Trường hợp Nguyễn Sỹ Cương
Phát biểu, trong phiên chất vấn chiều 30/10/2018, đại biểu quốc hội Nguyễn Sỹ Cương nêu hiện tượng “trên mạng xã hội có một số cá nhân tự cho mình quyền muốn nói gì thì nói, muốn xúc phạm ai thì xúc phạm". Ông đưa dẫn chứng sau cuộc lấy phiếu tín nhiệm tại quốc hội, xuất hiện nhiều phát ngôn “xúc phạm đến các bộ trưởng”, thậm chí có cá nhân đăng lên câu "đại diện cho dân, đi ngược lòng dân".
Từ đó, ông chất vấn, yêu cầu Bộ Công an “có cần xử lý và xử lý được tình trạng này không?" [1].
Hiểu biết, và thái độ của đại biểu quốc hội như trường hợp Nguyễn Sỹ Cương là hạn chế, và đáng chê trách.
Quan chức, càng cao cấp càng nên biết lắng nghe, cả những lời chê chửi từ dân. Thậm chí, là một chiếc guốc phản kháng, như trường hợp Thủ Thiêm. Bộ trưởng, hay đại biểu quốc hội, không phải “bố mẹ” dân để trông xuống mà mắng mỏ những lời góp ý, phê trách của dân là “xúc phạm”.
Hiểu biết, và thái độ như trường hợp Nguyễn Sỹ Cương, tôi cho là hách dịch, kém văn hoá.
Những phát biểu ngô nghê, tục tĩu
Ngoài thái độ cao ngạo, hách dịch như trường hợp Nguyễn Sỹ Cương, còn nhiều hiện tượng ngô nghê, tục tĩu khác.
Bàn việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các đặc khu kinh tế, nhưng ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch quốc hội, lại có cách ví von rất tục tĩu: “Việt Nam là cô gái đẹp, tất cả cơ thể này chỗ nào cũng đẹp. Chúng ta phải lựa chọn những bàn tay tinh tuý nhất, chứ không phải là ai cũng cho vào…” [2].
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, phát biểu trước quốc hội về nhóm “giải pháp 3 chân” cho ngành y tế. Bà say sưa nói về “cái chân thứ 3”, tỉ mỉ chi tiết mãi hình tượng “chân thứ 3”, khiến cả quốc hội được phen cười… vỡ mồm! Tôi không tin là bà Tiến không biết “chân thứ 3” thường được dân gian dùng để gọi cái… con cặc (xin lỗi, trường hợp này không viết tắt được) [3].
Thật tình, tôi không thể hiểu nổi tại sao một vị Phó Chủ tịch quốc hội như ông Phùng Quốc Hiển, một nữ Bộ trưởng như bà Nguyễn Thị Kim Tiến, lại có thể vô tư, hồn nhiên tục tĩu như vậy trước quốc hội.
Đó là chưa kể nhiều trường hợp, từ đại biểu quốc hội, quan chức chính phủ, đến Thủ tướng, Tổng Bí thư… cứ hay hồn nhiên “trên nóng dưới lạnh”, “trên bảo dưới không nghe”, “trên phát động, dưới nằm im”…
Do tư duy tục tĩu? Hay có thể, do trình độ hạn chế, lúng túng không tìm ra cách nào khác để diễn đạt?
Rồi nhiều trường hợp ngô nghê khác. Đến mức, dân tình hay ví đại biểu quốc hội như mấy cậu hề Xuân Bắc, Trấn Thành, Hoài Linh…
Quyền cử tri
Trước những hiện trạng trên, thái độ cử tri là gì?
Quyền lực giám sát, nói ra thì mông lung. Nhưng cụ thể là tỏ bày, nhận xét, đánh giá, thậm chí là chê chửi. Chê chửi, thậm chí vung chiếc guốc vào mặt đại biểu cũng là một phương cách bày tỏ.
Trước những phát biểu với tư duy hống hách như Nguyễn Sỹ Cương, tục tĩu như Phùng Quốc Hiển, Nguyễn Thị Kim Tiến… Dân không chửi mới lạ.
Biết nghe dân chửi để sửa mình, ấy mới là thái độ thực sự văn hoá.
Và nên nhớ, không chỉ tỏ bày, nhận xét, chê chửi. Không chỉ là những chiếc guốc như trường hợp Thủ Thiêm, cử tri còn một quyền lớn hơn: bãi nhiệm, phế truất đại biểu quốc hội.
Có vẻ như khi phát biểu đòi trị dân, xử dân, ông Cương quên mất điều này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét