Tú Anh
Một tàu chở
containeur ở cảng Tokyo, ngày 21/04/2014.REUTERS/Toru Hanai
Thuế đánh lên
xe hơi Nhật Bản bán sang Mỹ sẽ là trọng tâm cuộc thảo luận Donald Trump-Shinzo
Abe ngày 26/09/2018 bên lề Đại Hồi Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Trong bối
cảnh Washington thẳng tay áp thuế nhập khẩu tổng cộng 250 tỷ đô la hàng Trung
Quốc, không kể nhôm thép, liệu Nhật Bản, đồng minh châu Á của Mỹ, có tránh được
cơn thịnh nộ của chủ nhân Nhà Trắng?
Tổng thống Mỹ
Donald Trump thường than phiền là Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ đã bị Nhật cạnh
tranh bất chính và ông dọa sẽ buộc Nhật phải trả giá cho hiện tượng xuất siêu.
Tuy nhiên,
trên thực tế, cán cân thương mại Mỹ-Nhật chỉ bất lợi cho Mỹ có 68 tỷ đô la,
theo số liệu năm 2017. Nếu so với các đối tác khác của Mỹ về mức thâm thủng thì
Nhật đứng hàng thứ ba, sau Trung Quốc (375 tỷ đô la), sau cả Mexicô (71 tỷ đô
la). Trong bảy tháng đầu năm nay, thâm thủng Mỹ-Nhật cũng giảm đi, còn 40 tỷ đô
la.
Đập Trung
Quốc ...
Đối với Trung
Quốc, Hoa Kỳ gần như khiêu chiến. Nếu tuyên bố của ngoại trưởng Mike Pompeo
phản ảnh đúng sự thật thì «
Trung Quốc đã tiến hành chiến tranh thương mại chống kinh tế Mỹ từ nhiều chục
năm nay… giờ đây, Mỹ quyết tâm chiến thắng và sẽ đánh thắng ».
Mục đích của
Mỹ là gì ? Cũng theo tuyên bố của ngoại trưởng Mike Pompeo, đó là « buộc Trung Quốc phải hành xử như một cường
quốc thế giới, phải minh bạch trong lãnh vực thương mại và thượng tôn pháp luật
». Nhật báo kinh tế Les Echos, trong bài phân tích ngày
20/09/2018, cho biết là nhiều người trong chính phủ Trung Quốc nghĩ rằng Donald
Trump « đã thắng ».
Theo nhà kinh
tế Harumi Taguchi của viện tư vấn IHS Markit, một khi tìm được nhượng bộ của
Trung Quốc và Mehicô, Donald Trump sẽ nhìn sang Nhật Bản.
So với Trung
Quốc của Tập Cận Bình, Nhật là một quốc gia tự do không khác gì nước Mỹ. Công
nhân có nghiệp đoàn bảo vệ, không cô đơn như công nhân Trung Quốc. Chính phủ
Nhật không can thiệp vào hối suất để bảo trợ xuất khẩu, không sử dụng các biện
pháp hành chính nhiêu khê để bảo hộ thị trường, cũng không ép buộc công ty nước
ngoài chuyển giao công nghệ.
Dù vậy, hình
ảnh hàng chục triệu xe hơi Nhật tràn ngập đường phố Mỹ làm chủ nhân Nhà Trắng
khó chịu, nhất là xe Mỹ bán sang Nhật lại ít người mua. Khác với chính sách Mỹ,
kể từ thời Ronald Reagan, chính phủ Nhật không áp thuế lên xe nhập khẩu để bảo
vệ doanh nghiệp nội địa. Theo giới chuyên gia trong lãnh vực xe hơi, xe Mỹ khó
bán vì không hợp với sở thích của người Nhật. Đuối lý, Donald Trump viện lý do
chẳng liên quan gì đến thuế quan :«
thanh tra chất lượng » của Nhật quá khắt khe.
... để hù
Nhật
Đàm phán
Mỹ-Nhật bắt đầu vào tháng 08/2018 tại Washington và đợt hai diễn ra vào thứ Hai
24/09 tại New York. Tokyo ưu tiên cho một thỏa thuận đa phương và hy vọng kéo
được Mỹ trở lại Hiệp Định TPP mới. Tuy vậy, theo Kyodo, Shinzo Abe cũng sẵn
sàng thương lượng một hiệp định song phương Mỹ-Nhật, với điều kiện để khu vực
xe hơi qua một bên. Nếu thất bại và nếu Donald Trump thực hiện lời đe dọa thì
cơn ác mộng kinh hoàng nhất của nước Nhật là bị áp thuế xe hơi, vũ khí lợi hại
nhất của Washington mà chính quyền Mỹ đang thảo luận với Tokyo. Nếu bị áp thuế
25%, GDP của Nhật sẽ mất từ 0,4 đến 0,5%, theo bà Harumi Taguchi.
Trong tình
huống này, Tokyo có ba phương án để xoa dịu Donald Trump nhưng cái nào cũng bất
toàn.
Một là mua
thật nhiều vũ khí của Mỹ như máy bay F-35, lá chắn chống tên lửa …nhưng không
đủ. Thứ hai là gia tăng đầu tư sản xuất xe tại Mỹ (từ thời Reagan). Chuyện này
khó bởi vì mức cầu có giới hạn : các công ty Nhật đã chế tạo mỗi năm 4 triệu xe
và sử dụng 1,5 triệu nhân viên tại Mỹ. Giải pháp thứ ba là thủ tướng Shinzo Abe
chấp nhận một loạt nhượng bộ, đặc biệt là về nông nghiệp. Nhưng gạo và thịt bò
là hai lãnh vực « nhạy cảm » :
giới chăn nuôi, trồng trọt là cử tri truyền thống của đảng Tự Do Dân Chủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét