Đỗ Mười có hỗn danh là Hoạn lợn, một
phần vì ông làm nghể thiến heo trước khi tham gia cách mạng, một phần vì đầu óc
ông không vượt được giới hạn của nghể nghiệp nên người dân nhớ tên ông kèm theo
cái nghề rất ít người làm.
Cuộc tấn công đánh tư sản Miền Nam do
Đỗ Mười chỉ đạo từ trên xuống dưới không cấp nào được vượt quyền ông, cho thấy
một tay thất phu khi có quyền hành sẽ trở nên nguy hiểm đến mức nào. Nó làm cả
Miền Nam kiệt sức vì mọi công ty xương sống của quốc gia, mọi nhà máy công
nghiệp nặng nhẹ, mọi cơ sở thủ công nhỏ lẻ của người dân có chút máy móc trợ
lực đều bị phá bỏ.
Gần 30 ngàn chủ nhân những cơ sở ấy
hoặc tự tử vì uất ức, hoặc trốn chạy bằng đường vượt biển hay bị áp giải lên
rừng sâu nước độc được gọi là kinh tế mới. Lòng người than oán còn hơn trong
thời kỳ chiến tranh. Sự hận thù ấy bồi đắp lên cái tên Đỗ Mười như ông bình
vôi, mỗi ngày ruột một đặc lại vì sự oán ghét của dân chúng như vôi nhét vào
bình, chiếc bình vôi Đỗ Mười đang nằm chỏng gọng chờ ngày phán xét trong sự
phấn khởi ngày càng lớn của người dân.
Nếu Đỗ Mười tàn bạo vì tin vào sự
tích Xã hội Chủ nghĩa, mông muội và xem thường xương máu nhân dân thì Lê Đức
Anh lại xem trọng vai trò đàn anh của Đảng cộng sản Trung Quốc bất kể người đàn
anh ấy giết dân chúng, bộ đội Việt Nam như giết ngóe.
Sau sự sụp đổ của Liên sô và khối
Đông Âu, Lê Đức Anh trong cương vị Bộ trưởng Quốc Phòng đã tham mưu cho BCT
bằng mọi giá phải lập lại quan hệ hữu nghị với Trung Quốc nếu không muốn bị xóa
sổ như Liên sô. Là Bộ trường Quốc phòng, Lê Đức Anh đưa ra những con số âm về
sức chiến đấu của bộ đội, về vũ khí quân dụng, về địa thế của Việt Nam đối với
Trung Quốc và nhất là đồng minh đầy tiềm năng là Liên sô đã không còn nữa.
Bộ Chính Trị bị ông ta dắt mũi vì nỗi
ám ảnh Trung Quốc để từ đó Hội Nghị Thành Đô ra đời kéo theo hệ lụy cho đến
ngày nay khi Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành ông chủ thực sự của BCT Đảng
Cộng sản Việt Nam hết đời TBT này sang đời TBT khác.
Lê Đức Anh còn một tội ác khó dung
tha nữa là ra lệnh bộ đội binh chủng công binh không được nổ súng vào lính
Trung Quốc trong trận chiến Gạc Ma năm 1988 để kết quả là 64 chiến sĩ làm bia
sống cho bọn côn đồ phương Bắc. Nỗi oan ức của họ vẫn chưa được bạch hóa cho
tới ngày nay sau khi cuốn sách “Gạc Ma, vòng tròn bất tử” ra đời chỉ rõ những
sai trái của Lê Đức Anh nhưng không ai trong chính quyền này làm tới nơi tới
chốn một tội đồ dân tộc với tội danh không thể nào rõ ràng hơn: Phản quốc.
Tội ác của Lê Đức Anh không phải vì
tin vào Chủ nghĩa Xã hội mù quáng như Đỗ Mười mà vì hèn nhát sợ chiến đấu với
Trung Quốc.
Trong cương vị Bộ trưởng Quốc phòng,
Lê Đức Anh đã rất sợ hãi khi nghĩ lại cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 và
những trận chiến dai dẳng trên khắp biên giới phía Bắc sau đó. Ông ta biết
chống Trung Quốc thì sẽ mất ghế và mất cả Đảng, mà mất Đảng thì rất nhiều kẻ
như ông ta lo sợ, vì thế những đồng chí sát sườn ông ta đã không ngần ngại ủng
hộ cho giải pháp đem con bỏ chợ nhằm lấy lòng bọn bất lương miễn sao giữ được
Đảng, mà Đảng là nồi cơm là vinh hoa, quyền lực của họ.
Bất kể có sự trừng phạt ở bên kia thế
giới cho những kẻ ác ôn hay không, thì Đỗ Mười và Lê Đức Anh đã và đang bị
trừng phạt ở cõi này bằng hằng hà phỉ nhổ, nguyển rủa của gia đình nạn nhân
chết dưới tay họ. Làm sao kẻ thủ ác thoát được lưới trời cho dù cái lưới ấy chỉ
là nước bọt ngày ngày bắn vào hai ngôi mộ hoành tráng được hai dòng họ cố công
xây dựng?
Mặc Lâm
22 tháng 9
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét