Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

3067 - Vòng quanh thế giới ngày 2/3/2018

Tư Thẳng tổng hợp

1. Tin Việt Nam: Bộ trưởng Y Tế CSVN bị ‘xét lại’ về ‘quản lý và đạo đức’
 
Hình ảnh tệ hại của y tế Việt Nam, bệnh nhân nằm dưới sàn nhà nhưng bộ trưởng Y Tế vẫn muốn được phong “giáo sư.” (Hình: Petro Times)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hôm 1 Tháng Ba, tin cho hay hiện đã có hai đơn khiếu nại Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến về “quản lý và đạo đức” được gửi đến chủ tịch Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước.
Bà Tiến nằm trong số những người dự kiến được công nhận chức danh giáo sư năm 2017 nhưng nay đang trong diện “xét lại.” Báo Zing dẫn lời Giáo Sư Phạm Gia Khánh, chủ tịch Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư ngành y tế năm 2017: “Đơn khiếu nại đề cập một số việc liên quan đến nghiệp vụ quản lý của bà Tiến như cho cán bộ nghỉ hưu, thuốc có vấn đề và các vấn đề chung trong ngành. Hội Đồng Chức Danh Giáo Sư Nhà Nước đã gửi Bộ Y Tế để giải quyết, bởi trong việc phong giáo sư, đây là những vấn đề ‘mềm’ khi thuộc về đạo đức, quản lý. Còn lại, các vấn đề thuộc phần ‘cứng’ như giảng dạy, nghiên cứu khoa học thì bà Tiến thừa tiêu chuẩn.”


2. Tin Philippines: Tổng thống Philippines ra lệnh “nói không” với điều tra viên Liên Hiệp Quốc


Thiên thần đang khóc: Tranh vẽ trên tường tố cáo tình trạng vi phạm nhân quyền trong chiến dịch bài trừ ma túy, Navotas, Manila, Philippines (Ảnh chụp ngày 16/12/2017) REUTERS/Dondi Tawatao

“Không trả lời, không hợp tác với điều tra viên của Liên Hiệp Quốc”. Tổng thống Rodrigo Duterte đã ra lệnh cho quân đội và cảnh sát Philippines như trên khi nói về chuyến viếng thăm của Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc nhằm tìm hiểu chiến dịch bài trừ ma túy giết chết hơn 12.000 người trong điều kiện mờ ám.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không che dấu cơn giận sau khi chính phủ của ông thông báo chấp nhận chuyến viếng thăm của đặc sứ Liên Hiệp Quốc điều tra về những vụ giết người bất chấp pháp luật trong chính sách bài trừ ma túy.


3. Tin Mexico: Lượng ma túy từ Mexico sang Mỹ vẫn tăng

Một báo cáo mới về ma túy trên thế giới cho hay lượng heroin và fentanyl từ Mexico chảy sang Hoa Kỳ vẫn đang gia tăng.
Phát biểu ở Mexico, Chủ tịch Ủy ban Kiểm soát Ma túy Quốc tế Raul Martin Del Campo lưu ý đến sự gia tăng đáng kể tình trạng sử dụng ma túy trên khắp thế giới, ông nêu bật việc trồng các cây để chế biến ma túy và nạn buôn bán các loại ma túy bất hợp pháp ở Nam Mỹ cũng như từ khu vực này. Mexico đang chịu sức ép ngày càng tăng phải chống lại nạn buôn lậu ma túy sau khi hơn 25.000 vụ giết người được ghi nhận vào năm ngoái trên khắp đất nước


4. Tin Hoa Kỳ: Trump áp thuế nhập thép, đối trả muốn trả đũa

Các đối tác thương mại chính của Mỹ đã phản ứng giận dữ sau khi Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch áp đặt thuế nhập khẩu thép và nhôm.
Canada và EU, cả hai đồng minh quan trọng của Mỹ, nói họ sẽ đưa ra các biện pháp đối phó. Mexico, Trung Quốc và Brazil cũng cho biết họ đang cân nhắc các bước trả đũa. Ông Trump đăng trên Twitter rằng Hoa Kỳ đã bị "thiệt hại bởi các phi vụ thương mại không công bằng và các chính sách tồi tệ". Ông cho biết nhập khẩu thép sẽ phải đối mặt với thuế 25%, và nhôm 10%.


5. Tin Hoa Kỳ: TT Trump: 'Chiến tranh thương mại là tốt, và dễ thắng'

Một ngày sau khi công bố mức thuế cao đối với thép và nhôm nhập khẩu, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/3 viết trên Twitter rằng "Các cuộc chiến thương mại là tốt, và dễ thắng".
"Khi một nước (Mỹ) thua thiệt hàng tỷ đôla trong quan hệ thương mại với hầu như mọi nước khác mà nó có quan hệ làm ăn, các cuộc chiến thương mại là tốt, và dễ thắng", ông Trump viết trên Twitter. "Ví dụ, khi chúng ta sụt giảm 100 tỷ đôla với một quốc gia nào đó và họ hưởng lợi, đừng làm ăn nữa - chúng ta thắng lớn. Dễ thôi!"


6. Tin Hoa Kỳ: Hoa Kỳ và Nga tranh cãi về vũ khí siêu thanh ‘bất khả chiến bại’

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 1/3 lên tiếng cáo buộc Nga đã vi phạm hiệp định có từ thời kỳ chiến tranh lạnh sau khi Tổng thống Nga Putin cho biết nước Nga đã chế tạo các vũ khí đời mới mà ông gọi là vũ khí siêu thanh bất khả chiến bại và tàu ngầm.
Tại một trung tâm triển lãm gần Kremli hôm thứ năm, Tổng thống Putin đã cho trình chiếu một loạt các video cho thấy các tên lửa bay qua núi, biển, bay qua Đại Tây Dương trước khi bắn vào bờ phía đông của Mỹ. Ông Putin nhắc lại điều ông đã nói hồi năm 2004 rằng nước Nga sẽ phát triển một thế hệ vũ khí mới, và giờ đây điều đó đã được thực hiện.


7. Tin Việt Nam: Chờ đợi gì trong chuyến thăm Ấn Độ của ông Trần Đại Quang ?

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang đến Ấn Độ hôm nay 02/03/2018, và theo The Diplomat, có rất nhiều vấn đề được đề cập đến trong chương trình của cả hai bên. Trong chuyến viếng thăm này, Ấn Độ và Việt Nam có thể sẽ ký kết một thỏa thuận hợp tác nguyên tử dân sự, và triển khai một cảng ở tỉnh Nghệ An.
Mặc dù Việt Nam tham gia dự án Diễn đàn Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc vào tháng 5/2017, Hà Nội vẫn quan ngại về các động cơ chiến lược của Bắc Kinh, đặc biệt là tại Biển Đông. Một trong những cột trụ của chính sách đối ngoại Ấn Độ dưới thời chính phủ ông Modi, là « Chính sách Hành động Phương Đông », nhằm thắt chặt quan hệ với các nước Đông Nam Á và Đông Á. Việt Nam là nhân tố chủ chốt của chính sách này (trước đó được gọi là « Chính sách Hướng Đông »).


8. Tin Slovakia: Vụ giết nhà báo Jan Kuciak chấn động Slovakia
 Jan Kuciak
Jan Kuciak, và vợ chưa cưới là Martina Kusnirova bị phát hiện bắn chết tại nhà riêng vào hôm Chủ Nhật (25/2)

Tiêu đề trên một trang báo "Mafia Ý trong lòng Slovakia, vòi bạch tuộc đã chạm đến thượng tầng chính trị".
Bài báo chưa được hoàn tất của tác giả Jan Kuciak, ra mắt vào nửa đêm không chỉ trên trang tin tức - aktuality.sk - mà còn trên rất nhiều tờ báo khác. Phóng viên điều tra Jan Kuciak (27 tuổi), và vợ chưa cưới của anh là Martina Kusnirova bị bắn chết tại nhà riêng vào hôm Chủ Nhật 25/2. Đây được xem vụ giết người đầu tiên đối với một nhà báo trong lịch sử Slovakia. Bài báo cuối cùng của Jan Kuciak - xuất bản ngay sau khi anh bị ám sát - cáo buộc những mối liên hệ giữa mafia Ý và những nhân vật thân cận với thủ tướng Slovakia, Robert Fico.


9. Tin Việt Nam: Việt Nam bị xếp hạng thấp về thượng tôn pháp luật
 Ảnh chụp màn hình báo cáo về Việt Nam  của WorldJustice
Ảnh chụp màn hình báo cáo về Việt Nam của WorldJustice Courtesy Worldjusticeproject.org

Dự án Công lý Thế giới (World Justice Project) vừa công bố “Chỉ Số Thượng Tôn Pháp Luật” của thế giới năm 2017-2018 qua đó cho thấy Việt Nam tụt 7 hạng so với năm 2016, xếp hạng 74 trên 113 quốc giá được đánh giá.
Cụ thể theo báo cáo Việt Nam chỉ đạt điểm số 0,5; xếp hạng 74. So với Trung Quốc, Việt Nam cao hơn 1 hạng (75). Trong khu vực Đông Á- Thái Bình Dương, Việt Nam  xếp thứ 11/15, và ở vị trí 10/30 nước có mức thu nhập trung bình thấp. Dự án Công lý Thế giới thực hiện bản báo cáo dựa trên hơn 100.000 khảo sát đối với người dân và chuyên gia tại 113 quốc gia và vùng lãnh thổ về các quy định của pháp luật được thực thi như thế nào trong từng tình huống cụ thể, hàng ngày.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét