Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

* 17456 - Diễn biến mới nhất tại Đại học Bách khoa Hong Kong




Tường thuật trực tiếp



  1. Kêu gọi của Hoa Kỳ ngày 11/11

    Trước đó ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố về Hong Kong:
    “Hoa Kỳ đang quan sát tình hình ở Hong Kong với sự lo lắng cao độ. Chúng tôi lên án bạo lực ở mọi phía, bày tỏ thông cảm với nạn nhân bạo lực dù quan điểm chính trị của họ ra sao, và kêu gọi mọi phía - cả cảnh sát và người biểu tình – hãy kiềm chế. Chúng tôi lặp lại kêu gọi của Tổng thống Trump muốn giải pháp nhân văn cho các vụ biểu tình.
    Sự chia rẽ gia tăng trong xã hội Hong Kong cho thấy nhu cầu có đối thoại rộng lớn và thành thật giữa chính phủ, người biểu tình và công dân nói chung. Hoa Kỳ thúc giục chính phủ Hong Kong xây dựng đối thoại với công chúng Hong Kong, bắt đầu nỗ lực để giải quyết các quan ngại đằng sau dẫn tới biểu tình. Chúng tôi cũng thúc giục người biểu tình hãy hồi đáp nỗ lực đối thoại.
    Hoa Kỳ tin rằng sự tự trị của Hong Kong, sự trung thành với pháp trị, và cam kết bảo vệ tự do dân sự là chìa khóa giúp duy trì vị trí đặc biệt của nơi này theo luật Mỹ, cũng như cho thành công của “Một quốc gia, Hai hệ thống” và cho sự ổn định tương lai và phồn thịnh của Hong Kong. Chúng tôi thúc giục Bắc Kinh tôn trọng cam kết trong Tuyên bố Chung Anh – Trung Quốc, trong đó có cam kết Hong Kong sẽ “hưởng mức độ tự trị cao” và rằng nhân dân Hong Kong sẽ tận hưởng nhân quyền, tự do biểu đạt và tụ họp hòa bình - những giá trị cốt lõi mà chúng tôi chia sẻ với Hong Kong.” 
    Hình ảnh ngày 18/11 ở Hong Kong



  2. Lý tưởng của Đại học Bách khoa Hong Kong

    Trang web của Đại học Bách khoa Hong Kong dùng câu trong Kinh Dịch, 'Khai vật thành vụ, lệ học lợi dân (开物成务 励学利民, tiếng Anh là To learn and to apply, for the benefit of mankind) làm motto của trường.
    Xây dựng trên nền tảng Trường Thương mại Hương Cảng năm 1937, đây là cở sở giáo dục trên cấp phổ thông đầu tiên có ngân khoản từ quỹ công. Sau Thế Chiến 2, từ 1947, trường được nâng cấp thành Học viện Kỹ thuật Hong Kong, và từ 1956, nhận được tiền hiến tặng 1 triệu đô la từ Hội Kỹ nghệ Trung Hoa.
    Sau đó, chính phủ Hong Kong cho xây khu cơ sở mới ở điểm mới. Trường khai trương chính thức ở địa ̣̣điểm này năn 1957 trong buổi lễ do Sir Alexander Grantham, Thống đốc Hong Kong khi đó chủ trì.
    Từ 1972, trường có tên là Bách khoa Hong Kong, và từ 1994 có tên là Đại học Bách khoa Tổng hợp - Hong Kong Polytechnic University, viết tắt là PolyU.
  3. PolyU
    ĐH Bách khoa Hong Kong
  4. Ý kiến từ Facebook

    Nguyễn Nguyễn: "Tuổi trẻ Hong Kong yêu chuộng hòa bình đấu tranh cho dân tộc, tuổi trẻ VN đang khát khao bóng đá, Thật ra người Việt Nam nhu nhược quá."

  5. Bạo lực ở Hong Kong đã kéo dài trên sáu tháng

    Bạo lực ở Hong Kong đã kéo dài trên sáu tháng, bắt đầu từ các cuộc xuống đường phản đối luật dẫn độ.
  6. Cảnh sát Hong Kong
    Cảnh sát đụng độ với sinh viên Hong Kong
  7. 6:37

  8. Tình nguyện viên cho Hội Chữ Thập Đỏ 'được vào ĐH Bách khoa'

    PolyU Hong Kong
    Trang Hong Kong Free đăng trên Twitter rằng các nhóm tình nguyện làm cho Hồng Thập tự được cảnh sát cho phép vào khuôn viên ĐH Bách Khoa sau khi có tin số người bị thương nhiều.
  9. Cảnh sát

  10. Cảnh tan hoang trong ĐH Bách khoa Hong Kong
  11. Hong Kong
    Cảnh sát chĩa súng vào một người ngã xuống đống đổ vỡ trong ĐH Bách khoa. Phóng viên BBC Gabriel Gatehouse tìm thấy các đầu đạn cao su, "bắn không chết người nhưng gây đau đớn".
  12. PolyU
  13. 6:37
  14. Đạn cao su cảnh sát Hong Kong dùng để bắn người

Đạn cao su



  1. ĐH Bách khoa Hong Kong có cột khói bốc lên

    ĐH Bách khoa Hong Kong
    Nhà báo của BBC Orsolya Szoboszlay thấy hình khói bốc lên từ cổng chính Đại học Bách khoa Hong Kong đầu giờ sáng thứ Hai.
  2. ĐH Bách khoa Hong Kong
  3. Đại sứ Trung Quốc cáo buộc chính phủ Anh 'về phe biểu tình' Hong Kong

    Đại sứ Lưu Hiểu Minh nói chính phủ Anh đã can thiệp vào nội tình Hong Kong
    Tại họp báo ở London, Đại sứ Trung Quốc cáo buộc Anh 'đứng về phe biểu tình' Hong Kong.
    Ông Lưu Hiểu Minh nói chính phủ Anh đã can thiệp vào nội tình Hong Kong và London đã phê phán cảnh sát Hong Kong.
    "Họ tỏ ra cân bằng nhưng thực sự là đứng về một phía."
    Bộ Ngoại giao Anh ra thông cáo nói chính phủ Anh lo ngại về căng thẳng leo thang ở Hong Kong bởi bạo lực cả từ hai phía, người biểu tình và chính quyền Hong Kong. .

  4. Cảnh sát bắt người chạy khỏi Đại học Bách khoa Hong Kong

    Nhiều người biểu tình tại Hong Kong đã bị bắt khi tìm cách chạy khỏi Đại học Bách khoa Hong Kong, đang bị cảnh sát bao vây hôm 18/11.
    100 người cố chạy khỏi trường, nhưng bị cảnh sát phun hơi cay và bắn đạn cao su.
    Đây là lần thứ ba họ tìm cách bỏ chạy, theo sau một đêm đối đầu với cảnh sát.
    Trong tuần qua, ngôi trường này biến thành chiến trường bạo lực.
    Cảnh sát đang bao vây ngôi trường, yêu cầu người bên trong bỏ vũ khí và đầu hàng.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét