Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

7883 - Đưa 25.000 cán bộ công an chính quy về làm công an viên xã phường – Ai lợi ai thiệt?



Ngày 8/6/2018: Bộ trưởng Tô Lâm chính thức báo cáo chính phủ thông qua đề án đưa 25.000 công an chính quy về xã tăng cường, mỗi xã sẽ có 3-5 công an viên chính quy!
Ngày 21/8/2018 VTV phỏng vấn dăm ba quân xanh phàn nàn về việc các tệ nạn và tội phạm địa phương diễn ra thường ngày mà nhân dân, chính quyền địa phương và công an xã bất lực. Do đó việc điều chuyển 25.000 công an chính quy về xã/phường là chủ trương đúng đắn và cần thiết.

Vì sao lại phải làm thế?
Những sự việc nóng tại Việt Nam diễn ra gần đây, vụ án Trịnh Xuân Thanh, vụ án đánh bạc nghìn tỷ điều hành bởi tướng Vĩnh tướng Hóa, vụ án tiết lộ bí mật nhà nước và lợi dụng quyền hạn nhà nước giao của Vũ Nhôm đã khiến uy tín ngành công an giảm sút trầm trọng. Đồng thời trong bối cảnh ngân khố quốc gia thiếu hụt, nếu không muốn nói là trống rỗng, thì bộ máy cồng kềnh của Bộ Công an là việc quá sức với nhà nước Việt Nam lúc này. Do đó cần thiết phải giảm biên chế ngành sớm.
Ai được lợi?
Dùng đề án tái cấu trúc Bộ Công an, BCA nhanh chóng đẩy gánh nặng này về địa phương. Theo quy định của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ thì Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã và Công an viên được hưởng chế độ lương, phụ cấp theo quy định của Chính phủ và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn nhưng hiện nay, chỉ có Trưởng Công an xã được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và phụ cấp thâm niên khi có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên. Hầu hết Phó Trưởng Công an xã và Công an viên chưa được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ cấp nghỉ việc vì lý do chính đáng (có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên). Đối với chức danh Trưởng Công an xã là công chức cấp xã thì được hưởng lương theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, việc quy định mức phụ cấp đối với Phó Trưởng Công an xã và Công an viên lại có sự khác nhau do căn cứ vào nguồn ngân sách của mỗi địa phương.
Xem 2 bảng sau thì thấy rõ là thu nhập của 25.000 công an viên này bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự điều chuyển này:
Như vậy, gọi là điều động về địa phương nhưng thực chất là “sa thải mềm” vì thu nhập của công an viên sẽ bị giảm đáng kể khi bị điều chuyển từ trung ương về xã phường địa phương. Chưa kể là hầu hết lực lượng công an là thành phần 5C, liệu có chịu được khó khăn gian khổ khi bị điều chuyển từ chốn phồn hoa đô hội nhiều lợi ích về những nơi khỉ ho cò gáy.
Chủ trương này sẽ làm dấy lên làn sóng trong nội bộ ngành công an phải lo chạy chọt để không có tên trong danh sách 25.000 nhân sự này. Những ai có một chữ kí, một bút phê hay một lời nhận xét đến một nhân sự nào đó có nguy cơ bị điều chuyển, sẽ được nhiều người tìm đến nhờ vả, xin xỏ. Và đương nhiên, khó có thể nói 100% là vô tư trong chuyện này!
Ai bị thiệt hại?
Rõ ràng rằng, 25.000 công an viên bị điều chuyển này cùng gia đình họ là những người bị thiệt hại. Vì vài lí do ngớ ngẩn trong kì thi tốt nghiệp PTTH năm 2018 làm lộ ra việc để thi vào lực lượng vũ trang rất tốn kém, lên đến hàng trăm triệu để lo cho một suất điểm cao và có thể đỗ ngành công an. Sơ sơ 25.000 gia đình công an viên này, chắc chắn có tỉ lệ không nhỏ, cũng đã tốn kém rất nhiều tiền bạc và công sức để lo cho con em họ một suất trong ngành – tưởng rằng ngon lành không ai dè được sự việc như hôm nay!
Nhưng họ không phải là người bị thiệt hại nhất.
Bạn hãy thử google cụm từ “Công an xã” và xem 100 kết quả đầu tiên sẽ thấy, có 18 tin khen lực lượng công an xã và 33 tin tiêu cực về lực lượng công an xã kiểu làm giấy tờ giả, trưởng công an xã ngủ với vợ bạn thân… Qua lăng kính truyền thông chính thông, lực lượng công an xã đang nhiều tiêu cực hơn tích cực.
Giờ lại tăng cường thêm 3-5 công an chính quy được đào tạo, tới đây được trang bị vũ khí, về làm công an xã. Nguy hiểm hơn, quyền lợi của lực lượng này bị sụt giảm, họ bị điều từ trung ương về đáy tháp của sự thăng tiến, thì tất yếu họ sẽ có tâm lý bất mãn, tiêu cực, thậm chí là chống đối và phá phách. “Vua ở xa mà quan nha ở gần” – nghìn đời nay các cụ đã dạy như thế.
Người dân địa phương vốn dĩ hiện tại đã bị nhiều tầng lớp cường hào địa chủ mới đè nén áp bức, giờ cõng thêm 3-5 ông có súng trên lưng, thì không biết sự khổ cực họ gánh sẽ bi thương thêm mức nào!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét