Hai đứa con thơ của Blogger Mẹ Nấm
‘’Hội đồng Nhân quyền’’ của LHQ – United Nations Human
Rights Council - là một tổ chức chủ yếu, quy mô lớn nhất của tổ chức quốc tế
này, viết tắt là UNHRC.
Sáng 26/2, phiên họp thường kỳ lần thứ 37 của UNHRC đã khai
mạc tại Genève, Thụy Sỹ, kéo dài đến ngày 23/3. Phía Việt Nam, đại sứ Dương Chí
Dũng dẫn đầu phái đòan dự phiên họp. UNHRC được thành lập từ ngày 15/3/2006 theo Nghị quyết của Đại
hội đồng LHQ thay cho Ủy ban Nhân quyền LHQ họat động trước đó.
Việc cải tổ có ý nghĩa lớn, nâng cao sự quan tâm của LHQ và
dư luận tòan thế giới đối với vấn đề Nhân quyền, một giá trị chủ yếu của nền
văn minh trong thời đại mới. Cách làm việc của UNHRC cũng được cải tiến, mỗi
khóa của Hội đồng là 3 năm, số ủy viên của Hội đồng là khoảng 50 nước, chừng 1
phần 3 tổng số thành viên LHQ. Hàng năm Đại hội đồng bầu ra những thành viên mới
theo danh sách ứng cử.
Quy chế làm việc của Hội đồng được thảo ra rất cụ thể, tỷ mỷ,
nhằm mục đích là nhân quyền ngày càng phổ cập và được lan tỏa sâu sắc trên tòan
thế giới, không trừ một nước nào. Điều này có nghĩa là làm sao để giúp nhân dân
một số nước độc đoán, độc đảng, tòan trị thóat khỏi cảnh không có tự do dân chủ,
quyền làm người bị hạn chế, bị mất, khôi phục quyền sống có tự do, nhân phẩm.
Trình độ dân chủ nhân quyền của các nước được phân ra làm 3
loại:
- những nước dân chủ hòan thiện thành nếp vững bền, nhưng vẫn
còn vấn đề như phân biệt chủng tộc, tù nhân, lao động trẻ em, người khuyết tật;
- những nước dân chủ nhưng chưa đầy đủ, thuần thục;
- và một số nước chậm tiến, hầu như chưa có Nhân quyền.
Các nước bị xếp trong hàng cuối gồm có: Cuba, Venezuela,
Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Campuchia, Iran, Ảrập Xê út …, với
những mức độ khác nhau.
Điều rất hay, thú vị là các chuyên viên về luật của LHQ hiểu
rằng vấn đề nhân quyền là một vấn đề nhạy cảm, gai góc trong nội bộ LHQ gần 200
nước rất khác biệt nhau nên không thể nóng vội. Các nước tiên tiến về mặt này
phải kiên trì giúp đỡ, đấu tranh, thuyết phục và giáo dục nước khác. Do đó quy
định mọi nước đều được quyền ứng cử vào Hội đồng và trong quy chế hoạt động đề ra
việc ‘’Rà soát định kỳ’’ - UPR ( Universal Periodic Riview) để mỗi nước có chân
trong hội đồng đều có trách nhiệm làm gương về tôn trọng nhân quyền, phải tự kiểm
điểm sâu sắc và để cho các thành viên hội đồng phê bình, chất vấn, góp ý, cuối
cùng nước đó phải cam kết tiếp thu những điểm gì và hứa sửa chữa ra sao, bảo
lưu những điểm gì, vì sao. Thế là cứ 4 đến 5 năm, mỗi nước phải ‘’lên mâm’’ một
lần để cho Hội đồng góp ý, khuyến nghị và kết luận.
Qua mỗi lần họp UPR, UNHRC chuẩn bị báo cáo về nước được rà
soát, nghe báo cáo của nước được rà soát, nghe báo cáo phản biện của các tổ chức
xã hội dân sự của nước đó nếu có, tất cả tập trung vào những ưu và khuyết điểm
trên lãnh vực nhân quyền, sau đó thảo luận, tranh luận để có sự đánh giá đầy đủ
khách quan, cuối cùng là ghi lại các góp ý, kiến nghị của các bên để nước được
rà soát tuyên bố tiếp thu những điểm nào, thanh minh những điểm nào và hứa hẹn
sửa chữa bổ khuyết ra sao, được công bố công khai cho mọi người rõ.
Việt Nam được bầu vào Hội đồng từ năm 2013 đến năm 2016 và
được lên mâm rà sóat công khai năm 2015.
Nội dung kiểm điểm rất rộng, trước hết là về tôn trọng nhân
quyền, quyền công dân được luật pháp bảo vệ, quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, quyền bình đẳng nam–nữ, chống phân biệt chủng tộc, chống buôn bán phụ nữ,
trẻ em, có nền quản trị đất nước công khai minh bạch, chống hành hạ tra tấn tù
nhân…Mỗi công dân hay đòan thể có thể gửi đơn tố cáo với dẫn chứng đầy đủ đến Hội
đồng về các vấn đề trên đây, thậm chí có thể gửi đơn kiện đến Tòa án nhân quyền
của LHQ.
Năm 2004, nước CH XHCN Việt Nam bị một đòn trừng phạt nặng nề
bởi Ủy ban Nhân quyền LHQ, bị đặt trong trường hợp mang tên CPC – Country of
Special Concern (nước cần phải quan tâm đặc biệt), bị lên án, cảnh cáo, tẩy
chay do các tội hiển nhiên: giam cầm xử tù một số chiến sỹ đấu tranh không bạo
lực cho dân chủ, nhân quyền, dối trá không chịu công nhận có tù nhân lương tâm,
tù nhân do tín ngưỡng tôn giáo, tù nhân chính trị, nạn tham nhũng lan rộng chứng
tỏ quản trị không minh bạch trong sáng.
Chính quyền 2 năm sau đó đã buộc phải xuống thang trong bắt
bớ, đàn áp, thả một số tù chính trị, đồng thời bắt đầu chống tham nhũng tích cực
hơn, làm một số động tác đổi mới như cổ phần hóa một số công ty quốc doanh… nên
cái gông CPC được gỡ bỏ, và đến năm 2013 còn được bầu vào UNHRC trong 3 năm. Hồi
đó Việt Nam đã phải nhân nhường lùi 1 bước về chiến thuật để gỡ khỏi nạn CPC tệ
hại và mất uy tín danh dự quốc tế , nhưng sau đó khi đã được tham gia một số diễn
đàn quốc tế và một số hiệp ước thương mại đa phương, nhà cầm quyền tòan trị lại
trở mặt, hèn với giặc ác với dân, còn nặng nề nghiêm trọng hơn trước.
Trong cuộc Rà soát năm 2015, phái đoàn Việt Nam nhận được
227 khuyến nghị, chất vấn, nhưng không chịu nhận có tù chính trị và đàn áp tôn
giáo, chỉ chấp nhận 182 điều và hứa sửa chữa như tôn trọng quyền lập công đoàn
tự do, chống tra tấn, buôn bán phụ nữ trẻ em, đàn áp tự do báo chí, nhưng rõ
ràng là họ không sửa chữa, còn phạm nặng hơn trước.
Năm nay tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế, từ UNHRC đến
HRW, RWB – phóng viên không biên giới, đặc phái viên nhân quyền của LHQ, của
Liên Âu, của CHLB Đức … cho rằng tình trạng nhân quyền ở VN hiện nay xấu đi một
cách nghiêm trọng và tệ hại, một số tổ chức còn yêu cầu đưa VN trở lại với danh
xưng CPC, khi số tù chính trị năm 2017 bị bắt và tuyên án lên đến hơn 30 người,
đưa tổng số tù chính trị lên đến kỷ lục 166 người, có những vụ cực kỳ nghiêm trọng
như vụ xử cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có mẹ già, 2 con nhỏ, cô lại ốm yếu không được
chữa chạy, còn bị di chuyển đi rất xa làm cho mẹ cô khó đi thăm. Nhiều chính phủ
và tổ chức quốc tế lên tiếng đòi tự do ngay cho cô và nhiều tù nhân chính trị
khác như cô Nguyễn Thúy Nga, anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, anh Nguyễn Văn Hóa,
anh Trần Anh Kim…
Đúng vào dịp này, mạng Mạch Sống của tổ chức BPSOS công bố hồ
sơ "NOW’’ đòi tự do ngay cho tất cả tù nhân chính trị, ghi rõ tên tuổi,
hình ảnh, họat động và bản án tù của từng người tù trong tổng số 166 nói trên,
được bổ sung thêm bớt từng ngày để thông báo rộng rãi, được dịch ra nhiều thứ
tiếng, một việc làm cao quý, thiết thực, đúng lúc.
Trong khi UNHRC đang họp cho đến tận 23/3/2018, rồi cuộc Đối
thọai Nhân quyền Hoa Kỳ- Việt Nam sẽ diễn ra tại Hà Nội vào tháng 5 tới, đây là
dịp tốt để các chiến sỹ nhân quyền đẩy mạnh họat động, thông báo và kiến nghị gửi
UNHRC (Genève, Thụy Sỹ) và các chính phủ quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam.
Hoa Kỳ vừa cử thượng nghị sỹ Sam Brownback một nhân vật quan tâm đến nhân quyền
ở VN, từng sang gặp Lm Nguyễn Văn Lý ở trong tù, làm đặc sứ lưu động về nhân quyền.
Bộ chính trị và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa lo sợ phong
trào dân chủ nhân quyền đang lan rộng một cách vững chắc với sự xuất hiện hơn
40 tổ chức xã hội dân sự dần dần lớn mạnh, kiên cường, nhưng mặt khác họ thực
hiện chiến lược ‘’nhất biên đảo’’- ngả hẳn sang phía gắn bó với Trung Cộng, đồng
thời chủ quan cho rằng tổng thống Hoa Kỳ D. Trump đã coi trọng lợi nhuận, lợi
ích kinh tế hơn nhân quyền, nên họ tỏ ra độc ác, trấn áp nhân quyền mạnh hơn, kể
cả ở trong đảng. Với quyết định 102, đảng viên nào đòi đa nguyên đa đảng, tam
quyền phân lập, ủng hộ sự xuất hiện nhiều tổ chức xã hội dân sự sẽ bị khai trừ
ra khỏi đảng, một quyết định mang tính chất phát xít, bị nhiều đảng viên cao cấp
bác bỏ.
Cần chỉ rõ chế độ độc đảng đã bị thiệt thòi cực lớn do vi phạm
nhân quyền, họ bị cô lập hơn bao giờ hết. Do cử một giới chức an ninh cấp cao
sang châu Âu tổ chức bắt cóc ở CHLB Đức mà hiệp định tự do thương mại với Liên
Âu bị đình hõan không thời hạn, do thiếu luật pháp công minh nên các nhà kinh
doanh và các ngân hàng nước ngòai rút vốn ra khỏi VN để đầu tư nơi khác, bà con
Việt Kiều cũng e ngại và giảm đang kể số kiều hối gửi về nước, trong khi ngân
sách thiếu hụt, không chi trả nổi tiền lương cho người lao động, công nhân viên
chức.
Ngay từ đầu năm 2018- Mậu Tuất, cuộc tranh đấu giữa chà đạp
và bảo vệ nhân quyền trở thành mặt trận đấu tranh nổi bật, cần đến sự dấn thân
mạnh mẽ, thông minh, kịp thời của các tổ chức xã hội dân sự, của mọi giới, trí
thức, thanh niên, phụ nữ, lao động, nông dân, nhà kinh doanh, mọi dân tộc, mọi
tôn giáo , trong nước và ngòai nước, với tinh thần ta lo trước cho ta rồi tòan
thế giới dân chủ tiến bộ sẽ hỗ trợ ta mạnh mẽ hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét