Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

3248 - Vòng quanh thế giới ngày 10/3/2018

Tư Thẳng tổng hợp

1. Tin Hoa Kỳ: Cuộc duyệt binh của Trump sẽ diễn ra vào tháng 11, không có xe tăng


Binh sĩ Mỹ diễu hành trên Đại lộ Champs- Élysées trong cuộc duyệt binh ngày quốc khánh Pháp ở Paris, ngày 14 tháng 7, 2017.

Một cuộc duyệt binh theo yêu cầu của Tổng thống Donald Trump sẽ diễn ra trong tháng 11 vào Ngày Cựu chiến binh ở thủ đô Washington, nhưng nó sẽ không bao gồm xe tăng để giảm thiểu thiệt hại cho đường sá, một thông tri của Lầu Năm Góc công bố hôm thứ Sáu cho biết.
Tháng trước ông Trump đã yêu cầu Lầu Năm Góc nghiên cứu tổ chức một cuộc duyệt binh để tôn vinh quân đội Mỹ, sau khi tổng thống của Đảng Cộng hòa trầm trồ trước cuộc duyệt binh ngày quốc khánh của Pháp mà ông tham dự ở Paris vào năm ngoái.


2. Tin Hoa Kỳ: Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Trump không 'tham khảo' ngoại trưởng?

Truyền thông Hoa Kỳ trong dịp cuối tuần đưa tin cho hay ông Trump đã đưa ra quyết định gặp gỡ thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Hàn mà không tham khảo ý kiến các nhân vật quan trọng trong chính quyền của ông, những người đang phải nỗ lực để 'bắt kịp' chuyển biến.
Tới nay, chưa có tổng thống đương nhiệm nào của Hoa Kỳ từng gặp lãnh đạo Bắc Hàn. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu trên trang Twitter rằng một thỏa thuận với Bắc Hàn "đang được khẩn trương chuẩn bị ", một ngày sau khi tiết lộ ông đồng ý gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un.


3. Tin Việt Nam: Tàu sân bay Mỹ rời Việt Nam, Bắc Kinh tỏ ý bực tức về chuyến thăm

Hải đội tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đã rời Đà Nẵng sáng hôm qua 09/03/2018 sau chuyến ghé cảng hữu nghị kéo dài 4 ngày. Chuyến thăm được hầu hết các nhà quan sát đánh giá là một tín hiệu gửi tới Bắc Kinh về quyết tâm của Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện ở Biển Đông. Phản ứng chính thức, nhưng gián tiếp, của Bắc Kinh về chuyến đi này rốt cuộc đã được ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra ngày 08/03, khi ông tố cáo các « thế lực bên ngoài » tìm cách « khuấy động » tình hình yên ổn của khu vực.
Theo hãng tin Anh Reuters, phát biểu tại cuộc họp báo bên lề khóa họp Quốc Hội Trung Quốc, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã ghi nhận sự kiện một vài « thế lực bên ngoài » khu vực đang toan tính « khuấy động » căng thẳng trong khu vực Biển Đông mà theo ông đang yên ổn.


4. Tin Trung Cộng: Vatican và Trung Quốc đàm phán tiến tới bình thường hóa quan hệ

 Hình minh họa. Người Công giáo Trung Quốc trong má»™t buổi lá»… tại nhà thờ ở Bắc Kinh hôm 20/2/2013.
Hình minh họa. Người Công giáo Trung Quốc trong một buổi lễ tại nhà thờ ở Bắc Kinh hôm 20/2/2013. AFP

Bắc Kinh và Vatican đang tiến gần hơn đến việc đạt được một thỏa thuận có tính lịch sử trong vài tháng tới, liên quan đến việc ai có quyền bổ nhiệm các giám mục tại Trung Quốc. Hãng tin Reuters loan tin này hôm 9/3.
Ông Fang Jianping, phó chủ tịch hiệp hội những người Công giáo Trung Quốc, thuộc nhà nước Trung Quốc cho Reuters biết bên lề phiên họp quốc hội ở Bắc Kinh rằng cả hai bên đã đạt được những bước tiến hướng tới triển vọng bình thường hóa quan hệ. Hiện Trung Quốc có khoảng 12 triệu người theo Công giáo, được chia làm hai nhóm. Một nhóm thuộc các cộng đồng không được nhà nước Trung Quốc chấp nhận và một nhóm đã đăng ký qua Hiêp hội Công giáo yêu nước của chính phủ. Ở nhóm thứ hai, các giám mục được chính phủ bổ nhiệm với sự hợp tác của cộng đồng công giáo địa phương.


5. Tin Việt Nam: Đắk Lắk: 500 giáo viên tỉnh Đắk Lắk 'tuyển dư' bị buộc thôi việc
 Giáo viên môn mỹ thuật Lê Thị Thu Hiền cùng các em học sinh dân tá»™c thiểu số ở má»™t trường tiểu học huyện Krông Pắk
Giáo viên môn mỹ thuật Lê Thị Thu Hiền cùng các em học sinh dân tộc thiểu số ở một trường tiểu học huyện Krông Pắk. Chị cũng là một trong hơn 500 giáo viên có thể bị mất việc.

Hơn 500 giáo viên hợp đồng ở huyện Krông Pắk, Đắk Lắk, ở Tây Nguyên của Việt Nam, vừa nhận thông báo bị thôi việc vì bị "tuyển thừa".
Uỷ ban Nhân dân Huyện Krông Pắk thông báo hôm 9/3, khoảng hơn 500 giáo viên hợp đồng và hiệu trưởng trên tất cả các trường từ mầm non đến cấp Trung học Cơ sở trên địa bàn huyện phải nghỉ việc vì vượt quá chỉ tiêu. Sự việc này liên quan tới việc huyện Krông Pắk tuyển dư hơn 500 giáo viên đã được truyền thông trong nước phản ánh từ năm 2017. Rất nhiều giáo viên đã tỏ ra rất bức xúc vì cho rằng vào thời điểm tuyển dụng, phía lãnh đạo huyện đã cố tình tuyển dư dù biết không đủ biên chế.


6. Tin Tây Ban Nha: Một ngày tê liệt vì phụ nữ “tổng nổi dậy” ngày 08/03

 Tây Ban Nha: Một ngày tê liệt vì phụ nữ “tổng nổi dậy” ngày 08/03
Phụ nữ Tây Ban Nha tổng đình công ngày 08/03/2018. Ảnh chụp tại Madrid.REUTERS/Susana Vera

Vào đúng ngày Quốc tế Phụ nữ 08/03, phụ nữ Tây Ban Nha quyết định… không làm gì hết : không đi làm, không nấu ăn, không làm việc nhà, không chăm con… để cho mọi người biết “Nếu chúng tôi ngừng - nếu chúng tôi đình công, thế giới bị tê liệt”.
Khoảng 300 cuộc tuần hành đã diễn ra trên khắp Tây Ban Nha trong không khí hội hè sôi nổi. 82% người dân Tây Ban Nha ủng hộ cuộc tổng đình công của phụ nữ để đòi quyền bình đẳng và công bằng về điều kiện sống. Bà Vivian Dipp Quiton, phát ngôn viên của Hội đồng Nữ quyền, ngày 08/03 tại Madrid, giải thích với thông tín viên RFI Carlos Herranz ý nghĩa của cuộc tổng đình công : “Đây là một cuộc đình công rất độc đáo vì không phải là đình công về công ăn việc làm.”


7. Tin Hoa Kỳ: Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Kim sẽ gặp nhau ở đâu?
 
Làng Đình Chiến ở Bàn Môn Điếm, nơi chia đôi bán đảo Triều Tiên. (Hình minh họa: AP Photo/Jacquelyn Martin, File)

WASHINGTON, DC (AP) – Đây là câu hỏi hàng triệu, nếu không muốn nói là hàng tỉ, người trên thế giới đang thắc mắc, sau khi có tin Tổng Thống Donald Trump của Mỹ và Chủ Tịch Kim Jong Un của Bắc Hàn đồng ý gặp nhau vào Tháng Năm.
Trong quá khứ, Tổng Thống Ronald Reagan của Mỹ và Chủ Tịch Mikhail Gorbachev của Liên Xô chọn thủ đô Reykjavik của Iceland. Tổng Thống Franklin Roosevelt (My), Thủ Tướng Winston Churchill (Anh), và Chủ Tịch Josef Stalin (Liên Xô) gặp nhau ở Yalta trên bán đảo Crimea. Tổng Thống Dwight Eisenhower của Mỹ và Chủ Tịch Nikita Khruschev của Liên Xô chọn thủ đô Paris của Pháp. Vậy thì hai “ông thần” của Mỹ và Bắc Hàn sẽ gặp nhau ở đâu đây? Có thể là khu phi quân sự Bàn Môn Điếm giữa hai miền Triều Tiên!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét