Núp bóng doanh nghiệp Việt Nam mua đất
Phát
hiện người Trung Quốc đứng đằng sau giao dịch mua đất, người đàn ông hủy hợp
đồng nhưng bị tòa xử thua kiện. Gần 1000 m2 đất nằm vị trọng yếu tại Sài Gòn
rơi vào tay “người nước lạ”.
Ngày
18 tháng 11 năm 1992, ông Nguyễn Văn Điển (sinh năm 1942) lập hợp đồng mua bán
căn nhà và quyền sử dụng đất tại số 99/8 Nơ Trang Long (phường 11, quận Bình
Thạnh) cho Xí nghiệp Liên hiệp Luyện cán thép Việt Nam (nay là Tổng Công ty
Thép Việt Nam, viết tắt SSU). Toàn bộ diện tích 880 m2.
Tuy
nhiên, thực chất SSU chỉ đứng tên trên danh nghĩa, quyền sở hữu thực sự của căn
nhà thuộc về Công ty Xây Lắp Luyện kim Trung Quốc (China Metallurgical
Construction Corpation, gọi tắt MCC Overseas Ltd), có trụ sở tại Bắc Kinh.
Điều
này được thể hiện rõ qua các bản thỏa thuận, hợp đồng giữa SSU và ông Lý Đông
Y, đại diện của MCC Overseas Ltd. Cụ thể:
Tại
bản hợp đồng số 92 – MCC – V – 001 ký ngày 20/05/1992 ghi rõ MCC đã cấp số tiền
210.000USD để SSU đứng tên mua một căn nhà. Quyền sử dụng diện tích đất và căn
nhà hoàn toàn thuộc về doanh nghiệp Trung Quốc.
Toàn
bộ giấy tờ pháp lý căn nhà đều do MCC nắm và bị đưa về trụ sở Bắc Kinh cất giữ.
Các
văn bản xác nhận giữa đại diện 2 bên đều xác nhận rõ SSU chỉ đứng tên giúp MCC
Overseas Ltd.
Gần
1000 m2 đất này đều không nằm trong danh mục tài sản của SSU kể từ khi đứng tên
mua căn nhà.
Người
Việt chỉ 16 tuổi góp vốn trong MCC, gần 1000 m2 đất thuộc về người Trung Quốc.
Ngay
sau khi phát hiện chủ thể mua đất là doanh nghiệp của Trung Quốc, ông Điển xin
hoàn trả toàn bộ số tiền, hủy hợp đồng mua bán đã ký kết với SSU.
Nhiều
lần làm việc với Ban giám đốc của SSU thì ông Điển được trả lời rằng: MCC bỏ
tiền mua căn nhà và toàn bộ giấy tờ chính căn nhà họ đưa về Trung Quốc. SSU ra
văn bản xác nhận chỉ đứng tên giúp, không thừa nhận các quyền và nghĩa vụ pháp
lý với diện tích nhà đất trên. Đồng thời đồng ý huỷ hợp đồng mua bán đã ký kết
với ông Điển.
Năm
2014, ông Điển gởi đơn lên tòa án Bình Thạnh để giải quyết vụ việc.
Mặc
dù có đầy đủ giấy tờ để chứng minh doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu đất tại 99/8
là trái với pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên tại phiên sơ thẩm ngày 07/08/2017,
tòa án Bình Thạnh tuyên án toàn bộ diện tích căn nhà thuộc về một nhân viên
người Việt Nam làm việc cho MCC, bà Đỗ Hoàng Vinh (sn 1976).
Tại
phiên tòa, đại diện MCC cho biết thời điểm mua đất, phần lớn trong số tiền
210.000 USD có vốn góp của bà Vinh. Mặc dù vào năm 1992, bà Vinh chỉ mới 16
tuổi (???).
Đặc
biệt hơn, mọi giấy tờ ủy quyền chủ hữu đất tại 99/8 Nơ Trang Long của bà Vinh
chỉ MCC được ký ngay trước thời điểm người phụ nữ trẻ này có đơn yêu cầu tham
gia phiên tòa sơ thẩm chỉ vài ngày…
Thực
trạng người Việt đứng tên gom đất cho người Trung Quốc
Trong
những năm gần đây, tình trạng người Trung Quốc núp bóng gom đất tại nhiều khu
vực trọng điểm về an ninh-quốc phòng như khu vực ven biển quanh sân bay Nước
Mặn (Đà Nẵng) Nha Trang, Vân Phong (Khánh Hòa) Vân Đồn (Quảng Ninh) Phú Quốc
(Kiên Giang).. đã được nhiều chuyên gia, phương tiện truyền thông, mạng xã hội
phản ánh khá mạnh mẽ nhưng việc xử lý của các cơ quan chức năng Việt Nam hầu
như… biết mà không đáng kể.
Một
trong những chiêu trò tinh vi được người Trung Quốc sử dụng triệt để nhằm lách
luật là sử dụng công dân hoặc doanh nghiệp Việt Nam đứng tên nhằm thực hiện các
thủ tục theo quy định để sở hữu nhà, đất.
Qua
trường hợp gần 1000m2 đất tại 99/8 Nơ Trang Long thì không biết đã có bao nhiêu
đất đai tại Sài Gòn do người Trung Quốc đứng đằng sau sở hữu?
Cần
nhắc lại, tại phiên trả lời chất vấn hôm 05 tháng 06, ông Trần Hồng Hà, Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường cho rằng chưa phát hiện người nước ngoài mua
đất ở Việt Nam (?) và nếu phát hiện thì báo cho Bộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét