Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

17004 - Thủ tướng Phúc có dám ký bảo lãnh vay cho nhóm lợi ích sân bay Long Thành?




   Dự án sân bay Long Thành vẫn ngổn ngang.


Nhóm lợi ích Bộ Giai thông Vận tải, với người đại diện cho nó là Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, cũng là người thừa kế ‘nhiệm vụ lịch sử’ của các đời bộ trưởng GTVT trước đây là Đinh La Thăng và Trương Quang Nghĩa để làm thế nào biến sân bay Long Thành thành có giá trong khi ‘dìm hàng’ sân bay Tân Sơn Nhất, giờ đây đang đẩy Thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ Nguyễn Xuân Phúc vào tình thế hoặc ‘đồng lõa’ với mưu toan đó và đối mặt với Quốc hội về gánh nặng nợ công, hoặc bản thân Phúc sẽ không dám ký bảo lãnh cho dự án sân bay Long Thành vì sợ trách nhiệm và tiếng nguyền rủa của dư luận xã hội.

Sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD). Tháng 11/2017, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư gần 23.000 tỷ đồng.

Tại kỳ họp quốc hội tháng 10 - 11 năm 2019, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã đọc tờ trình của Chính phủ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn một vào ngày 24/10. Theo đó, Chính phủ đề xuất Quốc hội thông qua nghị quyết giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư các hạng mục chính giai đoạn 1, gồm công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước, công trình thiết yếu của cảng hàng không... với tổng mức đầu tư 4,8 tỷ USD (khoảng 111.000 tỷ đồng). Còn các công trình phục vụ quản lý bay được đề nghị giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp. 

Nhưng trong phần thẩm tra sau đó, quan chức Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế - đã nêu một nhận xét đánh chú ý là báo cáo của Chính phủ chưa có đánh giá tác động cụ thể đến nợ công nếu vay ODA, mà mới tập trung vào phương án sử dụng vốn doanh nghiệp Nhà nước để làm dự án này. Trong gần 4,2 tỷ USD vốn của ACV rót vào dự án, dự kiến doanh nghiệp này phải vay gần 2,63 tỷ USD. Theo Luật Quản lý nợ công, dự án này thuộc đối tượng được Chính phủ bảo lãnh. "Nếu vậy thì khoản vay này sẽ được tính vào nợ công", ông Thanh nói, và đề nghị Chính phủ báo cáo thêm về khả năng cấp bảo lãnh với khoản vay của ACV để có cơ sở đánh giá đầy đủ phương án huy động vốn với nợ công.

Mặt khác, ACV là doanh nghiệp do nhà nước chi phối, nên dù huy động vốn dưới hình thức nào thì Nhà nước vẫn có trách nhiệm trong việc xử lý khi có rủi ro đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Do đó, ngay cả khi Chính phủ không cấp bảo lãnh đối với khoản vay này thì cũng cần có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động vay, sử dụng vốn vay của ACV.

Có thể ghi nhận đây là một trogn hiếm hoi lần cơ quan quốc hội tỏ ra ‘tâm tư’ với quốc nạn nợ công, còn trước đây cũng chính Quốc hội đã nhiều lần ‘nhắm mắt gật’ với các dự án có tổng kinh phí hàng chục ngàn tỷ đồng do chính phủ ‘ấn’ vào.

Vậy thực tế nợ công Việt Nam đang khốn quẫn đến thế nào?

Tại kỳ họp quốc hội lần này, một lần nữa chính phủ của Thủ tướng Phúc lại báo cáo ra Quốc hội về tỷ lệ nợ công năm 2019 chỉ ở mức 56,1% GDP, thậm chí còn giảm so với mức 58,4% GDP năm 2018, tức đang ‘an toàn’ so với ngưỡng nguy hiểm 65% GDP.

Nhưng theo phân tích của một số chuyên gia độc lập, cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ đi phần Chính phủ bảo lãnh trùng lặp thì tổng số nợ năm 2016 là 431 tỉ đô la Mỹ, bằng 210% GDP.

Còn đến nay và với đà vay mượn nước ngoài tăng tiến không ngừng nghỉ, nợ công chắc chắn đã tăng và nợ vay của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước cũng tăng chóng mặt (cho tới nay vẫn chưa có con số thống kê chính thức nào về số nợ vay nước ngoài phát sinh của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước trong khoảng thời gian 4-5 năm qua).

Vậy làm thế nào để ‘ép’ nợ công dưới 65% GDP?

Chính phủ của Thủ tướng Phúc đã ‘kiến tạo’ thủ pháp tính lại GDP để nâng trần nợ công’.

Theo Luật về Nợ công, tỷ lệ nợ công quốc gia được tính theo công thức: nợ công/GDP. Mẫu số GDP càng lớn thì tỷ lệ nợ công càng nhỏ và do đó càng làm cho tình trạng vay nợ (vay trong nước và vay nước ngoài) của Chính phủ lẫn các doanh nghiệp “an toàn” hơn, đồng thời có thêm lý do để Chính phủ báo cáo và công bố về thành tích “bảo đảm an toàn nợ công” của mình.

Thủ pháp kinh tế – chính trị quá sức đơn giản là chỉ cần lấy bút, làm vài phép tính, cộng thêm 30% phần kinh tế phi chính thức vào GDP thì ngay lập tức tỷ lệ nợ công sẽ giảm đến 15%, tức chỉ còn khoảng 50% GDP, trở thành một con số còn bóng lộn hơn cả báo cáo nợ công “chỉ có 55% GDP” thời Nguyễn Tấn Dũng.

Khi đó, cơ hội để các nhóm lợi ích “ăn tàn phá hại” vốn ODA và những nguồn vốn vay khác sẽ lại mở ra không khác gì thời Nguyễn Tấn Dũng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét