Cư dân mạng tại Việt Nam ghi nhận kể từ khi Luật An ninh mạng có hiệu lực từ đầu tháng 1 năm 2019 đến nay, tình trạng tài khoản mạng xã hội trên Facebook bị khóa và bị mất ngày càng nghiêm trọng. Thế nhưng, một số nạn nhân của vụ việc này than phiền rằng Facebook đã không giúp đỡ họ khi họ thông báo với Facebook tình trạng vừa nêu.
Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019
*13772 - Tình trạng tài khoản bị khóa ở Việt Nam và cách Facebook giải quyết
*13771 - Chất vấn bạn
Mấy ngày nữa bạn sẽ đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Có quá nhiều việc, mà mình với tư cách một cử tri, muốn chất vấn bạn, nhưng hôm nay chỉ tạm một nội dung thôi (gửi lên mạng, bởi cũng chẳng hy vọng các ông bà nghị sẽ đem ra hỏi):
BỊA ĐẶT: sau ngày mình bị bắt, có ít nhất 2 báo đưa những chi tiết rất sai sự thật về mình (do cơ quan của bạn cung cấp). Trong đó đặc biệt có đoạn “Theo Bộ Công an, từ năm 2012 nhà chức trách đã nhiều lần thuyết phục ông Vinh không tiếp tục việc làm trên song “không có chuyển biến”. Một thứ trưởng Bộ Công an cũng từng trực tiếp gặp mặt, khuyên ông Vinh dừng lại các hoạt động được cho là vi phạm pháp luật.” (VN Express, 10/5/2014, “Chủ blog anhbasam bị bắt vì lý do gì”).
*13770 - Vì sao việt Nam phản ứng yếu ớt khi bị Mỹ xếp vào ‘danh sách giám sát’?
Thường
Sơn
Trong 4 tháng đầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mua vào lượng khá lớn ngoại tệ, ước tính đã lên tới gần 9 tỷ USD, trong bối cảnh thị trường và tỷ giá USD/VND ổn định, và đặc biệt là trong điều kiện cung ngoại tệ dồi dào và nhà điều hành mua vào lượng lớn. |
Chưa có gì đáng gọi là ‘thắng lợi chính trị’ dành cho chính thể độc đảng ở Việt Nam khi quốc gia này chưa được Hoa Kỳ chính thức xếp vào nhóm quốc gia thao túng tiền tệ. Mà chính thể Việt Nam vẫn là ứng viên tiềm tàng của nhóm quốc gia thao túng tiền tệ đó. Bởi vào ngày 29/5/2019, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành Báo cáo về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ", đưa ra Danh sách các quốc gia cần giám sát gồm 9 nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ireland, Singapore, Malaysia và Việt Nam.
*13769 - Đầu tư công: Vẫn là… từ trọng thương tới chết!
Hình minh hoạ
Tranh luận giữa quốc hội và chính phủ Việt Nam về Dự luật sửa luật đầu tư công hứa hẹn nợ nần quốc gia sẽ tiếp tục làm dân chúng Việt Nam bị thương nặng hơn và chết. Lõi của Dự luật sửa luật đầu tư công (đặt định những ràng buộc liên quan tới việc sử dụng công quĩ làm vốn đầu tư) là thay đổi thẩm quyền quyết định đầu tư: Quốc hội chỉ xem xét, bỏ phiếu chấp thuận hay từ chối cho phép thực hiện những dự án trị giá từ 20.000 tỉ đồng trở lên. Chính phủ sẽ xem xét, phê duyệt những dự án sử dụng công quỹ dưới mức này.
*13768 - Mình xấu thì mình sửa thôi
Hôm qua, nhìn thấy cái mông một em bé chín tuổi bị bầm tím sưng vù vì bị một thằng người lớn có chức vụ-công an thôn-đánh vì nghi ngờ em ăn cắp, tôi thấy mình bất lực cùng cực. Hôm trước đó, là hình ảnh một bé trai bầm dập từ chân tới đầu vì bị ba dượng đánh vì tội ham chơi không nấu cơm.
13767 - Lý Quang Diệu mong VNCH trụ vững và muốn giúp tái thiết hai nước Việt Nam
Thủ tướng Lý Quang Diệu thăm Hoa Kỳ thời TT R. Reagan
Sang thăm Hoa Kỳ năm 1973, Thủ tướng Singapore khi đó, ông Lý Quang Diệu bày tỏ sự e ngại về Bắc Kinh nhưng sẵn sàng giúp cả hai nước Việt Nam 'tái thiết, phục hồi'. Hội kiến Tổng thống Richard Nixon ngày 10/04/1973 tại Phòng Bầu Dục, tòa Bạch Ốc, với sự có mặt của cả tiến sĩ Henry Kissinger, Lý thủ tướng đã bàn nhiều với nước chủ nhà về tình hình châu Á.
13766 - Sự thống trị của Maduro sẽ kết thúc.
Mai
Hưng dịch
Chế độ bất hợp pháp của Nicolás Maduro đã đảo ngược sự sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 sau cuộc vật lộn với các lực lượng dân chủ dưới sự lãnh đạo của Guaidó. Người Mỹ không thể đơn giản hóa sự thành công tạm thời rõ ràng của độc tài Maduro và đoàn lâu la của ông ta để tiếp tục cướp bóc đất nước Venezuela. Tuy nhiên, những nỗ lực để khôi phục nền dân chủ và pháp quyền không phải là vô ích, và quyết tâm của Guaidó và các đồng minh bên trong và bên ngoài của ông không thể bị suy yếu. Áp lực cần phải được gia tăng để có thể quật đổ chính phủ bất hợp pháp Maduro.
13765 - Mua gì với một tỷ?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Ngày 27 tháng Năm, 2019, báo chí đồng loạt đưa tin chấn động về vụ chạy điểm tại Sơn La: trung bình mỗi trường hợp phải trả 1 tỷ đồng, tương đương 43.000 USD. Vào ngày 19 tháng Tư, 2019, mọi người đều ngỡ ngàng khi xảy ra vụ nâng điểm trong kỳ thi trung học phổ thông (THPT) 2018. Tổng cộng có 222 thí sinh trung học phổ thông của 3 tỉnh Hà Giang, Hòa Bình và Sơn La được sửa đổi điểm. Những thí sinh này sau đó đã trúng tuyển vào các đại học, thậm chí có sáu thủ khoa, á khoa.
13764 - Bài báo bị gỡ, liên quan tới phát biểu “quan chức ăn chơi phè phỡn như quan lại ngày xưa”
LTS: Bài báo “Đại biểu tranh luận nảy lửa: Ai ăn chơi phè phỡn như quan lại ngày xưa?” của tác giả Lê Kiên, đăng trên báo Tuổi Trẻ lúc 17h29′ chiều 30/5/2019, nhưng đã bị gỡ bỏ. Chúng tôi xin được đăng lại tại đây để phục vụ những độc giả chưa kịp đọc.
______
Đại biểu tranh luận nảy lửa: Ai ăn chơi phè phỡn như quan lại ngày xưa?
Lê Kiên
30/05/2019 17:29 GMT+7
TTO – Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng không ngại động chạm khi nói “có những cán bộ lãnh đạo cao cấp sống như thái tử, hoàng tử…”, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu đề nghị nói cụ thể nếu không thì “đất nước toàn màu tối”.
Phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế – xã hội ở hội trường Quốc hội chiều nay 30-5, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) chỉ ra những điểm mà ông nhận định là tồn tại trong công tác cán bộ.
“Vấn đề Chính phủ đặt ra, tôi rất đồng tình, là kỷ luật kỷ cương trong thực thi công vụ ở nhiều cơ quan đơn vị còn yếu, là đánh giá trúng. Nhưng so với báo cáo của Mặt trận Tổ quốc thì đánh giá chưa có mục riêng, cần đánh giá sâu hơn”, ông Nhưỡng nói.
“Các đại biểu đề cập nhiều vấn đề, vì sao ma túy tràn lan, vì sao cử tri không nguôi bức xúc và yên tâm về thi cử, không nguôi với việc các kết luận, phát biểu một số cơ quan đơn vị, vì sao thái độ gay gắt với vị bộ trưởng này, ông quản tỉnh này tỉnh kia. Điều đó là do không còn niềm tin với các vị được gán mác cán bộ, công chức đó”.
Đại biểu Bến Tre nói thẳng là có những cán bộ lãnh đạo cao cấp thiếu gương mẫu, “sống như thái tử, hoàng tử, sống như chúa tể rừng xanh, có người lợi dụng chức vụ quyền hạn vun vén, từ học hàm học vị, bằng cấp, sắp xếp toàn cánh hẩu đệ tử, sống xa hoa, đi nước ngoài ăn chơi bằng tiền ngân sách…”, thì thử hỏi làm sao cử tri và nhân dân có thể yêu mến, kính trọng.
Ông Nhưỡng phát biểu tiếp: “Tôi chia sẻ với thủ tướng, một số bộ trưởng, trưởng ngành và lãnh đạo một số địa phương hết lòng với công việc, lo lắng, tự đặt ra áp lực cho bản thân và đơn vị để phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ.
Tôi cũng chia sẻ bức xúc của người dân, DN và cũng như các cán bộ công chức có lương tâm vì họ bị một số cơ quan cán bộ công chức hành lên hành xuống, gây khó khăn, tìm cách tiêu diệt để phục vụ nhóm lợi ích.
Tình trạng trên bảo dưới không nghe còn rất nhiều. Có bộ trưởng nghiêm túc xử lý vấn đề đại biểu đề nghị, ngược lại một số hình thức, qua loa. Với đại biểu của hàng chục triệu dân còn như vậy thì với người dân thấp cổ bé họng biết trông cậy vào đâu.
Vô vàn vụ việc mà liếc qua đã thấy bất cập trong giải quyết, nguyên nhân chính là do cán bộ thiếu lương tâm, trách nhiệm, liêm chính gây ra”.
Từ đó, ông Nhưỡng kiến nghị Quốc hội tổ chức giám sát chất lượng cán bộ; Chính phủ báo cáo mục riêng đánh giá về tổ chức, công tác cán bộ, mức độ tuân thủ trong lãnh đạo bộ ngành địa phương; rà soát đội ngũ và sắp xếp tổ chức bộ máy trên cơ sở chọn người tài, cương quyết xử lý, loại bỏ cán bộ tham nhũng, chạy chức chạy quyền, bổ nhiệm sai; ngăn chặn người thiếu năng lực, phẩm chất vào bộ máy để làm khổ nhà nước, làm khổ nhân dân.
“Quan tâm bố trí người có phẩm chất, chuyên môn cao để xử lý đơn thư, kiến nghị đại biểu gửi tơi. Cán bộ công chức sai phạm, không được nhân dân tín nhiệm, dự luận lên án thì nên ‘tự xử’ bằng cách từ chức để gỡ lại một chút danh dự, không nên tham quyền cố vị khi người dân không tôn trọng nữa”, ông Nhưỡng phát biểu.
Trước khi kết thúc, đại biểu Bến Tre bày tỏ: “Nói điều này tôi biết rất đụng chạm, nhưng vì lương tâm và trách nhiệm đại biểu Quốc hội, tôi xin chấp nhận rủi ro này”.
Giơ biển tranh luận lại ngay lập tức, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu – giám đốc Công an tỉnh Nghệ An – nói luôn là ông “mong Quốc hội thông cảm, vì sao tôi hay tranh luận với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng”. Theo đại biểu Cầu, dù tôn trọng quyền phát biểu của đại biểu Nhưỡng, tại một diễn đàn như Quốc hội mà ông không nói lại “thì cử tri người ta hiểu sai”.
“Rất nhiều đại biểu Quốc hội cười (trước phát biểu của đại biểu Nhưỡng – phóng viên), nhưng tôi không đồng tình. Tôi không cổ súy cho bất cứ ai sai phạm. Đảng, Nhà nước xử lý rất nghiêm minh và cử tri cũng rất nghiêm túc trong việc xử lý sai phạm.
Đại biểu Nhưỡng nói rất chung chung, không có một cái gì cụ thể hết. Tôi đề nghị đại biểu Nhưỡng trả lời cho tôi một câu thôi: Hiện nay có bao nhiêu quan chức đi ăn chơi phè phỡn ở nước ngoài như quan lại ngày xưa? Nói cho Quốc hội biết, Quốc hội sẵn sàng xử lý; Đảng, Nhà nước sẵn sàng xử lý.
Nếu không chúng ta cứ nghĩ đất nước có một màu tối, tôi thấy không đồng tình”, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nêu quan điểm.
Nguồn:
13763 - Mỹ muốn nhấn chìm Trung Quốc bằng "Đạo luật trừng phạt Biển Đông và biển Hoa Đông"?
Một hòn đảo không có người ở thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Không ảnh chụp ngày 21/04/2017. Ảnh REUTERS
Hoa Kỳ đang dồn Trung Quốc trên mọi mặt. Liên tục gây sức ép trong các cuộc đàm phán thương mại còn chưa ngã ngũ, mạnh tay trừng phạt trong lĩnh vực công nghệ mũi nhọn, Washington, ngày 23/05/2019, muốn gây sức ép tối đa khi thách thức những đòi hỏi chủ quyền lãnh hải của Bắc Kinh với dự luật trừng phạt Biển Đông và biển Hoa Đông 2019.
13762 - Vành đai và Con đường sẽ trở thành gánh nặng của Trung Quốc?
Các nhà phê bình thường cho rằng Trung Quốc đang sử dụng Sáng kiến Vành đai và Đường bộ (BRI) khổng lồ của mình như một hình thức “ngoại giao bẫy nợ” manh tính cưỡng ép để kiểm soát các quốc gia tham gia chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia này. Nguy cơ này, như Deborah Brautigam của Đại học John Hopkins gần đây lưu ý, thường bị truyền thông phóng đại. Trên thực tế, BRI có thể trở thành một loại rủi ro khác – đối với ngay chính Trung Quốc.
13761 - Tăng vốn dự án Cát Linh - Hà Đông hơn hai lần không qua quốc hội: Xử lý Bộ GTVT ra sao?
Vào kỳ họp quốc hội lần này, hẳn không thể ngẫu nhiên mà cùng lúc với hiện tượng hàng loạt đại biểu quốc hội bỗng oai dũng đăng đàn để đòi chính phủ để cho cơ quan này được duyệt dự án đầu tư công, một số tờ báo quốc doanh đã đột ngột vạch trần một sự thật mà lâu nay chính phủ giấu kín: “Kiểm toán Nhà nước kết luận Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt tăng tổng mức đầu tư dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông từ 8.770 tỷ đồng lên trên 18.000 tỷ đồng mà không qua cửa Quốc hội”.
13760 - Thêm tai tiếng về hành xử của quan chức Việt Nam
Máy bay Boeing 787-9 Dreamliner của Vietnam Airlines. (Ảnh minh họa). Ảnh AFP
Dư luận Việt Nam lại bất bình về hành xử của quan chức trong nước trước tin chuyến bay VN31 của Vietnam Airlines, từ Sài Gòn đi Frankfurt, Đức vào đêm 28/5/2019, đã phải cất cánh trễ 72 phút. Lý do bị phát hiện là chỉ để chờ một vị khách VIP theo yêu cầu của ông phó tổng giám đốc VN Airlines. Theo biên bản lý do ‘delay’ (trễ) của chuyến bay làm hơn 200 hành khách phải chờ này được trang tin VietTimes ghi nhận, là do yêu cầu chờ 1 khách VIP của Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà.
13759 - Diễn đàn Shangri-La : Lo bị cô lập, Bắc Kinh cử bộ trưởng Quốc Phòng tham dự
Diễn đàn an ninh châu Á Shangri-La được tổ chức tại khách sạn cùng tên, ở Singapore, vào cuối tháng Năm đầu tháng Sáu hàng năm. REUTERS
Diễn đàn hàng đầu về an ninh châu Á tại Singapore khai mạc hôm nay, 31/05/2019, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung bao trùm. Một tâm điểm chú ý của công luận là sự hiện diện của bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, lần đầu tiên kể từ 8 năm nay. Vì sao Bắc Kinh cử lãnh đạo Quốc Phòng tham dự hội nghị ?
13758 - Vì sao ta cần thận trọng trước tin 'Bắc Hàn xử tử quan chức'
Một số báo quốc tế đưa tin phái viên chuyên về hạt nhân của Bắc Hàn đã bị xử tử trong đợt thanh trừng các viên chức có liên quan tới thất bại của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội.Thế nhưng có một lý do khiến ta cần phải cực kỳ thận trọng khi cân nhắc, đánh giá các tường thuật nói quan chức Bắc Hàn bị xử tử. Các tuyên bố đó luôn cực kỳ khó kiểm chứng, và thường là không đúng.
*13757 - Nguồn kích động tên khủng bố tại New Zealand là Pháp
Hôm 14 Tháng Năm, 2019, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tưởng niệm các nạn nhân bị sát hại gần đền thờ Hồi Giáo Linwood ở thành phố Christchurch, New Zealand. Cuộc thảm sát của một tay súng đã cướp đi sinh mạng của 50 người và hàng chục người khác bị thương vào Thứ Sáu, 15 Tháng Ba, 2019. (Hình: Kai Schwoerer/AFP/Getty Images)
Khi những tên da trắng độc tôn Mỹ tụ họp tại Charlottesville, Virginia, vào Tháng Tám, 2017, hò reo “chúng sẽ không thay thế chúng ta” hoặc là “đám Do Thái sẽ không thay thế chúng ta” thì không có bao nhiêu người trong bọn họ biết những khẩu hiệu này đến từ đâu. Ngược lại, Brenton Tarrant, tên khủng bố người Úc bị tố cáo là đã bắn chết 50 người và làm bị thương hàng chục người khác tại một đền thờ Hồi Giáo tại Christchurch, New Zealand, thì đã nói rõ những ý tưởng cực đoan của y đến từ đâu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)