Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

15316 - Cuộc chiến giữa báo Tuổi Trẻ và Asanzo hay cuộc chiến giữa bọn bảo kê và bọn làm hàng giả.





Báo Tuổi Trẻ làm một loạt phóng sự để muốn cho thiên hạ thấy Asanzo dùng linh kiện Trung Quốc để lắp ráp thành sản phẩm rồi dán mác hàng Việt Nam. Trước đó báo Tuổi Trẻ từng nhiều lần quảng cáo sản phẩm của Asanzo nhận tiền quảng cáo, rồi đến một ngày báo Tuổi Trẻ nhận thấy phải kiếm nhiều hơn nữa, họ gửi một bản đề nghị Asanzo chi thêm tiền tỷ để họ làm hẳn chương trình quảng cáo cho Asanzo, kịch bản họ vẽ ra thật ly kỳ và hoành tráng, nào là từ con đường mà Asanzo đã đi như thế nào, gian nan và thành công ra sao, nhân vật chính là một hình mẫu lý tưởng ra sao.

Nếu Asanzo chấp nhận bỏ hàng tỷ ra để Tuổi Trẻ thực hiện chương trình này, mọi việc sẽ chẳng có gì cả.

Nhưng Asanzo cho rằng không cần thiết, hàng hoá của họ đang ổn  định và không cần thiết phải làm gì thêm.?

Đấy là điều mà Asanzo không hiểu, cái chương trình mà Tuổi Trẻ đưa ra kia là một dạng tống tiền bảo kê.

Đợi một thời gian thấy Asanzo không hiểu ý hay dường như cố tình không hiểu ý, báo Tuổi Trẻ bắt đầu vào cuộc trừng phạt, một nhóm phóng viên, một nhóm những phần tử nhà báo tống tiền bắt đầu tụ tập làm kế hoạch, phải cho thằng Ansanzo nôn tiền hoặc táng gia bại sản.

Thế là những phóng sự về hàng hoá của Asanzo dùng linh kiện Trung Quốc được tung ra.

Khi những bài phóng sự được tung ra, phóng viên báo Tuổi Trẻ Văn Trường, người đã từng dính đến những vụ hiếp dâm tập sự là người đảm nhiệm chính. Văn Trường nhắn tin cho Tam Asanzo hỏi thẳng rằng có muốn xử lý êm vụ này không, chỉ cần một nốt nhạc !!!

 Thật sự là những kẻ làm báo này đã tự coi mình là chúa tể của truyền thông,  bầy đàn của chúng tự tin rằng có thể huỷ hoại một doanh nghiệp đến vũng bùn và chính chúng chỉ cần một nốt nhạc là nâng doanh nghiệp đó dậy.

Nhưng Tam Asanzo đã đến gần chết hẳn, Tam biết chẳng hy vọng gì mất tiền thêm để rồi vẫn chết. Tam đâm đơn kiện báo Tuổi Trẻ.

 Đến đây thì đỉnh điểm cuộc chiến lại bùng nổ thêm đợt cao trào nữa, tất cả những vệ tinh của báo Tuổi Trẻ, những băng đảng phóng viên tống tiền liên thủ với nhau để đối phó với Tam. Lần đầu tiên chúng phải xử lý một vụ khủng hoảng truyền thông đặc biệt, đó không phải cho người khác, mà cho chính bản thân chúng.

Chúng bắt đầu tung ra trên mạng xã hội những luận điệu.

- Tuổi Trẻ dù sao cũng có công khui ra thằng Asanzo lừa đảo người tiêu dùng.
- Những kẻ chống lại Tuổi Trẻ vụ này là nhận tiền của thằng Tam
- Thằng Tam nên chịu đựng, nhịn đừng kiện nữa, rồi lập công ty khác.

Với lượng theo dõi đông , các Faecbook vệ tinh của báo Tuổi Trẻ nỗ lực dùng ảnh hưởng của mình để cứu vãn một sự nhục nhã bị phanh phui của báo Tuổi Trẻ,  cố gắng biến mình từ kẻ tống tiền không được, thành kẻ có công vì tố giác.

 Những bạn đọc, những người tiêu dùng sáng suốt, các bạn chớ nên sa đà vào những dẫn dắt , định hướng của bọn tống tiền này. Hãy bình tâm đặt từng mệnh đề sau để đánh giá.

Thứ nhất nếu Asanzo không sản xuất hàng giả. Cái này thì thôi, chẳng có gì kịch tích nữa mà bàn.

Bàn cái thứ hai là Asanzo dùng linh kiện TQ lắp ráp thành hàng VN ?

Vậy tại sao bọn Tuổi Trẻ lại quảng cáo dài hơi, lại còn tiếp tục vẽ ra chương trình giúp người tiêu dùng tìm hiểu sản phẩm chất lượng của Asanzo ?  Nếu như vậy, bọn Tuổi Trẻ thực sự là những kẻ nham hiểm và xảo quyệt, chúng đã có đủ trình độ để làm những phóng sự phanh phui Asanzo làm hàng giả, vậy mà chính chúng trước đó đã đề nghị Asanzo cho chúng làm những phóng sự ca ngợi sản phầm của Asanzo.

Như vậy rõ ràng chúng biết sản phẩm này không tốt, chúng tống tiền Asanzo để khen sản phẩm, không được tiền, chúng quay ra phanh phui.

Tội thằng làm hàng giả và tội của thằng dùng báo chí để lừa dân chúng hàng đó chất lương, thử hỏi tội thằng nào hơn thằng nào.?

Asanzo làm hàng giả thì chính bọn Tuổi Trẻ tiếp tay để quảng bá, chẳng qua tiền trao trả không như ý, thì phanh phui ra mà thôi.

Nhưng ở vấn đề này, thì phải nói mở rộng thêm một khía cạnh, đó là nạn phóng viên, nhà báo cấu kết với nhau để tống tiền. Kịch bản đầu tiên là quảng cáo, lăng xê ...trong quá trình đó tiếp xúc với nhà máy, cơ sở sản xuất thu thập cả cái xấu lẫn cái tốt. Trước tiên dùng cái tốt để quảng cáo cho doanh nghiệp lấy tiền, vẽ ra những chương trình quảng bá sản phẩm lấy tiền.

 Sau đó một thời gian, thập thò đưa ra những cái xấu của doanh nghiệp,  đòi hối lộ nếu không sẽ đưa ra dư luận.

 Vụ Asanzo được thực hiện đúng kịch bản như vậy.

 Lật lại từ đầu, nếu Asanzo chấp nhận chương trình của báo Tuổi Trẻ, chi tiền tỷ ra để báo này làm những phóng sự khen ngợi từ chân tơ kẽ tóc, thì chẳng có việc gì xảy ra, chẳng có điều tiếng gì, mọi sự cứ êm ấm, rồi thời gian sau lại chương trình khác được đưa ra với số tiền lớn hơn, cứ thế, cứ thế   sẽ yên ấm.

Vạch mặt thủ đoạn làm tiền của bọn phóng viên không đồng nghĩa với việc bênh Asanzo, chính những tên tống tiền đang lu loa chúng bị tấn công vì chúng phanh phui Asanzo.

 Nếu ngay từ đầu, chúng phanh phui sản phầm của Asanzo, chúng không quảng cáo, không đưa ra những kế hoạch làm phóng sự khen sản phẩm Asanzo, nếu chúng không gợi ý dập tắt khủng hoảng truyền thông ...hẳn nhiên chúng đích thực là những nhà báo chân chính. Những ai tấn công chúng, họ đúng là ngừoi của Asanzo thuê mướn.

 Nhưng chúng không làm thế, chúng quảng bá sản phẩm đó lấy tiền, rồi đòi thêm không được, chúng phanh phui ra. Đó là một hành vi đê tiện, những kẻ sẵn sàng bán rẻ ngòi bút, đồng loã với doanh nghiệp để lừa người tiêu dùng, đến khi đòi thêm tiền không được mới giở mặt.

 Chúng tự tin rằng với khả năng định hướng dư luận, với những Facebook lượng người theo dõi cao, với cả một tờ báo lớn và những liên minh ma quỷ với các tay nhà báo biến chất khác, chúng coi dư luận và những người tiêu dùng chỉ là những đứa trẻ con, nay chúng vùi dập sản phẩm xuống bùn, mai chỉ nốt nhạc chúng vực dậy.?

 Với sự vỡ lở này, liệu ai còn tin đến những quảng cáo trên báo chí và truyền hình. Liệu người tiêu dùng và dư luận có cảm giác rằng nếu như vậy, chẳng sản phẩm nào mà báo chí, truyền hình quảng cáo là tốt cả. Vì chính tờ báo Tuổi Trẻ này đã quảng cáo sản phẩm Asanzo như thế, rồi không đòi tiền hơn lại chính tờ báo này khui ra. Phải chăng tất cả những sản phẩm mà báo chí, truyền hình đang quảng cáo đều lừa đảo người tiêu dùng như vậy?

Asanzo chết, nhưng cái chết của nó sẽ làm rõ bộ mặt khốn nạn của nền báo chí Việt Nam, nơi mà bọn Maphia truyền thông ngự trị, nơi mà những tên bảo kê truyền thông thống lĩnh dư luận.

 Các doanh nghiệp đang quảng cáo ở những tờ báo khác, những tờ báo khác đang nhận quảng cáo cho các doanh nghiệp, hãy cầu mong rằng phán xử về sản phẩm của Asanzo không hề đánh lừa người tiêu dùng. Hãy cầu mong thế đi, vì nếu thế sản phẩm của các bạn , chương trình quảng cáo của các bạn không bị vấy bẩn, chỉ duy có bọn Tuổi Trẻ vu khống tống tiền. Như thế chỉ mình bọn Tuổi Trẻ là chịu điều tiếng.

 Bằng không như thế, thì người dân, người tiêu dùng sẽ chẳng tin gì những sản phẩm quảng cáo ở những tờ báo khác.

 Báo Tuổi Trẻ không chỉ giết Asanzo, mà đã giết cả những tờ báo khác nữa về uy tín quảng cáo sản phẩm.

 Nếu  phán quyết của pháp luật là Asanzo lừa người tiêu dùng, như thế chỉ rõ bộ mặt bọn báo Tuổi Trẻ đã tiếp tay truyền bá hàng giả, rồi tống tiền hơn không được, chúng tự vạch ra. Nhưng điều rộng hơn là dư luận sẽ hoài nghi chẳng có tờ báo nào, chẳng có sản phầm nào được quảng cáo trên báo là đáng tin cả.

 Mà có khi, chả sản phẩm nào của Việt Nam là đáng tin cả, nhìn vụ báo TT khen rồi lại chê thì rõ.

Chẳng hiểu bọn cơ quan chức năng, chống hàng giả, chống buôn lậu có ăn tiền không, mà bao nhiêu năm nay không phanh phui, để báo Tuổi Trẻ không ăn tiền như ý, nó phanh phui ra.?




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét