Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

10097 - Mắc kẹt giữa 'Chiến tranh lạnh' Mỹ - Trung



Panama đang bị mắc kẹt giữa hai siêu cườngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionPanama đang bị mắc kẹt giữa hai siêu cường

Phải lựa chọn bên nào không bao giờ là vui vẻ. Đặc biệt nếu bạn bị mắc kẹt giữa hai gã khổng lồ.
Panama là một trong nhiều quốc gia nơi mà sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra trong thực tế. Bị đặt vào tình thế khó xử giữa bên hồi tuần trước khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trong khi thăm Panama, đã chỉ trích các hoạt động kinh tế của Trung Quốc ở nước này.
Ông nói rằng các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc có mặt theo cách "rõ ràng là không minh bạch, không hướng đến thị trường và không nhằm mang lại lợi ích cho người dân Panama, mà vì lợi ích của chính phủ Trung Quốc".

Trung Quốc phản đối, như mong đợi. Nhưng trong những bình luận công khai đầu tiên từ Panama sau những lời chỉ trích của ông Pompeo, Phó Tổng thống Isabel de Saint Malo de Alvarado nói rằng trong khi Panama chào đón đầu tư trực tiếp nước ngoài từ cả Mỹ và các nước khác, gồm cả Trung Quốc, nước này sẽ "cẩn trọng" khi cho các công ty mới vào và khi lựa chọn nhà thầu mới.
Đây không phải là lời chỉ trích công khai về Bắc Kinh, mà là một đánh giá sắc bén hơn về kinh doanh với Trung Quốc mà nhiều quốc gia khác ngày càng bắt đầu lên tiếng.
Điều này cho thấy thái độ thù địch ngày càng tăng của Mỹ với Trung Quốc trên trường quốc tế đang ảnh hưởng đến các quốc gia khác vốn đang bị mắc kẹt giữa hai bên.
Panama luôn rất quan trọng với Hoa Kỳ - cả vị trí và vai trò trong thương mại toàn cầu khiến cho thành công của Panama "quan trọng" với thịnh vượng và an ninh quốc gia Mỹ, như Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ ra.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Panama, và trong vài năm qua Trung Quốc cũng đang tăng cường quan hệ với quốc gia Mỹ La-tinh này.
Năm 2017, Panama bỏ rơi mối quan hệ lâu dài với Đài Loan và bù lại, nước này đã ký kết 19 hợp đồng hợp tác với Trung Quốc, bao gồm một nghiên cứu khả thi hướng đến ký kết thỏa thuận thương mại tự do giữa hai nước.

Nhiều quốc gia khác cũng đang bị mắc kẹt trong cuộc thương chiến Mỹ - TrungBản quyền hình ảnhNURPHOTO/GETTY IMAGES
Image captionNhiều quốc gia khác cũng đang bị mắc kẹt trong cuộc thương chiến Mỹ - Trung

Thái độ thù địch gần đây của Mỹ với sự gia tăng kinh tế Trung Quốc có nghĩa là các quốc gia như Panama - đã từng rất chào đón đầu tư của Trung Quốc - sẽ phải tìm cách cân bằng mới, tinh tế hơn với hai siêu cường.
Lấy bình luận của bà de Alvarado về Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc làm ví dụ. Nó cho thấy bà cẩn trọng như thế nào khi đánh giá về "ngoại giao nợ" bị chỉ trích rất nhiều là đã gây khó khăn cho một số quốc gia mà tham gia vào dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung Quốc.
"Chúng tôi không phụ thuộc vào các công ty đến và tài trợ cho dự án của chúng tôi vì chúng tôi", phó tổng thống nói trong chương trình Báo cáo kinh doanh Châu Á của BBC.
"[Nhưng] các quốc gia dễ bị tổn thương do nền kinh tế yếu kém, do họ không có một hệ thống đủ mạnh để đảm bảo rằng các bước được thực hiện sẽ cân nhắc đến lợi ích của họ, sẽ là ở một tình huống khác."
Kiểu định vị sắc bén này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn với những quốc gia tự thấy mình bị kìm kẹp giữa Mỹ và Trung Quốc, khi họ cố gắng và định hướng bối cảnh mới này.
Ví dụ, các quan chức từ một số nước Đông Nam Á - trong khi không muốn công khai chỉ trích Trung Quốc - đã nói riêng với tôi rằng lập trường mới của chính quyền Trump về Bắc Kinh đã khuyến khích họ lên tiếng.
Và quả không sai. Đây không chỉ là cuộc chiến thương mại như tôi đã nói hồi đầu tuần.
Hai siêu cường thế giới đang ngày càng chiến đấu trên mặt trận mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét