệ, như ông Ẩn, ông Xuân.., làm sao có được hạnh phúc nếu không đấu đá?
Nhưng thời cuộc đã ở vào thời thế khác, người ta gọi là đổi mới.
Xem ra, ở thời cuộc này, ngành tuyên giáo đã dành cho đám người ấy lối ứng xử rất khác với các đồng nghiệp công an của họ.
Những kiểu ăn nói kích động hận thù dân tộc, chia rẽ tôn giáo, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc như những điều thốt ra từ miệng Trần Long Ẩn, Nguyễn Đắc Xuân, Thích Nhật Từ… đủ để khởi đầu một chặng đường mọt gông, nhìn từ góc nhìn ”vì an ninh tổ quốc”.
Nhưng liệu chúng ta đủ rảnh rang để giúp đồng loại mình tìm được hạnh phúc, dù bằng cách thỏa mãn ý thích bệnh hoạn của họ? Thì thôi, vẫn là phúc bất trùng lai, lần này nữa thôi, đừng để lại cho cháu con cái việc tầm ruồng, ghen ăn tức ở.
Tâm trí của dân tộc hãy dành cho một cuộc thảo luận rộng lớn, sâu sắc và khó khăn hơn nhiều, chúng ta sẽ dạy cho con cháu chúng ta điều gì về sự thống nhất quốc gia, từ cả nụ cười và nước mắt? Nhất là khi, rồi chúng ta sẽ viết ra cùng một bộ sử Việt Nam thống nhất, con cháu chúng ta cùng học một hành trình mở cõi của một cộng đồng đa sắc tộc chứ không chỉ của người Kinh?
Chẳng phải cuộc thảo luận ấy đã phải diễn ra?
Xanh biết mấy là trời xanh tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu
Câu thơ đã từng thao thức bao trái tim con trẻ hơn lúc nào hết được nhận thức một cách cụ thể.
Là trời xanh ở thành nhà Mạc, ở đỉnh tháp Chàm hay trên thánh địa Phù Nam?
Là trời xanh trên mái dừa xanh, những ngọn cọ xòe hay những đỉnh thốt nốt?
Là trời xanh còn lặn hụp ở Hoàng Sa hay phơi mình trên bãi Tư Chính?
Là trời xanh qua ô cửa Ba Đình hay trên lầu Tứ phương vô sự?
Cứ nghĩ vậy thì sẽ thấy lịch sử đâu phải rảnh, hay cũng chẳng vô công rồi nghề, để săm xoi ra cái danh sách tội đồ cứ tưởng nhầm mình là ngự uý phò chính thống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét