Bộ Chính trị và Bộ Quốc phòng Việt Nam bất ngờ tỏ ra ‘can đảm’ khi nhận lời tham dự một cuộc tập trận với Mỹ và các nước trong khối ASEAN, diễn ra từ ngày 2 tới ngày 6-9-2019. Sự kiện diễn tập này diễn ra ở cảng hải quân Sattahip ở tỉnh Chonburi, Thái Lan, và kéo dài tới mũi Cà Mau của Việt Nam.
Tàu buồm Lê Quý Đôn của hải quân Việt Nam, được xem là 'tàu buồm hiện đại nhất thế giới', nhưng đã biến mất tăm khi tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính.
Mặc dù Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng “là thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ tham gia cuộc diễn tập này", như nhiều năm trước đây Việt Nam đã không hề tham gia loại hình tập trận chung này dù đã là thành viên của ASEAN từ lâu.
Việc lần đầu tiên Việt Nam ‘can đảm’ tham dự vào cuộc tập trận trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tiến hành chiến dịch mang tên ‘Hải Dương 8’ và cho các tàu xông vào Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, mà không một chút nể mặt ‘đảng em’.
Không những khiêu khích, Trung Quốc còn không thèm che giấu ý đồ chiếm trọn Bãi Tư Chính - là nơi tập trung nhiều nhất các lô dầu và khí đốt màu mỡ của Việt Nam, cũng là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên cuối cùng để khai thác nuôi đảng và bù trám cho ngân sách hộc rỗng cùng núi nợ nước ngoài lên đến ít nhất vài trăm tỷ USD.
Thực ra, đã có tiền lệ cho cuộc tập trận của Việt Nam không phải với ASEAN, mà là với Mỹ.
Vào năm 2018, giới chóp bu Việt Nam đã lần đầu tiên ‘can đảm’ cho lực lượng hải quân nước này tham gia tập trận hải quân lớn nhất thế giới mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) tại Hawaii và Nam California - diễn ra vào cuối tháng Sáu năm 2018.
Việc Việt Nam quyết định tham gia vào cuộc tập trận trên xảy ra khoảng 3 tháng sau khi Trung Quốc tiến hành gây hấn lần thứ hai tại Bãi Tư Chính, còn trước đó đã nổ ra gây hấn lần đầu vào năm 2017.
Tháng 3 năm 2018, Tập Cận Bình lại cử Vương Nghị - Bộ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc - đến Việt Nam ngay sau vụ Bãi Tư Chính lần hai, với một “tối hậu thư”: Việt Nam phải “cùng hợp tác khai thác” mỏ Cá Rồng Đỏ với Trung Quốc. Nếu không, “bản lĩnh Việt Nam” sẽ hết cửa kiếm tiền ngay trong vùng lãnh thổ của mình.
Không bao lâu sau ‘tối hậu thư’ của Vương Nghị, Trung Quốc đã tiến thêm một bước xa hơn bằng việc vẽ lại ‘đường lưỡi bò’ quét qua đến 67 lô dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông, chặn toàn bộ cửa ‘làm ăn’ của kẻ vẫn đang mơ màng về ‘Bốn Tốt’ và ‘Mười sáu chữ vàng’.
Tình trạng cô đơn cùng cực trên trường quốc tế cùng trạng thái mất ngủ lẫn mất ăn dầu khí đã khiến chính thể độc đảng ở Việt Nam phải tiến tới quyết định ‘bám Mỹ’, với bước đi liều lĩnh hơn hẳn khi tham gia vào cuộc tập trận hải quân lớn nhất ở Hoa Kỳ vào năm 2018 và với mỹ cùng ASEAN vào năm 2019. Bằng cách thức này, Việt Nam đã gián tiếp xác nhận bước đi của mình như một đồng minh quân sự của Mỹ, chứ không chỉ là tư cách quan sát viên như hồi 2016.
Bài toán đặt ra với Nguyễn Phú Trọng hiện thời là một sự gấp rút thời gian khi phải lôi kéo được người Mỹ tham gia bảo vệ không chỉ vùng biển mà cả vùng trời của Việt Nam ở Biển Đông, mà nếu động thái đó được triển khai có hiệu quả thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ yên tâm khai thác dầu khí cùng với các đối tác liên doanh mà không còn quá sợ hãi bị Trung Quốc nắt nạt, còn Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng có thể tỏ ra can đảm hơn đôi chút chứ không đến nỗi bị dân chửi ‘ngư dân bám biển, hải quân bám bờ’ và ‘chưa đánh chác gì đã đái cả ra quần’.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét