EVN đang khiến người dân giận dữ. Giá điện tháng Tư tăng vọt, cao gấp 2 lần tháng Ba.
EVN trong những lần nhà nước có lễ hay thậm chí quốc tang đã âm thầm tăng giá điện, và trong năm nay đã tăng 10%. Nhưng cũng như nhiều lần trước, lần tăng giá điện này được EVN giải thích là do than đá tăng. Nếu căn cứ theo Kế hoạch phát triển năng lượng mới nhất của Việt Nam, thì giá điện sẽ tăng dần đều vượt khung 100% đến năm 2030, khi mà kế hoạch tăng số lượng các nhà máy nhiệt điện than hoạt động từ 20 lên 66.
Nhà máy nhiệt điện than tăng, than đá tăng, và điện tăng. Một cách giải thích rất hợp lý.
Nhưng người dân phát tỏ ra rằng, EVN đang sử dụng các nguồn vốn cố định của ngành để đầu tư vào các dự án như: sân golf, hồ bơi, chung cư, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán... Và vì đầu tư tràn lan như vậy, buộc EVN phải vay, mà vay thì phải trả lãi. Cho nên EVN phải tăng giá điện để lấy tiền trả lãi cho ngân hàng.
EVN giống như các tập đoàn nhà nước khác, là đầu tư ngoài ngành và thua lỗ. Mặc dù từ năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Kể từ 1.12.2015, khu vực quốc doanh chính thức bị cấm góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và quỹ đầu tư, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Chính phủ. Nhưng gần đây, 2019, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ là do đầu tư ngoài ngành thiếu hiệu quả, và giá thành bán điện còn bao gồm cả giá thành xây biệt thự, sân tennis…
Nếu căn cứ theo những điều Thanh tra Chính phủ chỉ ra, thì EVN đang “ỉa” lên Nghị định 91 của Chính phủ.
EVN với đơn vị chủ quản là Bộ Công thương – nằm trong quản lý của Chính phủ.
Facebooker thậm chí “vinh danh” ông Đào Văn Hưng, người đàn ông “bạc tỷ” - người từng là người đứng đầu EVN, người phát kiến ra “lỗ lũy kế” để giúp ngành EVN đẩy nguồn “lỗ” do tham nhũng chính sách và tài nguyên của hệ thống lãnh đạo EVN sang người dân.
Cái gọi là “định mức 50kW đầu tiên của giá điện” theo Facebooker Mai Quốc Ấn là “rất phi lý”, bởi theo ông, “không cá nhân nào, có thể “sống sót” với mức 50kW ấy cả.”. Nói trắng ra, EVN đang bắt người dân trở về sinh hoạt với lối sống thời bao cấp chứ không phải thời kỳ hiện nay, khi mọi người dân đã và đang tiệm cận với ước mơ của ông Lê Duẩn về “10 năm nữa mỗi gia đình sẽ có tủ lạnh”. Người dân đang cần dùng điện, và vật dụng dùng điện ngày một nhiều.
Trong một văn bản được giải mật từ ngày 28.11.2017, theo đó Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định về khung giá của mức bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2016 – 2020 (Quyết định số 34), mà mức bán lẻ điện bình quân tối đa là 1.906,42 đồng/ kWh. Nhưng EVN đã không những không tuân thủ, mà còn “phá rào” khung giá mà Chính phủ đưa ra.
Mới đây, ngày 28.04, báo Lao Động Online đăng tải nội dung, trong đó, đặt dấu hỏi về 42.000 tỷ đồng EVN gửi không kỳ hạn tại ngân hàng, 20.000 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn. Và theo một tính toán của Facebooker Toan Nguyen, nếu gửi có kỳ hạn thì nguồn gửi không kỳ hạn của EVN ở mức 5%/năm thì sẽ được 2.100 tỷ đồng mỗi năm.
Báo Washington Post đăng tải nội dung tin, theo đó Việt Nam đang trải qua đợt nóng tồi tệ trong thập niên gần đây.
Tại Hàn Quốc, vào mùa hè năm 2018, Chính phủ nước này đã tạm thời giảm giá điện giúp dân đối phó nắng nóng. Nhưng người dân không cần Chính phủ “thương dân” như tư bản, mà họ đòi hỏi Chính phủ phải buộc EVN tuân thủ đúng những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Ít nhất là Nghị định 91 và Quyết định số 34 nêu trên.
Người dân sẽ không thể tiếp tục bị bóc lột theo cách “bù lỗ” của lãnh đạo ngành, hay công nhân và người lao động thu nhập thấp sẽ không thể tiếp tục gom góp những đồng tiền lẻ của mình để lãnh đạo Bộ Công thương, EVN đi đánh golf, đầu tư nhà, ngân hàng,… và nhởn nhơ uống rượu Chivas Regal 25 và ăn thịt bò Kobe.
Người dân đòi hỏi một Chính phủ kiến tạo đến từ chính việc phải quản lý đầy đủ và nghiêm khắc những bộ ngành do mình quản lý, trong đó làm rõ giá điện và yêu cầu tuân thủ các chỉ đạo về giá điện.
Người dân đòi hỏi một Quốc Hội phải biết giám sát và lên tiếng về giá điện thây vì mải mê với các dự án “luật đặc khu”.
Người dân cũng đòi hỏi một chiến dịch đốt lò nhằm vào những siêu bộ, từ Bộ Công an đến Bộ Công thương, nơi những tên “tư bản đỏ khát máu cỡ bự” đang ẩn nấp và nhởn nhơ bóc lột nhân dân đến từng cắc bạc cuối cùng.
Bộ Công thương phải là nơi tiếp theo để “đốt lò”, bao gồm cá nhân ông Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và các đời tiền nhiệm trước. Nơi tiếp tục đốt hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước (về tài nguyên) và tiền thuế nhân dân vào các trò ma mãnh, tham nhũng của chính mình. Nơi mà mới đây đã tìm cách bảo vệ sự “ăn chơi thua lỗ” của mình bằng cách yêu cầu “đóng dấu mật” vào thông tin giá điện bán ra cho người dân, nhằm chặn đường giám sát giá điện của người dân, tiếp tục theo đuổi “độc quyền giá điện” và tiếp tục được tham nhũng.
Lợi ích nhóm chính ở EVN, Bộ Công thương chứ đâu xa. Những kẻ “giết hại” đời sống nhân dân là EVN và Bộ Công thương chứ đâu xa.
“Lò” đâu?. Sao chưa thấy đốt?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét