TBT Nguyễn Phú Trọng gặp cựu TT Hoa Kỳ Barack Obama trong chuyến
viếng thăm Nhà Trằng năm 2015.
Vô nguyên tắc và không đúng Hiến pháp
Tranh cãi về việc có nên hợp nhất hai chức vụ
Tổng Bí thư và Chủ tịch nước hay không vốn đã diễn ra trong dư luận từ lâu. Tuy
nhiên, điều này chỉ thật sự gây chú ý cho người dân trong nước, nhất là những
nhà quan sát theo dõi chính sự Việt Nam kể từ khi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đắc cử nhiệm kỳ thứ 2, khoá XII.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từ Hà Nội chia sẻ với
RFA rằng tuy Hiến pháp Việt Nam 2013 có sự phân định rất rạch ròi về chức vụ,
quyền hạn cũng như trách nhiệm của Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, tuy nhiên trên
thực tế thì “nói 1 đằng, làm 1 nẻo”.
“Ông Tổng Bí thư ông
ấy lấn quyền sang, thật sự ông ấy là 1 người Đảng trưởng, chỉ có vai trò trong
Đảng của ông ấy mà thôi nhưng thật sự ông ấy hành xử như 1 nguyên thủ quốc gia,
chỉ đạo đủ mọi thứ, lấn sang cả chức năng ngoại giao của ông Chủ tịch nước.”
Gần đây nhất, sáng 5 tháng 9, ông Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm chính
thức Liên bang Nga. Sau đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn đại biểu cấp
cao Việt Nam công du chính thức Cộng hòa Hungary từ ngày 8 đến 11 tháng 9.
Và cũng chính ông Nguyễn Phú Trọng, tháng 7
năm 2015, là vị Tổng Bí thư đầu tiên của Việt Nam có chuyến viếng thăm Hoa Kỳ.
Một nguồn tin chưa kiểm chứng mà chúng tôi có
được cho biết từ đây đến cuối năm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa sẽ
có chuyến viếng thăm Hoa Kỳ.
Một người dân trong nước đang xem bảng tin Chủ tịch nước Trần
Đại Quang từ trần AFP
Theo chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, các
thời Tổng Bí thư trước mà ông có nhắc đến như ông Nông Đức Mạnh, ông cho rằng
“các vị ấy không dám lấn sân như vậy.”
“Bao giờ ông Tổng Bí
thư ở chế độ độc Đảng này thì vẫn là người có hành xử cao nhất. Nhưng ông ấy
(Nguyễn Phú Trọng) đã lấn sân 1 cách vô lối như bây giờ là hiện tượng mới xảy
ra. Và hiện tượng đó là hiện tượng không nên cho phép
Xu hướng tập trung
quyền lực quá cao như thế là không tốt gì cả. Nó từ thái cực này đến thái cực
kia. Nhiệm kỳ đầu tiên thì ông ấy không làm được gì lắm vì có 1 ông hành pháp
như ông Nguyễn Tấn Dũng là 1 người mạnh. Bây giờ ông Trọng cũng cố quyền lực
thì ông ấy lấn. Điều ấy là điều sẽ có hại cho đất nước.”
Nói về sự “thâu tóm quyền lực trong tay” của
đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai cũng tỏ
rõ ý kiến không đồng tình và ông gọi là “vô nguyên tắc”.
“ Vô nguyên tắc, không
có pháp luật, 1 hành vi vô chính phủ. Trong Hiến pháp người ta chỉ nói là Đảng
lãnh đạo thôi, không nói người nào trong Đảng sẽ tham gia chức trách nhà
nước. Luật hiện nay Đảng chọn ra những người giới thiệu với Quốc hội, mà
Quốc hội là của Đảng rồi nên bầu chỉ có hình thức. Nên chức vị như Chủ tịch
nước cũng có sự hài hước của nó, vô tích sự và hình thức.”
Theo tài liệu từ cổng thông tin Chính phủ,
Đảng cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan
quyền lực cao nhất là Đại hội toàn quốc 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp
hành Trung ương. Ban chấp hành Trung ương bầu ra Bộ chính trị và Tổng Bí thư.
Tổng Bí thư là chức vụ cao nhất trong Đảng (trước đây có tên là Chủ tịch Đảng),
do Trung ương bầu ra trong số ủy viên Bộ Chính trị.
Ba chức danh cao nhất đứng đầu Nhà nước là Chủ
tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội là ba chức danh đứng đầu
Nhà nước, do Quốc hội bầu. Do đặc thù chức năng, nhiệm vụ luật định, Quy định
90 của Bộ Chính trị đặt ra một số tiêu chuẩn riêng cho từng chức danh.
Trong một bài phóng sự trước đây, RFA có trích
dẫn ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang, làm việc tại Viện nghiên cứu
kinh tế và chính sách Việt Nam ở Đại học quốc gia Hà Nội, trên tạp chí chính
trị Châu Á Diplomat rằng “ông Nguyễn Phú Trọng đã trở thành nhân vật
chính trị nhiều quyền lực nhất trong lịch sử chính trị Việt Nam đương đại, nắm
việc kiểm soát cả ba bộ phân có thực quyền nhất đất nước là Đảng Cộng sản, công
an, và quân đội.”
Không nên hợp nhất!
Chính từ những động thái được cho là “lấn sân”
hoặc “thâu tóm quyền lực” như đề cập ở trên, dư luận trong nước từ lâu râm ran
những ý kiến cho rằng nên hợp nhất hai chức vụ cao nhất của Đảng và của nhà
nước vào một.
Như lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì không nên
như thế. Theo ông, nếu như Việt Nam có 1 chế độ đa đảng và Đảng Cộng sản Việt
Nam được nhiều phiếu nhất, thì việc Đảng trưởng của đảng thắng cử phải nắm
quyền hành pháp, tức là chức Thủ tướng thì nó hợp lý hơn. Nhưng ở qui định của
Việt Nam thì khác, đó là chỉ có 1 đảng thôi.
“Và theo qui định hiện
hành thì tôi nghĩ không nên hợp nhất chuyện ấy lại. Bởi vì chí ít về mặt chức
năng nó có 1 sự phân biệt, nghĩa là nó có sự cạnh tranh nội bộ bên trong ấy,
còn hơn là tập trung quyền lực vào.
Nếu nó có sự cạnh
tranh giữa các đảng với nhau thì việc hợp nhất chức Thủ tướng với Chủ tịch Đảng
là hợp lý. Nhưng vì đây là chế độ độc Đảng nên người ta qui định như bây giờ
tôi nghĩ là hợp hơn, để đừng tập trung quyền lực quá đáng vào tay 1 người như
bên Trung Quốc tập trung vào tay Tập Cận Bình.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhấn mạnh thêm, chế độ
của nhà nước Việt Nam đã là chế độ tập quyền cao độ rồi, nếu ủng hộ thêm 1 chút
nữa thì chỉ có hại cho đất nước, cho nhân dân.
Về phía ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc
Mai, ông không bài trừ, cũng không ủng hộ. Điều ông cho là quan trọng nhất là
“phải xây dựng luật cho đàng hoàng.”
“Hiện nay nhiều người đang muốn đặt ra,
ngay trong nhóm lãnh đạo Đảng, bắt chước mô hình của Tàu. Nhưng Việt Nam chưa
có đạo luật nào nói về việc này, 1 nghị định cũng chưa có. Muốn làm thì phải bổ
sung sửa điều lệ của Đảng đi.
Ít ra thì phải có 1
nguyên tắc. Hiện nay không có nguyên tắc gì cả. Hiến pháp cũng không nói vấn đề
này. Cho nên nếu làm là làm 1 cách phi pháp, bất chấp luật lệ.”
Hợp nhất hay không hợp nhất là đề tài đang
được bàn tán và những người quan tâm đang chờ quyết định chính thức được đưa ra
tại Hội Nghị Trung Ương 8 được cho biết sẽ diễn ra vào tháng 10 tới đây trước
khi Quốc hội Khóa 14 nhóm kỳ họp thứ 6 sau thời điểm đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét