Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

15258 - Tín hiệu gì từ cảnh báo 'Việt Nam phải có biện pháp giảm thâm hụt thương mại'?



Hơn một tháng sau khi bị Tổng thống Trump cáo buộc như ‘kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất’, chính thể độc đảng ở Việt Nam lại bị cảnh báo về việc nước này phải có biện phápcắt giảm thặng dư thương mại trong quan hệ gia thương với Hoa Kỳ - được nêu bởi Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, theo Bloomberg và Politico. 

  Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer


Rõ ràng là Trump, mặc dù bận bịu đủ thứ chuyện từ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đến việc phải đối phó với những đòn tấn công chưa ngưng nghỉ của đảng Dân Chủ, vẫn chẳng hề quên nền kinh tế mà hiện đã nhảy lên hàng thứ 5 trong tổng số 16 nước bị Trump - vào đầu năm 2017 - đã liệt vào danh sách những quốc gia ‘gây hại’ cho nền kinh tế Mỹ.

Quả thực trong những năm gần đây, giá trị xuất siêu của hàng Việt vào thị trường Mỹ liên tục tăng trưởng và tăng đến chóng mặt, từ khoảng 20 tỷ USD/năm tăng vọt lên 25 tỷ USD/năm và rồi lên đến 30 tỷ USD/năm. Vào năm 2018, Việt Nam đã đạt thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ (còn gọi là giá trị xuất siêu) ở mức kỷ lục tới 35 tỷ USD. Còn dự kiến năm 2019, giá trị xuất siêu của hàng Việt vào thị trường Mỹ có thể lên đến 40 tỷ USD hoặc hơn.

Như vậy từ năm 2017 đến nay, đã có ít nhất 3 lần giới quan chức Đại diện thương mại Mỹ ‘đòi nợ’ Việt Nam. Lần đầu tiên xảy ra vào tháng 5 năm 2017, trong chuyến thăm Washington của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Khi đó, bất chấp món quà các hợp đồng mua bán và đầu tư giữa hai quốc gia lên đến hàng chục tỷ USD (con số được nêu ra từ phía Thủ tướng Phúc nhưng chẳng có gì đáng tin cậy về tính thực chất của những hợp đồng này), Đại diện thương mại Mỹ vẫn nhắc thẳng Phúc về cán cân thặng dư thương mại Việt - Mỹ. Lời nhắc nhở này diễn ra trong bối cảnh Trump lần đầu tiên đưa ra một khái niệm mới toanh: ‘công bằng và đối ứng’, như một cách đối phó với các quốc gia có giá trị xuất siêu mạnh vào Mỹ.

Đến tháng 5 năm 2018, Hoa Kỳ lộ hẳn mục tiêu ‘đòi nợ’ qua cán cân thương mại Mỹ - Việt quá chênh lệch. Khi đó, ông Jeffrey Gerrish - Phó Đại diện Thương mại Mỹ đã tiến hành một chuyến công du đầy ẩn ý đến Hà Nội và gặp một quan chức cao cấp phụ trách kinh tế của Việt Nam là Ủy viên bộ chính trị kiêm Phó thủ tướng Vương Đình Huệ.

Mặc dù báo đảng Việt Nam chỉ tường thuật sơ sài “ông Jeffrey Gerrish, Hoa Kỳ mong muốn đạt được các thoả thuận với Việt Nam liên quan tới các vướng mắc về nhập khẩu ô tô, thanh toán điện tử và quy định về đặt thiết bị quản lý dữ liệu người dùng Việt Nam tại Việt Nam trong dự thảo Luật An ninh mạng”, nhưng một số nhà quan sát kinh tế cho rằng nội dung chính mà Jeffrey Gerrish làm việc với Việt Nam sẽ là “san bằng thâm hụt thương mại” theo yêu cầu của Tổng thống Trump, nhằm buộc Việt Nam phải hạ mức thâm hụt thương mại xuống mức dưới 8 tỷ USD/năm.

Trong những năm tới, nếu Việt Nam phải tự cắt giảm mức thâm hụt thương mại vào thị trường Mỹ, bi kịch xuất khẩu sẽ kéo theo bi kịch kinh tế và cũng là bi kịch ngân sách dành cho chế độ một đảng ở Việt Nam.

Con số xuất siêu chỉ có 8 tỷ USD/năm trên sẽ khiến giá trị xuất siêu của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ hụt đến 75 - 80% so với những năm trước, làm cho cán cân nhập siêu của Việt Nam từ các thị trường khác, đặc biệt từ Trung Quốc, tăng mạnh, đẩy kinh tế Việt Nam vào trạng thái mất cân đối nghiêm trọng về thặng dư thương mại cùng tình trạng khan hiếm ngoại tệ để… trả nợ nước ngoài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét