Sau quá nhiều bê bối, Triệu Tài Vinh đã được Bộ Chính trị 'bảo kê' cho làm Phó trưởng ban kinh tế trung ương
Em chồng của bà Hà gọi ông Vinh bằng gì?
Bài trên báo Thanh Niên, ngay đoạn mở đầu, viết: “Bà Phạm Thị Hà, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Giang, vợ Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư Triệu Tài Vinh, bị yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm vì để em chồng tác động nâng điểm cho con”. [http://bit.ly/2mLRKsP]
Bài trên báo Thanh Niên cho biết nội dung này nằm ở thông báo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang, phát đi ngày 1-10. Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy Hà Giang đã thành lập 36 đoàn kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 trên địa bàn tỉnh này.
Xét về mặt ngữ nghĩa tiếng Việt và Luật Hôn nhân - Gia đình, việc Tỉnh ủy Hà Giang yêu cầu kiểm điểm bà Phạm Thị Hà có các ý cần làm rõ: Thứ nhất, “để em chồng tác động nâng điểm cho con”, có thể hiểu trước khi làm vợ theo đúng quy định pháp luật với ông Triệu Tài Vinh, bà Phạm Thị Hà từng có quan hệ hôn nhân với người đàn ông khác, hôn nhân này cũng được pháp luật công nhận, và hai người đã có một đứa con chung đang được xem là nằm trong danh sách của vụ án hình sự nâng điểm thi.
Thứ hai, nếu các nghi vấn ở điều thứ nhất là không đúng, đứa con này là con chung của bà Phạm Thị Hà với ông Triệu Tài Vinh, thì ‘em chồng’ phải là người có liên quan đến ông Triệu Tài Vinh. Có thể là bà Hà nhờ người em chồng này nâng điểm, và ông Triệu Tài Vinh không biết đến chuyện cậy nhờ đó.
Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp thứ hai, thì vẫn phải xem xét kỷ luật ông Triệu Tài Vinh. Lý do: Đảng viên phải chịu trách nhiệm liên đới nếu thiếu trách nhiệm trong quản lý, giáo dục dẫn đến có vợ (chồng), con hoặc cấp dưới trực tiếp phạm tội… Đây là quy định thể hiện trong văn bản hướng dẫn thực hiện một số điều trong Quy định số 102 của Bộ Chính trị, về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành.
Xét về góc độ xã hội, một người bình thường có vợ/ chồng, con trực tiếp phạm tội, thì đều phải chịu áp lực và sự phán xét từ dư luận xã hội. Khi đó, uy tín, hình ảnh, tiếng nói cá nhân bị giảm sút trong cộng đồng.
Nếu là đảng viên, về nguyên tắc, những áp lực phải chịu còn nặng nề hơn, nhất là những đảng viên có chức vụ quản lý, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tổ chức. Thực tế cho thấy có nhiều đảng viên có chức vụ có vợ/ chồng, con cái phạm tội, uy tín cá nhân giảm sút nghiêm trọng.
Tuy nhiên, ghi nhận trên báo chí cho thấy chẳng có ai tự giác nhận trách nhiệm, từ chức, mà vẫn chạy chọt hoặc lặng lẽ ‘để lâu cứt trâu hóa bùn’.
Ông Triệu Tài Vinh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, nhiệm kỳ từ tháng 10 năm 2010 đến 2 tháng 7 năm 2019; có nghĩa trong thời gian diễn ra vụ án nâng điểm cho con của bà Phạm Thị Hà, thì ông Triệu Tài Vinh là quan chức cao nhất tỉnh Hà Giang.
‘Công Lý bận đi tấu hài’ là giải thích dễ hiểu nhất cho thắc mắc: em chồng của bà Phạm Thị Hà gọi ông Triệu Tài Vinh bằng gì?
Phe cánh quyền lực là đây chứ còn đâu nữa!
“Ông Võ Văn Thưởng: Không ai muốn kỷ luật, bỏ tù đồng chí, đồng đội” là tựa bài báo trên tờ Vietnamnet [http://bit.ly/2paw7Dn]
Mở đầu bài báo bằng câu trích phát biểu: “Không ai muốn xử lý kỷ luật, bỏ tù đồng chí, đồng đội của mình. Đây là việc rất khó khăn nhưng không thể không làm” - ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.
Các ‘đồng chí, đồng đội’ phe cánh quyền lực ấy của ông Võ Văn Thưởng là ai? Câu trả lời rất dễ khi biết rằng ông hiện là ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Qua câu trích phát biểu của ông Võ Văn Thưởng, “Không ai muốn xử lý kỷ luật, bỏ tù đồng chí, đồng đội của mình. Đây là việc rất khó khăn nhưng không thể không làm”, cho thấy đến nay hệ thống pháp luật của Việt Nam tiếp tục lệ thuộc vào cảm tính trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của Bộ Chính trị.
Ông Thưởng còn nhấn mạnh: “Chưa có nhiệm kỳ nào chúng ta xử lý cán bộ sai phạm mạnh như nhiệm kỳ này”. Điều đó ngoài hàm ý mấy nhiệm kỳ trước là ‘nhẹ nhàng’, còn nay thì nói theo cách của dân Nam bộ, cực chẳng đã Đảng mới phải mang tượng trưng vài đồng chí ‘đã bị lộ’ ra trước ‘Công Lý’ để hy vọng kiếm chút yên dân.
Gọi là vài đồng chí tượng trưng thôi. Còn nhiều đồng chí khác thì vẫn là đồng đội chí cốt của ông Võ Văn Thưởng; như ở TP.HCM có đồng chí Lê Thanh Hải, đồng chí Tất Thành Cang, và có thể thêm đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, khi ông bí thư này dung dưỡng nhiều sai phạm cướp bóc đất đai của thuộc cấp, mà vụ vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình là ví dụ.
Nếu ông thạc sĩ triết học Mác – Lê nin Võ Văn Thưởng phân bua là mình không hề phe nhóm, thì ông ấy phải hiểu rõ là Hiến pháp do chính Đảng của ông biên ra, ghi hẳn hòi “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Ông sẽ chẳng phải nhỏ nước mắt quặn thắt đau xót hay khó khăn gì cả, bởi vì đó là chuyện của ‘nhân danh Công Lý’. Bất kỳ đảng viên nào kể cả tổng bí thư, nếu vi phạm pháp luật cũng phải nhận những mức án tương xứng, kể cả ‘tiêm thuốc’.
Thế nhưng dường như tiếng Việt đang rất ‘méo mó’ trong các phát ngôn của quan chức cấp cao như ông Võ Văn Thưởng; cho tới tiếng Việt trong văn bản như thông báo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang, hôm 1-10 vừa rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét