Biệt thự 10 Yên Thế (Q. Tân Bình) giám đốc Phan Tương đang ở được phân cho thiếu tướng Phan Đường, phó ban kiểm tra đảng ủy quân sự trung ương, sân bay Vũng Tàu cùng công ty trực thăng bay dầu khí chuyển về quân sự để nhiều con cháu tướng, tá vào làm việc và nay đất dự trữ sân bay cũng bị “xơi tái” như sân bay Gia Lâm, Tân Sơn Nhất... Riêng các ngôi nhà sai phạm là nguyên nhân ban đầu, chủ yếu “sinh tội” ông Trần Mạnh và đồng chí thì sau khi lãnh đạo mới của tổng cục HK chuyển xong các tài sản (sân bay Gia lâm, sân bay Vũng Tàu, công ty trực thăng, các vi la ở Tân Sơn Nhất...) sang quốc phòng thì cũng hết “sứ mạng”cho đến nay vẫn không xử lý gì.
Chủ tịch nước Lê Đức Anh và phu nhân thăm trung đoàn không quân 937 vào tháng 5-1996
Vào những năm 1980 ngành hàng không Việt Nam ( HKVN) là một trong những ngành “hot” nhất ở Việt Nam.
Đây là ngành kinh tế kỹ thuật hoạt động dân sự nhưng lại là một đơn vị quân đội hoạt động bao cấp, mệnh lệnh. Tuy lúc ấy máy bay, vật tư thừa thãi (máy bay IL 18, An 24,26 sau chút là TU 134 mua từ Liên Xô giá bèo, phi đội DC4,DC6, DC9, Boeing 707, C130 ( hiện đại nhất thời đó) tiếp quản từ Việt Nam Cộng Hoà nhưng mỗi năm HKVN chỉ vận chuyển được cỡ 500.000-600.000 hành khách chủ yếu là mua vé theo giấy giới thiệu (giá chỉ bằng mua con “gà cồ”) và cán bộ, người thân của quan chức đi bằng giấy giới thiệu.
Có thể nói hầu hết thường dân miền bắc không được đi máy bay bao giờ. Những giấy giới thiệu mua vé, giấy giới thiệu đi máy bay quý hơn vàng. Đây là một ưu thế tuyệt đối về lợi ích của ngành HKVN. Sở dĩ vậy vì hàng năm bộ quốc phòng giao chỉ tiêu vật tư nhiên liệu,sản lượng vận chuyển với giá vé quy định nên ngành HKVN chỉ vận chuyển số khách tương ứng với lượng xăng dầu, vật tư bộ ít ỏi xa nhu cầu bộ quốc phòng cung ứng.Hoạt động kiểu ấy HKVN không thể phát triển, cực kỳ lãng phí đội máy bay, không thể hòa nhập với HK thế giới trong khi bản chất ngành HK hoạt đông xuyên quốc gia.
Trước tình hình này năm 1986 lãnh đạo ngành HKVN khi đó là tổng cục trưởng, thiếu tướng Trần Mạnh đòi phải chuyển ngành HKVN ra đơn vị kinh tế dân sự, hoạt động theo cơ chế thị trường để tự đầu tư, phát triển. Bộ quốc phòng yêu cầu tổng cục HKVN bàn giao sân bay Gia Lâm cùng hàng nghìn ha đất dự trữ phía nam, sân bay Vũng Tàu cùng công ty trực thăng bay dầu khí (có hai máy bay Puma mới mua của Pháp) cùng nhiều biệt thự trong khu đất dự trữ của sân bay Tân Sơn Nhất sang bộ quốc phòng nhưng lãnh đạo HKVN đứng đầu là ông Trần Mạnh không đồng ý. (Tôi biết việc này từ những cuộc giao ban của tổng cục). Có thể nói ông Trần Mạnh có con mắt nhìn xa, trông rộng, thật sự muốn phát triển ngành hàng không dân dụng VN và rất cứng cỏi trước cấp trên.
Thế nhưng tình cờ khi đó chúng tôi “làm hại” ông Trần Mạnh. Từ cuối năm 1986 một số cán bộ được tổng cục cấp đất, trích quỹ phúc lợi xây, nâng cấp cho họ những ngôi nhà to ( lúc ấy là rất ghê gớm) sai nguyên tắc, pháp luật. Trong khi đó Cán bộ nhân viên ăn ở rất cực khổ trong những lán, nhà tranh thưng ghi (Dùng lát đường băng dã chiến) dã chiến đã quá cũ dột nát, ẩm ướt, lầy lội...thì mấy ông cán bộ lại được quá ưu ái... Vì vậy chúng tôi đăng bài: “Vật tư rơi vào tay ai?” trên tờ HKVN số 120 kỳ 2 tháng 2 năm 1987. Tờ báo in tipo rất xấu chỉ phát hành nội bộ 2.000 tờ.
Sau bài báo đáng lẽ ông Trần Mạnh kiểm điểm kỷ luật cán bộ làm sai gì đó, yêu cầu các ông trả tiền từ quỹ phúc lợi cho xong chuyện thì lại phản ứng quyết liệt với chúng tôi và bộ quốc phòng nên “rách việc”. Bộ quốc phòng do ông Lê Đức Anh mới làm bộ trưởng đã “vào cuộc”, viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra ráo riết về các ngôi nhà sai phạm, động viên khen ngợi báo HKVN. Rồi “việc nọ xọ việc kia” và ông Trần Mạnh cùng hàng loạt cán bộ dưới quyền như ông Phan Tương, Nguyễn Bách, Pham Đình Cường, Ngô Thế Dong...bị kỷ luật. Ông Trần Mạnh bị mất chức, ông Phan Tương, Nguyễn Bách đi tù với những sai phạm mập mờ. “Đau” nhất là ông Phan Tương bị đi tù mặc dù ông có nhiều công lao phát triển sân bay Tân Sơn Nhất, vận dụng lợi thế ở sân bay kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho nhà nước, sân bay, ngành HKVN.
Sau khi ông Trần Mạnh và đồng chí bị loại khỏi chức vụ bộ quốc phòng điều tướng Hoàng Ngọc Diêu về thay ông Trần Mạnh, ông Phan Đăng Ty làm bí thư đảng ủy tổng cục HKVN và các ông sốt sắng bàn giao sân bay Gia Lâm về bên quân sự để nay khu đất mênh mông phía nam thành sân golf, nhà hàng, khách sạn nguy nga của đại gia quân đội,nhiều biệt thự thuộc đất dự trữ của sân bay Tân Sơn Nhất nhiều khuôn viên rộng hàng nghìn m2 được giao cho bên quốc phòng để họ lại phân cho các tướng tá, cán bộ làm nhà ở, bán chác. Biệt thự 10 Yên Thế (Q. Tân Bình) giám đốc Phan Tương đang ở được phân cho thiếu tướng Phan Đường, phó ban kiểm tra đảng ủy quân sự trung ương, sân bay Vũng Tàu cùng công ty trực thăng bay dầu khí chuyển về quân sự để nhiều con cháu tướng, tá vào làm việc và nay đất dự trữ sân bay cũng bị “xơi tái” như sân bay Gia Lâm, Tân Sơn Nhất... Riêng các ngôi nhà sai phạm là nguyên nhân ban đầu, chủ yếu “sinh tội” ông Trần Mạnh và đồng chí thì sau khi lãnh đạo mới của tổng cục HK chuyển xong các tài sản (sân bay Gia lâm, sân bay Vũng Tàu, công ty trực thăng, các vi la ở Tân Sơn Nhất...) sang quốc phòng thì cũng hết “sứ mạng”cho đến nay vẫn không xử lý gì.
Khi đó một số người trách chúng tôi đăng bài báo đẫn đến ông Trần Mạnh và đồng chí bị kỷ luật nhưng mấy ai biết chính chúng tôi cảm thấy ái ngại, phải chăng bài báo rất vô tư đã bị lợi dụng?
Năm 1990 Liên Xô lộn xộn, sụp đổ nguồn cung cấp máy bay, xăng dầu, vật tư giá bèo không còn buộc nhà nước, bộ quốc phòng phải chuyển ngành HKVN thành DN dân sự và có cơ hội phát triển như ngày nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét