Buổi công bố Phúc trình thường niên của Ủy hội quốc tế Mỹ về tự do tôn giáo thế giới ở Washington DC hôm 29/4/2019
Bước qua năm 2019, Việt Nam vẫn là một đất nước thiếu tự do tôn giáo, vẫn đứng bậc 1,Tier 1, trong báo cáo của Ủy Hội Quốc tế Hoa kỳ về Tự do Tôn giáo Thế Giới, gọi tắt là USCIRF’s. Đó là nội dung báo cáo về Việt Nam trong buổi công bố phúc trình thường niên của Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới tại Washington DC ngày 29 tháng Tư vừa qua.
Theo báo cáo, Việt Nam có dân số hơn 97 triệu, trên một nửa là người theo đạo Phật, kế đến là Thiên Chúa Giáo, tiếp đó là Hòa Hảo, Cao Đài, các hệ phái Tin Lành và sau cùng là Hồi Giáo với chỉ một số ít.
Tuy đầy đủ các đạo lớn nhỏ như vậy nhưng thực tế đến lúc này Việt Nam vẫn là một đất nước mà tự do tín ngưỡng và tôn giáo bị xuống cấp nghiêm trọng. Chính vì thế USCIRF’s đề nghị Hoa Kỳ nên đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo.
Với tiêu đề Phát Hiện Chính Và Khuyến Nghị, phúc trình tự do tôn giáo 2019 của USCIRF’s phần nói về Việt Nam cho thấy năm 2018 là một năm có nhiều diễn biến tiêu cực, bất kể Đạo Luật Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo được thông qua và có hiệu lực từ tháng Giêng 2018 mà Hà Nội hứa hẹn là mọi tôn giáo đều hợp pháp và bình đẳng, rút ngắn thời gian đối với những đơn từ xin sinh hoạt đạo một cách công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho những sinh hoạt tín ngưỡng… Tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam, theo báo cáo, ngày càng trở nên tồi tệ và nghèo nàn hơn.
Chưa hết, phúc trình nói tiếp, bất kể lịch sử hình thành và phát triển của các tôn giáo lớn đã có trong thời chiến, nhiều tổ chức tôn giáo không được chính phủ công nhận và không được cấp giấy phép sinh hoạt, điển hình như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và vị lãnh đạo tinh thần là hòa thưỡng Thích Quảng Độ.
Trả lời đài Á Châu Tự Do, bà Kristina Arriaga, phó chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, nhấn mạnh:
“Thật đáng tiếc là chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp mọi tôn giáo trong nước họ. Dưới hệ thống kiểm tra canh chừng các đạo giáo chặc chẽ như vậy chúng tôi tin là thật cần thiết và thật quan trọng để khuyến cáo chính phủ cũng như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các nước cần đặc biệt quan tâm vì không có tự do tôn giáo”.
Việt Nam thường bắt giữ những người biểu tình ôn hòa để đòi hỏi tự do tín ngưỡng và tự do thờ phượng, trong đó có những nhà hoạt động cho tôn giáo và nhân quyền. Bên cạnh đó, phúc trình của USCIRF’s còn nêu hai bộ luật gây tranh cãi và chống đối năm 2018 là Luật An Ninh Mạng và Luật Đặc Khu. Về điều này bà Kristina Arriaga nói tiếp:
“Việt Nam sử dụng những Luật và Dự Luật này như kỹ thuật hay công cụ để tiếp tục cấm đoán, áp đảo các tôn giáo, nhất là những nhóm tín ngưỡng đơn lẻ không làm gì phạm pháp mà chỉ muốn thể hiện đức tin của mình, của gia đình hay cộng đồng”.
Có phải vì không cải thiện và không thay đổi nên phúc trình thường niên bao năm qua của Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới mỗi lần nhắc đến Việt Nam đều kiến nghị Việt Nam vào lại CPC hay không, bà Kristina Arriaga trả lời:
“Đúng vậy, thế nhưng nghe hoặc không nghe theo khuyến cáo của USCIRF’s tùy thuộc phần lớn vào quyết định của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong lúc trách nhiệm chính thức của chúng tôi là theo dõi, báo cáo, tường trình hiện trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam hầu đệ trình lên chính phủ cũng như Bộ Ngoại Giao.
Khuyến cáo quan trọng nhất về Việt Nam đối với Bộ Ngoại Giao là đưa Việt Nam trở lãi danh sách CPC như một hình thức xử phạt một đất nước vi phạm tự do tín ngưỡng”
Theo ước tính của USCIRF’s trong phúc trình thường niên về tụ do tôn giao thế giới 2019, tính đến ngày 31 tháng Mười Hai 2018, Việt Nam đã bắt giữ khoảng 244 tù nhân lương tâm, 22 người bất đồng chính kiến chờ bị xét xử trong đó có một số nhà nhà hoạt động tôn giáo.
Đối với Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, đây là những người lãnh đạo tinh thần hoặc đơn giản chỉ là người dân lên tiếng đòi được tự do thờ phượng theo đức tin. Bên cạnh đó, nhà cửa và đất đai là tài sản của Giáo Hội Công Giáo, tu viện chùa chiền của Phật Giáo, thanh thất của Cao Đài, Hòa Hảo cũng không thoát khỏi lệnh trưng thu, dở bỏ hay đập phá của chính quyền địa phương.
Đến tham dự buổi họp báo và theo dõi từ đầu đến cuối phúc trình thường niên 2019 của USCIRF’s, ông Frank Wolf, cưu dân biểu từng có chân rong nhóm Vietnam’s Caucus, tức các đại diện dân cử Hoa Kỳ chuyên quan tâm đến các vấn đề của Việt Nam ở hạ viện, phát biểu:
“Việt Nam không có thiện chí trong việc cải thiện vấn đề thiếu do tôn giá, các giáo hội bị kiểm soát, nhiều nhà nguyện Tin Lành của người miền núi bị bách hại bị dẹp bỏ. Điều mà mọi người cần nói lên và phải được lắng nghe là kinh tế Việt Nam đang phát triển tốt, tuy nhiên tôn giáo và nhân quyền lại bị tuột dốc không phanh.
Sự đối xử của Hà Nội đối với tôn giáo ở Việt Nam xem ra không khác gì mấy với sự đối xử của Trung Quốc đối với Phật giáo Tây Tạng, nghĩa là có hệ thống, có chủ đích nhắm khống chế những gì người dân tôn thờ theo đức tin chứ không tôn thờ Nhà Nước, là nhận định của ông Tenzin Dorjee, chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới:
“Việt Nam vẫn là mối quan tâm đặc biệt của USCIRF’s, một trong những quốc gia vi phạm quyền tụ do tín ngưỡng trầm trọng, đi ngược lại những giá trị phổ quát và nhân bản mà một chính phủ phải bảo vệ cho người dân của mình. Chúng tôi muốn nói rằng tự do tôn giáo gần như không có ở Việt Nam và điều này quả là nguy hiểm cho người dân của đất nước đó. Chừng nào Việt Nam không thay đổi cho tốt hơn thì chừng đó USCIRF’s còn phải lên tiếng cho người dân thấp cổ bé miệng ở đó, đồng thời cảnh báo Hoa Kỳ nên chú tâm nghiêm túc hơn trong việc nhắc nhở Việt Nam coi trong tự do tín ngưỡng.”
Năm 2006, Việt Nam được Bộ Ngoại Giao Mỹ rút khỏi danh sách CPC các nước cần đặc biệt lưu tâm vì không có tự do tôn giáo. Từ 2006 trở đi, các tổ chức bảo vệ nhân quyền và bảo vệ tự do tín ngưỡng trên thế giới như Human Right Watch, Amnesty International và USCIRF’s thường lên tiếng cảnh báo về những hành động đàn áp gia tăng của Hà Nội đối với các tổ chức tôn giáo lớn nhỏ trong nước họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét