Đinh Thế Huynh-Ảnh internet
Nguyễn Phú Trọng chính thức tuyên bố gạt Đinh Thế Huynh khỏi
chức vụ thường trực Ban Bí Thư và cho đệ tử thân tín của mình là Trần Quốc Vượng
nắm chức vụ này, Vượng còn đang giữ chức chủ nhiệm kiểm tra trung ương. Đây là
trường hợp hiếm hoi hai suất trong Bộ Chính Trị do một người nắm giữ. Điều này
khiến cho Trần Quốc Vượng có thêm rất nhiều quyền lực, Vượng mới vào Bộ Chính
Trị được hơn 2 năm.
Từng giữ chức Viện trưởng Viện Kiểm Sát tối cao, Vượng có
trong tay nhiều hiểu biết về các vụ đại án, năm 2011 khi làm tổng bí thư, Trọng
đã đưa Vượng về làm trợ lý cho mình với chức chánh văn phòng trung ương đảng. Mục
đích của Trọng lấy Vượng làm hạt nhân để thanh trừng các đối thủ tranh chấp quyền
lực với Trọng. Trong âm mưu ấy, Trọng tiếp tục đưa Vượng vào Bộ Chính Trị để nắm
những chiếc ghế quan trọng có điều kiện thực hiện mưu đồ này.
Trần Quốc Vượng-Ảnh internet
Việc đưa Vượng giữ chức thường trực Ban Bí Thư, Trọng đã
hoàn tất nắm ban này trong tay. Để chắc chắn. Trọng bổ sung thêm hai người Nghệ
An là Trạc và Thắng về ban này để tăng thêm lá phiếu ủng hộ mình trong mọi quyết
định.
Song song với việc đưa Vượng thay Đinh Thế Huynh giữ thường
trực ban bí thư, Trọng còn đưa Nguyễn Xuân Thắng, người mà Trọng mới đưa gần
đây vào Ban Bí Thư để nắm ghế Chủ tịch hội đồng lý luận trung ương. Những người
trước đây giữ ghế Chủ tịch hội đồng lý luận trung ương đều là uỷ viên Bộ Chính
Trị, như vậy có thể dễ dàng đoán trong tương lai tới đây Nguyễn Xuân Thắng sẽ
được Trọng đưa vào Bộ Chính Trị
Đến lúc này câu hỏi
mà trung ương đảng chờ đợi ở Nguyễn Phú Trọng nhất , đó là Trọng giới thiệu người
kế nhiệm, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời rõ ràng. Chưa định ra được
người kế nhiệm, có nghĩa Nguyễn Phú Trọng chưa muốn về hưu , mặc dù đã sang tuổi
74. Diễn biến các nước độc tài có quan hệ
với Việt Nam như Nga , Trung đang có dấu hiệu những kẻ đứng đầu chế độ như
Putin và Tập Cận Bình thiết kế chính
sách để tiếp tục ở lại nắm quyền , là dấu hiệu tốt cho Nguyễn Phú Trọng thực hiện
dự định tiếp tục ở lại.
Cho đến lúc này thì mọi điều kiện trong và ngoài đều thuận lợi
cho Nguyễn Phú Trọng không những ở lại hết nhiệm kỳ, mà có thể còn ở lại luôn
nhiệm kỳ thứ ba. Nếu như Putin và Tập còn tìm cách chỉnh sửa điều lệ, hiến
pháp, chế định thì Nguyễn Phú Trọng đã táo tợn hơn các đàn anh của mình, khi trắng
trợn tuyên bố việc mình ở lại là '' trường hợp đặc biệt''
Tất cả những kẻ có điều kiện kế nhiệm Trọng ở hàng thứ nhất
đều đã bị đánh bât, bởi Trọng liên tiếp ra những quy định nhằm vào họ chẳng hạn
như vấn đề lý lịch, trình độ lý luận, sức khoẻ..khiến ba kẻ ở hàng thứ nhất có
thể kế nhiệm chức tổng bí thư phải vỡ mộng. Đó là Đinh Thế Huynh, Trần Đại
Quang, Nguyễn Xuân Phúc.
Tiếp đến Trọng đôn ba kẻ mới lên và reo vào đầu họ ham vọng
sẽ làm tổng bí thư như Phạm Minh Chính, Trần Quốc Vượng và bây giờ là Nguyễn
Xuân Thắng. Việc Thắng làm tổng bí thư còn xa vời, nhưng Thắng giữ chức chủ tịch
hội đồng lý luận là cản trở cho những nhân tố khác, vì nghiễm nhiên yếu tố có
lý luận đã thuộc về một kẻ còn lâu mới tới vị trí kế nhiệm tổng bí thư.
Việc chia cho mỗi người một lợi thế, và cũng để cho mỗi người
một yếu điểm, tạo ra một số đông những kẻ như thế, khiến chúng luôn nhòm ngó,
nhăm nhe hại nhau để không kẻ nào ngoi
lên được. Đó là biện pháp tài tình tạo thành sức mạnh quyền uy của Nguyễn Phú
Trọng. Giờ đây các ứng cử viên chức TBT
luôn phải canh chừng nhau, sẵn sàng tố cáo nhau để loại bỏ đối thủ cạnh tranh.Tất
cả đều phải lấy lòng Trọng, bởi mếch lòng sẽ bị Trọng vạch ra những điểm yếu và
thành con mồi cho các đối thủ cạnh tranh khác cắn xé.
Sự tập trung quyền lực
vào đảng là một chiêu bài để Nguyễn Phú Trọng tập trung quyền lực vào tay mình,
nó đặc trưng cho bản chất của người Bắc già và cổ hủ, như những ông cụ, ông bố
trong gia đình hay trong làng xã. Nền dân chủ bị bóp nghẹt không những ngoài xã
hội, mà ngay cả trong nội bộ đảng cũng không còn dân chủ, chỉ có một nỗi khiếp
sợ, e dè trước một lão tổng bí thư điên khùng, sẵn sàng chơi tới chết những kẻ
nào dám đụng chạm đến quyền uy của lão.
Trong vài năm tới, chế
độ cộng sản do Nguyễn Phú Trọng độc tài cai trị sẽ rất vững mạnh. Nhưng về sau
này đây cũng là điểm yếu, vì quyền lực cộng sản tập trung trong tay một cá
nhân, khoảng cách giữa cá nhân ấy với các đồng chí của mình khá xa, nếu như
Nguyễn Phú Trọng chết giữa chừng do tuổi tác cao trong khi vẫn trên cương vị tổng
bí thư, cuộc chiến tranh giành quyền lực độc tôn trong đảng CSVN sẽ diễn ra cực
kỳ khốc liệt, thậm chí có thể dẫn đến tan rã đảng cộng sản. Trường hợp trước
kia Lê Duẩn chết , lúc đó Trường Chinh còn ít nhiều có được sự cả nể trong
trung ương để tạm thời tiếp quản chiếc ghế mà Duẩn để lại, giúp cho trung ương
CSVN có thời gian sắp xếp tìm nhân sự và hướng đi.
Với kiểu xây dựng hình ảnh cá nhân, độc tài quyền lực như
minh quân, lãnh tụ tối cao mà Trọng đang dành cho mình, cũng chính là Trọng
đang đào hố chôn đảng CSVN vào một ngày không xa, khi mà y chết đi.
Nhưng chắc hẳn Trung Quốc sẽ không để Việt Nam xáo trộn vì
không có người kế nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Sau khi Tập Cận Bình sửa được hiến
pháp để ngồi thêm , với tuổi tác của Nguyễn Phú Trọng không biết sống chết bao
lâu, Trung Quốc sẽ ép Trọng chọn người kế nhiệm để đảm bảo cho đảng CSVN tồn tại
làm chư hầu cho mình.
Thế nên, thời điểm bây giờ Nguyễn Phú Trọng đột tử, khi chưa
đặt ra người kế nhiệm, khi Tập Cận Bình chưa quyết định xong việc ở lại, việc
Nguyễn Phú Trọng đột tử có thể là cơ hội lớn để Việt Nam thay đổi thoát khỏi
Trung Cộng cũng như ách cai trị của đảng CSVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét