Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

10689 - Hơn 1,4 triệu tỷ đồng thu ngân sách 2019: ‘Không cho chúng nó thoát!’ (Phần cuối)






Tiền đâu?

Vậy ngân sách nhà nước năm 2019 sẽ lấy đâu ra tiền để nuôi đội ngũ gần 3 triệu công chức viên chức “còn đảng còn mình” mà có ít nhất 30% trong số đó ăn không ngồi rồi?

Lại in tiền ồ ạt?

Nhưng vào lúc này, ngay cả thao tác in tiền để “bù đắp khó khăn ngân sách” đang trở nên quá nguy hiểm trong bối cảnh lạm phát thực tế đã lên tới vài ba chục phần trăm mỗi năm chứ tuyệt đối không phải “được kềm chế dưới 5%/năm” như các báo cáo chính phủ bất cần biết dân chúng và dân sinh. Chỉ so sánh con số tổng dư nợ tín dụng cho vay vào thời điểm năm 2008 là 2,3 triệu tỷ đồng và vào năm 2017 lên đến khoảng 7 triệu tỷ đồng – tức gấp đến 3 lần, thì trong gần một chục năm qua Bộ Chính Trị đảng và Ngân Hàng Nhà Nước rất có thể đã phải cho in tiền từ 400.000 – 500.000 tỷ đồng/năm, đặc biệt vào thời Nguyễn Tấn Dũng “tiền ra như nước Sông Đà.” 

Chỉ còn cách tăng thuế. Thuế, thuế và thuế!

“Việt Nam cần thúc đẩy tăng trưởng một cách bền vững về các nguồn thu Chính phủ và bảo đảm rằng các nguồn lực được đầu tư một cách có hiệu lực và được sử dụng có hiệu quả. Về vấn đề này, báo cáo nghiên cứu khuyến nghị Chính phủ tiếp tục mở rộng nguồn thu trong nước từ thuế như là một nguồn thu bền vững hơn và đáng tin cậy hơn” - theo một khuyến cáo được các chuyên gia đưa ra tại Báo cáo đánh giá tình hình tài chính cho phát triển bền vững tại Việt Nam, được công bố vào chiều 11/9/2018 tại Hà Nội.

Báo chí nhà nước cho biết ‘báo cáo này được Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đặt hàng và do một nhóm chuyên gia biên soạn, với mục tiêu tổng quát là hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực cải cách việc huy động, sử dụng và quản lý tài chính cho phát triển, nhằm thực hiện Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030’.

Nhưng ai có thể tưởng tượng rằng tổ chức Liên Hợp Quốc - lấy giá trị căn bản tồn tại là phát triển bền vững và công bằng giữa các giai tầng - lại khuyến khích chính thể độc đảng ở Việt Nam đè thuế lên đầu dân càng nhiều càng tốt để bảo vệ cho chế độ chỉ còn hơi thở lụi tàn ấy?

Hoặc chính là ‘các chuyên gia’ của chính thể đó đã lợi dụng nguồn kinh phí được tài trợ từ UNDP để ‘nghiên cứu’ theo phương châm ‘lấy mỡ nó rán nó’: mở rộng diện thu thuế để tăng thu ngân sách trên danh nghĩa UNDP đứng phía sau khuyến nghị này.

Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy!

Các mưu đồ tăng thuế lại xảy ra trong bối cảnh dân tình Việt ngày càng khốn khó trong một nền kinh tế đã rơi vào thảm trạng suy thoái đến năm thứ 10 liên tiếp, một xã hội bị acid đậm đặc bởi căn bệnh tham nhũng không còn cách gì cứu chữa. Thuế chồng thuế, chồng lên đôi vai gày guộc của người nghèo. Hàng triệu bệnh nhân, vốn đã bị các bệnh viện “bóp cổ bóp họng” và “không có tiền thì chỉ có chết,” sẽ phải nuốt nước mắt vào lòng với biểu viện phí chất cao như núi…

Thói vô tâm, vô cảm và vô trách nhiệm của giới quan chức chính quyền đã tích tụ từ nhiều năm qua và mang tính hệ thống.

Tăng giá và thuế má là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt.

Tháng Chín năm 2018, chính phủ ‘liêm chính, kiến tạo và hành động’ của Nguyễn Xuân Phúc cùng quốc hội ‘của dân, do dân và vì dân’ của Nguyễn Thị Kim Ngân đã toa rập để cấp tốc tung ra một nghị quyết tăng vọt sắc thuế ‘bảo vệ môi trường’, mà thực chất là tăng phi mã giá xăng dầu.

Dù dự toán thu ngân sách năm 2018 đã lên kế hoạch thu đến hơn 1,3 triệu tỷ đồng - một mức độ ‘chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy’ chưa từng có, nhưng động thái chính phủ, quốc hội và chắc chắn phải được cái gật đầu của ‘đảng ta’ để tăng vọt thuế môi trường mới đây - mà bất chấp phản ứng xã hội và dân nghèo - đã cho thấy ngân sách của chính quyền ‘vì dân’ này đang khốn quẫn đến mức nào do thảm họa nợ công, nợ xấu và bội chi kinh niên.

Một cán bộ thu thuế ở Sài Gòn nói toạc ra: “Cứ thu thế này thì chẳng mấy chốc dân sẽ bùng.”

Nếu dân Sài Gòn mà còn “bùng,” dân các tỉnh khác, đặc biệt những tỉnh vùng sâu vùng xa và đầy rẫy đói nghèo – sẽ ra sao?

Nhiều người dân ở các tỉnh đói nghèo ấy thốt lên: “Túi chẳng còn gì để nộp thuế nữa. Nếu nhà nước cứ tróc nã thì dân chỉ còn cách hoặc trốn đóng hoặc phản ứng tự vệ thôi.” 

Thực tế ít nhất 1/3 trong số 63 tỉnh thành thu ngân sách không đạt kế hoạch năm 2018 là một bằng chứng sống động về thực tế ‘trong dân chẳng còn tiền để thu’. Thậm chí ngay cả ‘con bò sữa’ Sài Gòn cũng chỉ đạt lế hoạch thu ngân sách 2018 khoảng 98%.  

Thật trớ trêu và cay đắng tận cùng, lời tố cáo ‘chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy’ của ông Hồ Chí Minh thời Việt Nam trăm năm Pháp thuộc lại ứng nghiệm với một đảng Cộng sản ‘của dân, do dân và vì dân’ nhưng đang đẩy dân chúng vào cảnh tàn mạt bởi chế độ ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét