Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

15271 - Đồng minh lạ lùng của Việt Nam ở Biển Đông



Sức mạnh đàm phán đơn phương của Việt Nam đang bị Trung Quốc bào mòn lại đã tỏ ra mỏng manh trong hai năm qua. Dựa vào Moscow, hoặc Washington để có được sự ủng hộ có thể không lý tưởng, nhưng Hà Nội lại chẳng còn mấy lựa chọn nào.


Bennett Muray nhận định rằng công ty dầu mỏ lớn Rosneft của Nga đang âm thầm ủng hộ Hà Nội trong cuộc đụng độ với Bắc Kinh.
Sau một thời gian các tàu hải cảnh của Việt Nam và Trung Quốc đụng độ nhau khi Tàu Hải Dương 8 thực hiện việc thăm dò tại vùng biển Bãi Tư Chính, thì Hà Nội đã “tìm lại được cột sống lưng” để đứng thẳng “đương đầu” với Bắc Kinh. Hai năm trước, Hà nội lặng lẽ cúi đầu cho dừng dự án khoan dầu do Repsol thực hiện trước sức ép của Bắc Kinh. Lần này Hà Nội đã dám lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh rút tàu thăm dò và các tàu hải cảnh hộ tống ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Điều theo tác giả đã làm cho Hà Nội tỏ ra cứng cỏi hơn lần này là nhờ vào Nga.
Vùng biển cách Việt Nam 200 hải lý với nhiều tiềm năng dầu mỏ, cách Trung Quốc tới 600 hải lý nhưng họ đã tự vẽ đường lưỡi bò bao trùm khu vực rộng gần 35.000 dặm vuông và tuyên bố chủ quyền trong khu vực này. Theo tác giả với khoảng cách địa lý xa như vậy, Trung Quốc không có lựa chọn đích thực nào để tuyên bố chủ quyền ở bãi Tư Chính.
Tuy nhiên, Việt Nam đã cho ngừng khoan dầu ở Lô 136/03 và 07/03, là các lô được Việt Nam cho phép khoan lần cuối cùng. Trong khi lý do hủy bỏ không bao giờ được Hà Nộ tiết lộ công khai, các báo cáo từ Hà Nội và trong ngành cho rằng Trung Quốc đã đe dọa xâm chiếm các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, lãnh thổ tranh chấp dữ dội trong những năm 1980. Việt Nam, cố gắng cứu vãn tình hình an ninh trong bối cảnh nghi ngờ về cam kết của chính quyền Trump đối với khu vực đã không còn. Ngoài ra sự việc cũng trở nên khó khăn cho Việt Nam hơn khi Philippines đột nhiên thay đổi quan điểm về đường lưỡi bò sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte nắm quyền từ năm 2016.
Chính sách của Kremlin về tranh chấp Biển Đông chưa bao giờ được công khai. Moscow  ngầm ủng hộ Bắc Kinh về mặt ngoại giao khi công khai khẳng định rằng các quốc gia không liên quan phải tránh xa tranh chấp. Nga cho rằng việc cho xung đột ở Biển Đông là một vấn đề toàn cầu là nhằm biện minh cho việc tăng cường sức mạnh của Mỹ.
Cũng như Trung Quốc, Matxcơva không tin tưởng các tổ chức “ngáng đường” Trung Quốc, Tổng thống Putin nói rằng Nga đã đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc, sau khi từ chối công nhận phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 phản đối đường chín đoạn. Cách tiếp cận của Nga đối với Biển Đông giống như thái độ Trung Quốc đối với việc sáp nhập Crimea năm 2014: trung lập nhưng kiên quyết phản đối việc vấn đề được giải quyết ở phương Tây. 
Nhưng hành động của Nga trên biển lại không có lợi cho Trung Quốc như vậy. Mặc dù Nga có thể không chính thức đứng về phía Việt Nam, nhưng các công ty Nga là những công ty duy nhất hiện đang hoạt động trong khu vực đường lưỡi bò. Đây không phải là chuyện nhỏ vào thời điểm mà dân quân hàng hải Trung Quốc tàn nhẫn tấn công vào ngư dân nước ngoài và bài bố quân để mạnh tay đẩy Việt Nam ra khỏi các mỏ dầu và khí đốt của chính Việt Nam, sự hợp tác của Nga với Việt Nam để khai thác tài nguyên là sự thách thức nghiêm trọng, ngay cả khi Kremlin cẩn thận tránh lôi kéo sự chú ý đến đó.
Những nguyên do mà Muray cho rằng đã làm cho Nga phải tỏ thái độ là vi sự bành trướng của Sáng kiến Vành đai và Con đường,  Kremlin không muốn Trung Quốc kiểm soát toàn bộ tuyến hàng hải xuyên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương cũng như lợi ích của các công ty khai thác dầu khí của Nga ở Biển Đông. 
Lần trước Repsol đã phải rút lui sau khi đã bỏ ra hàng trăm triệu đô la đầu tư và từ bỏ doanh thu tiềm năng. Lần này, khó khăn hơn nhiều vì có liên quan đến Rosneft, công ty có cổ đông chính là chính phủ Nga. Gazprom cũng hoạt động gần đó cùng với Zarubezhneft, một công ty nhà nước của Nga được thành lập vào năm 1967 và là công ty liên doanh Vietsovpetro với PetroVietnam. Trong khi Repsol chỉ là một công ty tư nhân từ một cường quốc nhỏ bé, nắm giữ rất ít địa chính trị, Nga được dự kiến sẽ đóng vai chính trị để bảo vệ dòng tiền cho Hà Nội.
Sáng kiến Vành đai và Con đường Trung Quốc, với các kế hoạch tham vọng để kết nối Á-Âu, phải cẩn thận luồn các tuyến đường qua những nơi mà Nga coi là sân sau của họ. Khoảng 7 tỷ đô la tài sản của Trung Quốc đã được đầu tư ở Ukraine, nơi vẫn đóng cửa trong một cuộc chiến thầm lặng chống lại Nga ở phía đông. Georgia, mối quan hệ với Nga từ lâu đã bị đầu độc, cũng đã "tán tỉnh" Sáng kiến Vành đai và Con đường. Trung Quốc cũng đang phát tán tầm ảnh hưởng của họ ở các quốc gia vốn là bạn của Nga trong Liên minh kinh tế Á-Âu, và một dự án đầy tham vọng nhằm liên kết Kazakhstan với Belarus đã được tiến hành.
Trung Quốc, bị cô lập vì giữa cuộc chiến thương mại của Hoa Kỳ và làn sóng không canh dự chung của phương Tây, cũng không có tâm trạng đối đầu với cường quốc duy nhất ở Biển Đông. Mặc dù có thể không có lợi cho Nga khi đứng về phía Hoa Kỳ trong việc tố cáo chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Quốc, Kremlin cũng không muốn Bắc Kinh kiểm soát các tuyến hàng hải trị giá hàng tỷ đô la nối liền các đại dương Ấn Độ và Thái Bình Dương.
Về phía Việt Nam, liên kết công nghiệp dầu khí với các cường quốc có thể là cơ hội tốt nhất để bám vào một số các khu vực khai thác của họ trong phạm vi đường lưỡi bò. Hà Nội cũng đã đưa Hoa Kỳ vào cuộc, với dự án cùng với ExxonMobil ở mỏ Cá voi xanh ngoài khơi Đà Nẵng nằm giữa ranh giới với đường lưỡi bò. Nhưng sự thành công của chiến lược không còn phụ thuộc vào việc ra quyết định của Hà Nội nữa. Trong khi đó sức mạnh đàm phán đơn phương của Việt Nam đang bị Trung Quốc bào mòn lại đã tỏ ra mỏng manh trong hai năm qua. Dựa vào Moscow, hoặc Washington để có được sự ủng hộ có thể không lý tưởng, nhưng Hà Nội lại chẳng còn mấy lựa chọn nào.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét