Liên tục trong thời
gian hai năm qua, người ta chứng kiến nhiều lời đề nghị của các doanh nghiệp
hoặc viên chức nhà nước đổ chất thải của các dự án công nghiệp xuống biển.
Tại sao?
Việc xin phép đổ chất
thải xuống biển gần đây nhất là vào ngày 11/9/2018, Tỉnh Quảng Ngãi xin phép
chính phủ đổ hơn 15 triệu mét khối chất nạo vét cảng của công ty thép Hòa Phát
Dung Quất xuống biển. Trước đó, giữa tháng
8/2018, một trung tâm điện lực ở Tỉnh Quảng Bình, xin phép đổ 2,5 triệu mét
khối bùn nạo vét cảng xuống vùng biển gần đảo Hòn La của tỉnh này.
Gây xôn xao dư luận
hơn cả là vào tháng 6/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép nhà máy điện
Vĩnh Tân dìm chất nạo vét cảng than của nhà máy này tại vùng biển gần khu bảo
tồn sinh học Hòn Cau của tỉnh Bình Thuận. Việc này đã vấp phải sự phản đối mạnh
mẽ của các nhà khoa học cũng như dân chúng. Kế hoạch này sau đó phải bị bãi bỏ.
Điểm chung của cả ba
trường hợp này là việc đổ chất thải xuống biển không có trong dự tính ban đầu
của các dự án.
Nhận định về việc này,
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói với
RFA:
“Khi lúc đầu không
tính đến chất thải, mà trong quá trình vận hành dự án, khai thác nó, (chất
thải) xuất hiện, thì đó là điều mà tôi cho là tầm nhìn không dài hạn kể cả của
chủ đầu tự dự án, lẫn hội đồng thẩm định, hay cơ quan nhà nước phê duyệt.”
Làng chài Bình Thuận. AFP
Một điểm chung nữa
trong các đề nghị đổ chất thải xuống biển vừa qua là những người đề nghị, có
khi là doanh ngiệp, có khi là viên chức nhà nước tại địa phương, cho rằng những
chất thải đó, chỉ là bùn cát nạo vét nên không nguy hại đến môi trường.
Giáo sư Đặng Hùng Võ
nói rằng trên thế giới cũng không thiếu những trường hợp người ta dùng những
chất thải không độc hại để xây đảo nhân tạo, lấn biển.
Một sân bay lớn hàng
đầu thế giới là Kansai ở Nhật Bản đã được xây trên một đảo nhân tạo làm bằng
cát.
Ông Đặng Hùng Võ nói
tiếp:
“Tôi cho rằng đây là
một câu chuyện có thể dẫn đến rất nhiều điều lợi, nhưng cũng có thể dẫn tới
nhiều điều tai hại nếu khảo sát không kỹ. Trong đó cái mà tôi cho rằng nguy hại
nhất là có thể làm đảo lộn hệ sinh thái biển. Khi mà chúng ta đổ rất nhiều chất
thải, kể cả chất thải không nguy hại, nhưng mà nó làm đảo lộn hệ sinh thái biển
thì cũng là điều tai hại.”
Khi dự án nhấn chìm
bùn cát thải ở Bình Thuận được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận, nhiều
người dân Bình Thuận đã phản đối. Một chủ trại nuôi tôm nói với chúng tôi rằng
ông không đồng ý với nhà chức trách cho rằng bùn cát nạo vét là hoàn toàn vô hại:
“Mấy ảnh nói như vậy,
chứ thực ra san hô nó nằm trước trên bề mặt rồi, bây giờ mình đổ xuống thì nó
nằm chồng lên bề mặt của san hô, san hô thiếu ô xy thì nó chết. Khi san hô chết
thì hệ thống lọc nước của mình không lọc qua san hô được, thì công việc của
mình trở nên khó khăn. Hệ sinh thái tảo tự nhiên, vi sinh động vật, tự nhiên
của biển không còn dưỡng chất nữa, cho nên rất khó.”
Đây chính là việc đảo
lộn hệ sinh thái mà Giáo sư Đặng Hùng Võ đã đề cập.
Ông Nguyễn Huy Vũ, một
chuyên gia kinh tế hiện sống ở Na Uy đưa ra ba nguyên nhân khiến cho các doanh
nghiệp, hay viên chức nhà nước Việt Nam liên tục đề nghị đồ chất thải nạo vét
xuống biển trong hai năm vừa qua:
“Các quan chức Việt
Nam không đánh giá cao vấn đề môi trường. Đó là một. Thứ hai là họ không hiểu
biết đầy đủ về môi trường. Nhưng quan trọng hơn hết là họ bị mua chuộc bởi
những doanh nghiệp muốn đổ chất thải ra biển, bởi vì nếu đem chất thải đó đi xử
lý thì rất tốn kém, cho nên cách hay nhất đối với họ là đút lót tiền mua chuộc
quan chức để đem đổ thải ra biển.”
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
đồng ý với nhận định cho rằng các doanh nghiệp do muốn tiết kiệm chi phí nên đã
đề nghị đổ chất thải xuống biển:
“Việc không có chổ
để mà xử lý và muốn tiết kiệm chi phí thì chắc người ta chọn phương án này,
nhưng chắc phương án này cần phải được nghiên cứu và đánh giá cẩn trọng hơn nữa.”
Về cáo buộc có sự móc
ngoặc với nhau giữa doanh nghiệp và các viên chức nhà nước trong việc đổ chất
thải xuống biển, Giáo sư Đặng Hùng Võ có nhận xét:
“Tôi cho rằng những
cáo buộc đó là có căn cứ vì đáng nhẽ ra khi chuyên gia đã chứng minh cái đó
không được đổ xuống biển là bởi vì ngay cả khi nó không nguy hại thì cũng làm
đảo lộn hệ sinh thái biển, nhưng mà địa phương thì vẫn cứ cho.”
Trong dự án dìm bùn
thải tại Bình Thuận, khi tin tức được đưa ra một cách chính thức, nhiều nhà
khoa học cũng như dân chúng đã lên tiếng phản đối với những lập luận vững chắc,
nhưng phải một thời gian dài sau đó dự án này mới được ngưng lại.
Ông Đặng Hùng Võ gọi
việc tiết kiệm tiền để không xử lý chất thải mà đổ xuống biển là một hành động
tham nhũng môi trường.
Tuy có cáo buộc như
vậy nhưng cho đến nay chỉ có một viên chức liên quan đến các đề nghị xả thải
xuống biển bị kỷ luật, là ông Hà Quốc Quân, bị cách chức Giám đốc công ty tư
vấn vụ đề nghị xả thải ở Bình Thuận, nhưng với tội danh không kê khai tài sản
trung thực chứ không phải là nhận hối lộ.
Về nhận thức và hiểu
biết về môi trường yếu kém của các viên chức trong bộ máy quản lý nhà nước,
những nhà khoa học và quản lý như Giáo sư Đặng Hùng Võ, Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh
Thuật, hiện điều hành một khu sinh thái tại Nam Cát Tiên, cho rằng nó thể hiện
trong việc các quan chức nhà nước Việt Nam thường xem nhẹ báo cáo đánh giá tác
động môi trường của các dự án.
Báo cáo đánh giá tác
động môi trường là một nghiên cứu về khả năng gây hại của một dự án, cũng như
những điều lợi do nó đem lại có bù đắp được những thiệt hại đó hay không.
Một tín hiệu đáng
mừng, theo Giáo sư Đặng Hùng Võ là Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến nghiên cứu
này trong các dự án, nhất là tự sau thảm họa môi trường Vũng Áng Hà Tĩnh, khi
nhà máy thép Formosa xả chất thải trực tiếp xuống biển làm cá chết hàng loạt
vào năm 2016, gây những thiệt hại kinh tế to lớn và bất ổn xã hội kéo dài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét