Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

15301 - Trận thế chiến lược Biển Đông





Chiến lược đu dây của nhà cầm quyền Việt Nam
Lãnh đạo chóp bu Việt Nam ngã theo Tàu, vì lo sợ chống Tàu sẽ mất ghế, mất đảng. Biết được, Trung Quốc dùng tiền mua chuộc giới lãnh đạo chóp bu, thao túng đảng Cộng sản Việt Nam, tạo ảnh hưởng vây cánh, bầu chọn lãnh đạo, giúp phe này đánh phe kia, tạo thế lực uy hiếp đảng Cộng sản Việt Nam.
Việt Nam buộc chơi với Mỹ để có xuất khẩu, có đô trả nợ và nhập khẩu hàng Tàu. Nếu Việt Nam đối đầu với Mỹ, Việt Nam mất xuất khẩu, FDI bỏ chạy, kinh tế Việt Nam rỗng ruột, tăng trưởng kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào FDI, còn nền kinh tế nội địa thì rất èo uột vì bị chèn ép mọi phía: hàng Tàu giá rẻ, tham nhũng, những nhiễu, thuế – phí “vặt lông” nên mất khả năng cạnh tranh, hủy hoại nền kinh tế Việt.
Nếu Mỹ – Trung đối đầu nhau như kẻ thù, buộc Việt Nam phải chọn phe. Bỏ Mỹ thì kinh tế sụp đổ, chọn Tàu thì mất nước và đảng CSVN cũng tiêu vong. Chọn Mỹ thì lãnh đạo mất ghế, ghế thiết thực hơn, quyền lợi sát sườn. Lãnh đạo chóp bu sẽ chọn Tàu – bỏ Mỹ, thà mất nước hơn mất ghế.
Do đó, thế chiến lược của nhà cầm quyền Việt Nam là phải đu dây một cách tha thiết, quyết liệt. Lúc thì đu bên này, lúc thì đu bên kia tuỳ hoàn cảnh bắt buộc mà tìm cách cân bằng thế đu dây, không để vuột mất một bên nào, tình thế lưỡng nan. Việt Nam lệ thuộc cả hai bên.
Cho nên Việt Nam dù bị Trung Quốc xâm chiếm biển đảo, nhưng lãnh đạo chóp bu cũng không dám lên tiếng ho he, không dám tuyên bố lên án kẻ xâm lược (chỉ đẩy người phát ngôn Bộ Ngoại giao ra tuyên bố phản đối), không dám kiện cáo quốc tế, không dám ký kết hiệp ước an ninh với Mỹ để được Mỹ trợ giúp, nói tóm lại là không dám chống Trung Quốc.
Mộng bá quyền của Trung Quốc
Vẻ mộng đoạt ngôi, Tập đã thành công. Mộng bá quyền trở nên khó nuốt, Mỹ thay đổi chính sách đối đầu nên Tập mắc nghẹn, tiến thoái lưỡng nan. Những tưởng với mộng bá quyền, Trung Quốc sẻ vễn cạnh tranh trong hợp tác với Mỹ như xưa, nhưng Mỹ bỗng trở cờ chuyển thế cạnh tranh trong đối đầu, nên mộng bá quyền khó thành. Trung Quốc đã bỏ ra thật nhiều tiền để xây mộng còn đang dở dang, bỏ thì tiếc mà giữ thì khốn. Nuôi mộng quá sớm trước khi đủ mạnh, thành công bước đầu tưởng một bước lên mây, khi vấp thực tế mới nhận ra mình còn non yếu, còn lệ thuộc nhiều vào Mỹ.
Nếu bỏ mộng bá quyền thì Tập sẽ mất ghế lãnh đạo vì vai trò của Tập không còn giá trị nữa, rằng ông ta đưa cả nước xuống hố, nên Tập đã phóng lao phải theo lao, nhưng mộng bá quyền này dù muốn cũng sẽ không đi tới đâu vì thiếu lực, đi vào ngõ cụt.
Cái miệng hại cái thân, bốc phét, to mồm đòi vượt Mỹ. Lãnh đạo thế giới, lập riêng một đế chế, hung hăng trong hành xử, khiến cho Mỹ sợ, lo lắng, bất an ra đối sách ngăn chặn Trung Quốc. Trung Quốc ra sức bành trướng thì Mỹ lôi kéo các nước cô lập Trung Quốc.
Trung Quốc so với Mỹ thua kém về mọi mặt, kinh tế ln quân sự
Trung Quốc và Mỹ đều muốn tránh chiến tranh. Trung Quốc không dại gì đánh với kẻ mạnh hơn mình và Mỹ thì ngại tốn kém. Trung Quốc cũng là một siêu cường quân sự, nhỏ như Iran và Bắc hàn khiêu khích mà Mỹ còn nhịn được thì với nước lớn như Trung quốc lại càng nhịn hơn. Lỡ như Mỹ – Trung có xung đột vũ trang thì họ cố dàn xếp cho êm. Trung Quốc ngại nhất là đòn cấm vận kinh tế của Mỹ, nếu Trung Quốc dùng vũ lực xâm lăng nước nhỏ, khiến cả thế giới lên án.
Dùng quân sự không được, Trung Quốc chỉ còn một con đường là dùng quyền lực mềm để bành trướng bá quyền. Dùng tiền mua chuộc nhà cầm quyền các nước, thỏa hiệp, bịt miệng phản đối. Dùng cơ bắp dọa nạt lấn chiếm. Mềm nắn rắn buông, dễ thì lấn, khó thì dừng, Trung Quốc không dám dùng vũ lực để cướp vì sợ Mỹ.
Trung Quốc thường lớn tiếng dọa nạt cốt cho đối phương sợ mà tránh hoặc va chạm nhỏ để răn đe, nếu đối phương cứng rắn Trung Quốc sẻ lùi bước để tránh chiến tranh, tránh làm to chuyện.
Biển Đông, biết tỏng nhà cầm quyền Việt Nam không dám chống nên Trung Quốc tha hồ lấn.
Chiến lược của Mỹ đối phó mộng bá quyền Trung quốc
Trung Quốc còn yếu mà đã hung hăng, ngang ngược, ôm mộng bá quyền, Mỹ sợ sau này Trung Quốc mạnh lên Mỹ sẽ khó kiềm chế, họa thế chiến thứ ba không tránh khỏi, mà kẻ đối đầu với Trung Quốc được chỉ định là Mỹ. Cho nên chiến lược của Mỹ là phải ngăn chặn Trung Quốc bằng mọi giá.
Tránh chiến tranh, Mỹ dùng quyền lực mềm là đánh vào hầu bao của Trung Quốc. Lấy danh nghĩa Trung Quốc cạnh tranh bất công, Trump đã mở cuộc thương chiến để làm tổn thương kinh tế Trung Quốc, tăng thuế chẳng khác gì cấm vận, đoạt xuất siêu của Trung Quốc làm cho Trung Quốc hết tiền, hết mộng, bởi vì quyền lực mềm chủ yếu là tiền.
Trung Quốc dùng tiền nuôi mộng bá quyền, đồng thời phải dùng tiền lo chống đỡ suy thoái kinh tế, tiền vào thì ít mà tiền ra thì nhiều, nhanh cạn túi, mộng dỡ dang. Hết tiền, chư hầu trở mặt, mất công toi.
Nếu Trung Quốc nổ súng chiếm đoạt ở đâu đó, Mỹ tìm cớ để cấm vận kinh tế Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải bế quan tỏa cảng theo gương của Nga, Iran, Bắc hàn, Cuba…
Hiện nay Mỹ đang lôi kéo đồng minh để dàn trận, bày thế. Mục đích không phải để chuẩn bị chiến tranh mà là để răn đe, kiềm chế sự manh động quân sự của Trung Quốc, ngăn chiến tranh.
Đừng nghĩ đến chiến tranh vì không thực tế. Thương chiến là có, chắc chắn có. Chỉ thương chiến thôi mà Trung Quốc đã lao đao rồi, cấm vận nữa sẽ là đòn knock out.
Hiện Mỹ chỉ bảo vệ con đường tự do hàng hải quốc tế đi xuyên qua Biển Đông. Mỹ không can dự vào tranh chấp biển đảo, các nước tự lo. Nếu cần Mỹ giúp thì phải theo Mỹ chống Tàu.
Vấn đề của Việt Nam không do Trung Quốc mà chính là cái đầu của lãnh đạo Việt Nam. Biển Đông mà mất, không phải do Trung Quốc chiếm lấy, mà do đảng cầm quyền muốn dâng cho giặc.
Việt Nam muốn không mất nước thì phải thoát Trung, theo Mỹ chống Tàu. Ngày nào mà còn thờ Tàu thì họa mất nước vẫn còn đó.
Số phận của Biển Đông phụ thuộc vào thái độ của người Mỹ ra sao và Trung Quốc đo lường thái độ của người Mỹ mà hành động theo.
Chủ quyền của Việt Nam còn hay mất phụ thuộc vào thái độ của giới cầm quyền chóp bu Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét