Thứ Ba, 6 tháng 3, 2018

3157 - Vinuni: lợi nhuận hay phi lợi nhuận?

Ánh Liên (VNTB) 


VinUni – trường ĐH phi lợi nhuận thuộc tập đoàn Vingroup được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương cho phép thành lập, dự kiến khóa đầu tiên là vào năm 2020 với 3 lĩnh vực là: Kinh doanh, Công nghệ và Khoa học Sức khỏe.

Nếu nhìn vào trong 3 linh vực, thì có thể nhận ra đây là môi trường đào tạo nguồn nhân lực cho chính hệ sinh thái của tập đoàn này gồm: Kinh doanh (Vinhome,...); Công nghệ (Vinfast,...) và Khoc học sức khỏe (Vinmec,...).

Vingroup theo hướng mô hình đại học tư thục phi lợi nhuận, có nghĩa là sẽ nối gót Vinmec hay Vinschool (hoặc như RMIT), thực hiện chất lượng cao với giá tương đương. Nói gọn hơn, với cấu trúc hoạt động như vậy, Vin sẽ sử dụng trường đại học này làm nơi đào tạo nguồn nhân lực, và dành cho giới,… nhà giàu.

Ảnh mẫu trường đại học phi lợi nhuận đầu tiên thuộc hệ sinh thái Vingroup
Tuy nhiên, vì là ‘con buôn’, nên với Vingroup, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Trước nhất, cần thiết phải ghi nhận rằng, Vingroup có thể muốn tạo ra sự khác biệt mang tính tích cực ở Việt nam, bao gồm trong lĩnh vực kinh doanh, công nghiệp ôto, y tế hay giáo dục. Nhưng vì bản chất con buôn, nên cũng có thể đặt ra viễn cảnh, Vingroup có thể là sử dụng cụm trường đai học phi lợi nhuận này để chiếm hữu đất vàng; đi xa hơn là với cơ sở sinh thái có sẵn, cộng với nguồn lực dồi dào của mình, tập đoàn này sẽ sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn học phí cao ngất ngưởng; nguồn tài trợ và ưu đãi của chính phủ (bao gồm cả miễn thuế), các tổ chức – cá nhân,... để làm cơ sở đầu tư ngoài ngành? 

Câu chuyện phi lợi nhuận nhằm trốn thuế hoặc sử dụng nguồn tài chính thu được để tái đầu tư ngoài ngành…. có lẽ không còn mới. Trường ĐH Harvard, ngôi trường chất lượng cao có trụ sở của Mỹ, ngoài cung cấp nền tảng giáo dục nổi tiếng, Harvard còn tiến hành đầu tư bất động sản [1]. Đề cập như vậy để cho thấy rằng, việc Vingroup tiến hành hoạt động thành lập Vinuni là không khác biệt, và nó nằm trong hệ quy chiếu thị trường. Vấn đề là VinUni (hay Vinmec) thành lập tại Việt Nam chứ không phải Mỹ, do đó nó tồn tại nhiều bất cập và sự thiếu minh bạch. Chính sự thiếu minh bạch trong cơ chế có thể giúp tập đoàn Vingroup đẩy mạnh các hoạt động doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận mà không gặp quá nhiều sự rắc rối từ cơ quan hữu trách. Hay đúng hơn, ‘Phi lợi nhuận’ giúp Vingroup tối đa hóa lợi nhuận của mình, có thể chuyển nguồn tiền thu được cho dự án khác (ví như Vinfast) hoặc tiếp tục cơi nới khu vực bất động sản của mình. Và bối cảnh này có thể trở thành hiện thực trong tương lai.

Câu hỏi đặt ra là làm sao có thể giám sát chặt chẽ tính chất ‘phi lợi nhuận’ của Vingroup? Bởi ngay đến yêu cầu các tổ chức phi lợi nhuận (thuộc Vingroup) báo cáo số tiền chênh lệch trên % doanh thu quy định có vẻ là một việc làm bất khả thi tại Việt Nam, quốc gia mà trốn thuế và lách thuế diễn ra ngang nhiên. Chưa kể, đối mặt với cơ quan thuế là một doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền và cơ quan hữu trách trong kiểm soát thuế lại là cơ quan có nhiều vấn đề trong tham nhũng – vốn được xem là quốc nạn ở Việt nam. Đây không phải là nỗi lo quá xa, khi mà ngay cả cấp TW cũng nghi ngờ về tính minh bạch thuế, bởi vào tháng 8.2016, khi làm việc với Tổng Cục thống kê, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã đề cập đến bất cập trong dữ liệu thống kê doanh nghiệp đến mức mà, trong nhiều trường hợp “Chính phủ điều hành mà không biết thế nào mà lần”. Mà ‘dữ liệu’ thì tại Việt Nam việc làm giả, kê khống là công việc rất bình thường.

Vậy làm sao có thể tạm nhận biết được tính chất phi lợi nhuận của Vingroup đến đâu? Điều này có thể dựa vào việc phía doanh nghiệp này công khai nguồn dữ liệu tài chính theo đơn vị tháng hoặc quý. Bởi  tổ chức phi lợi nhuận thì đồng nghĩa phải minh bạch tài chính. Nguồn dữ liệu này bao gồm: lương, phúc lợi, bảo huế, thuế, khoản tín dụng, số dư nguồn tiền của tổ chức; các khoản vay và nghĩa vụ thanh toán khoản vay,… Ngoài ra, có thể tiếp tục nhận thêm bản lưu chuyển tiền tệ, cân đối kế toán; báo cáo thu nhập.

Câu chuyện thành lập Vinmec hay Vinuni theo hướng phi lợi nhuận cũng mở ra một khía cạnh mới, đó là sự liên đới về tính chính trị. Tại Việt nam, nếu triệu phú hay tỷ phú USD, với xuất phát điểm là bất động sản thì mặc nhiên doanh nghiệp đó ít nhiều liên đới chặt chẽ với chính quyền sở tại, và người đứng đầu rơi vào trạng thái phe phái. Do đó, khi phe phái bị yếu thế thì lập tức, các sai phạm được che giấu trước đó sẽ bị phơi bày, và lúc này, người dùng hay ngân sách chi cho phi lợi nhuận là 2 yếu tố bị tổn hại nhiều nhất. Một trường hợp tương tự đã từng xảy ra cách đây không lâu, theo đó - vào năm 2010, tại phía Nam Việt nam từng thành lập trường ĐH Tân Tạo – được mô tả là xây dựng theo mô hình các đại học danh tiếng của Mỹ, với hội đồng sáng lập là các giáo sư nổi tiếng của Mỹ. Tuy nhiên, người đứng đầu Hội đồng là bà Đặng Thị Hoàng Yến. Bảy năm sau, ĐH Tân Tạo bị Thanh tra Bộ GD&ĐT bóc tách nhiều sai phạm, từ khâu quản lý, tổ chức cho đến tuyển sinh đào tạo, trong đó có cả việc tuyển sinh ngành đã bị đình chỉ.

Bà Đặng Thị Hoàng Yên là người bị Quốc Hội Việt Nam bãi nhiệm tư cách ĐBQH vào năm 2012 vì không trung thực khi khai hồ sơ ứng cử.

Quay trở lại với câu chuyện của Vingroup, mới đây (28.02) - tạp chí Forbes, sau nhiều năm xếp hạng ông Phạm Nhật Vượng từ tỷ phú kinh doanh bất động sản (real estate), nay chuyển sang tỷ phú đa ngành"(diversified). 

Ghi chú:

[1] https://www.reuters.com/article/us-usa-stocks/wall-street-closes-higher-as-trade-war-fears-ease-idUSKBN1GH1W9

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét