BBC Tường thuật trực tiếp
Hình ảnh từ nhiều góc độ về thời khắc lịch sử khi ông Kim Jong-un bước qua đường phân giới quân sự trong sự đón tiếp của ông Moon Jea-in trước Hội nghị thượng đỉnh liên Triều sáng 27/4.
Bạn muốn có thêm dữ kiện để bàn tán thêm xem hội nghị sẽ diễn ra như thế nào không? Có à? Thế thì hãy nhìn vào cổ phiếu của Nam Hàn. Chỉ số Kospi của Seoul đang tăng khoảng 1% và nó có xu hướng tăng lên trong những ngày qua.
Và hầu hết các chuyên gia đang ghim điều này vào sự lạc quan xung quanh hội nghị thượng đỉnh.
Chứng khoán Bắc Hàn trong khi đó... chỉ đùa thôi. Bình Nhưỡng không có một sàn giao dịch chứng khoán, chứng khoán không hiện hữu trong một thể chế cộng sản kiểu xưa.
“Lịch sử mới bắt đầu; kỷ nguyên của hòa bình, từ điểm khởi đầu của lịch sử”.
Ông Kim ký trong sổ khách mời tại Nhà Hòa bình.
Tại cả hai hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên, vợ của các nhà lãnh đạo hai bên không xuất hiện.
Nhưng Bắc Hàn dường như đang muốn đưa vợ của Kim Jong-un, Ri Sol-ju vào một vị trí công khai hơn, và đã có suy đoán rằng bà có thể là một phần của hội nghị thượng đỉnh lần này.
Cho đến giờ phút này giới truyền thông chưa nhìn thấy Ri Sol-ju nhưng một số tường trình cho biết Đệ nhất Phu nhân Bắc Hàn có thể xuất hiện tại yến tiệc tối nay.
Một trong các mục tiêu của cuộc cuộc đàm phán lịch sử Kim-Moon là để chuẩn bị cho cuộc đàm phán lịch sử Kim-Trump!
Chỉ vài giờ trước khi cuộc họp hôm nay 27/4 diễn ra, Nhà Trắng đã chọn thời điểm để công bố hình ảnh của Mike Pompeo - Giám đốc CIA và này là Ngoại trưởng Mỹ - bắt tay lãnh đạo Bắc Hàn vài tuần trước.
Điều Trung Quốc không muốn là sự sụp đổ của Bắc Hàn, một sự kiện sẽ đưa quân đội Nam Hàn và Mỹ ngay đến biên giới nước này. Vì vậy, Bắc Kinh rất quan tâm đến việc giữ nguyên hiện trạng trong khi tránh để cho vấn đề hạt nhân leo thang.
Trung Quốc cho biết họ đang "cổ vũ" Bắc và Nam Hàn về hội nghị thượng đỉnh giữa hai nước - nhưng đồng thời cảnh báo còn quá sớm để giả định là các cuộc đàm phán sẽ mang lại một bước đột phá lâu dài.
Trung Quốc là đồng minh kinh tế duy nhất còn lại của Bắc Hàn và quan điểm của nước này về cuộc đàm phán giữa hai lãnh đạo Kim và Moon rất quan trọng. Chuyến đi đầu tiên của Kim Jong-un ra nước ngoài sau khi nhậm chức, bằng cách đáp một chuyến tàu để gặp gỡ Tập Cận Bình ở Bắc Kinh có một lý do chính đáng.
Được coi là ngôi làng gìn giữ hoà bình cho hai miền Nam và Bắc Hàn, Bàn Môn Điếm nằm trong khu phi quân sự DMZ, một trong những khu vực được canh phòng cẩn mật nhất thế giới.
Là địa điểm ký kết hiệp ước đình chiến năm 1953, giờ đây Bàn Môn Điếm lại là nơi diễn ra đàm phán cấp cao giữa hai miền.
Khu vực này an toàn đến mức nào? Và những ai thường đến thăm làng này?
Các bạn cùng xem video này của BBC Tiếng Việt để tìm hiểu thêm.
Chiếc bàn họp lịch sử có những gì?
Đó là một cái bàn ấn tượng? Nó được làm đặc biệt cho cuộc đàm phán lịch sử giữa ông Kim và ông Moon. Chiếc bàn có đường kính 2.018 m.
Những chiếc ghế mà họ đang ngồi - làm bằng gỗ óc chó - hiển thị một bản đồ bán đảo Triều Tiên (bao gồm cả một số hòn đảo được Nhật Bản tuyên bố chủ quyền). Những bông hoa trên bàn là mẫu đơn - một biểu tượng chào mừng truyền thống - và hoa cúc đại diện cho hòa bình, thẹo AFP. Ngoài ra còn có một số hoa dại mọc bên trong khu phi quân sự.
Cuộc trò chuyện thân mật, ngắn gọn nhưng có ảnh hưởng địa chấn giữa hai nhà lãnh đạo được cơ quan truyền thông Yonhap của Nam Hàn tường trình như sau:
Kim Jong-un: "Tôi sẽ thảo luận với Tổng thống Moon với một thái độ thẳng thắn, chân thành và trung thực để tạo một thành quả tốt."
Moon Jae-in: "Thời điểm Chủ tịch Kim bước qua ranh giới quân sự, Panmunjom đã trở thành biểu tượng của hòa bình, không còn là biểu tượng của sự phân chia. Tôi muốn bày tỏ sự kính trọng của tôi trước quyết định của Chủ tịch Kim Jong-un."
Chiến tranh Triều Tiên 1950-53 chấm dứt bằng một cuộc đình chiến, không bên nào có thể tuyên bố chiến thắng hoàn toàn. Không có hiệp định hòa bình nào được ký kết.
Cuộc đình chiến chỉ làm ngưng lại các xung đột và mở ra một khu phi quân sự tại biên giới.
Bây giờ hy vọng rằng cuộc họp này có thể đánh dấu sự khởi đầu của các cuộc đàm phán hiệp ước hòa bình.
Đó là những gì ông Kim nói với ông Moon trong cuộc trò chuyện được trực tiếp truyền hình của họ. Thật hiếm khi thấy ông Kim phát biểu trực tiếp như thế này.
"Chúng ta nên có một cuộc họp tích cực và nhìn về phía trước. Chúng ta nên xác định xem có thể đồng ý được với nhau, được thế thì 11 năm chúng ta mất đi [kể từ các cuộc đàm phán cuối cùng] sẽ được đền bù. Nếu chúng ta có thể mở trái tim mình ra để nói chuyện rồi rút ra kết quả tích cực từ cuộc họp này thì hay lắm.”
Thực phẩm được xem là trọng tâm của cuộc họp này. Thực đơn đã được biên đạo một cách cẩn thận để làm cho hai bên đẹp lòng cũng như phản ánh văn hóa và thị hiếu của họ.
Hai ông Kim và Moon sẽ thưởng thức một con cá biển thân bẹt, để gợi nhớ ông Moon về Busan, thành phố cảng quê ông, và món rösti Thụy Sĩ, như sự ghi nhận những năm học mà ông Kim được cho là đã trải qua ở Thụy Sĩ.Ông Moon ca ngợi ông Kim đã đưa ra một "quyết định dũng cảm" khi băng qua biên giới.
Người Nam Hàn thích thú với việc ông Kim đã nói đùa về việc mang một số món mì lạnh nổi tiếng của Bắc Hàn đến cuộc họp thượng đỉnh.
"Tôi hy vọng quý vị thích món mì mà chúng tôi mang đến."
Các nhà lãnh đạo sau đó yêu cầu giới truyền thông ra ngoài, để cho họ một môi trường "thoải mái" hơn.
Cũng ấn tượng như những cái bắt tay, những nụ cười và lễ đón tiếp, điều quan trọng sẽ là những cuộc đàm phán phía sau cánh cửa đóng kín.
Truyền thông Bắc Hàn nói Kim Jong-un sẽ giao tiếp "một cách cởi mở" và thảo luận về "hòa bình, thịnh vượng và thống nhất".
Ngồi xuống với ông Moon, ông Kim nói ông muốn "nghiêm túc và trung thực" trong các cuộc đàm phán.
Nhưng nhiều người nghi ngờ liệu có bất kỳ tuyên bố hoa mỹ này được thực hiện như cách ông thể hiện bề ngoài hay không? Để giảm bớt lệnh trừng phạt, ông Kim cần thuyết phục cộng đồng quốc tế rằng ông chân thành - bất kể ý định thực sự của ông có thể là gì.
Mối quan lớn từ công chúng về cuộc đàm phán với Kim là nó hợp pháp hóa một chế độ tàn bạo. Bắc Hàn đã nhiều lần bị buộc tội bỏ tù và tra tấn các công dân bị nghi ngờ không trung thành với chế độ, và tước đoạt quyền tự do cùng những nhu cầu cơ bản của họ.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nằm trong số các nhóm kêu gọi Nam Hàn không bỏ qua điều này.
"Mục tiêu nên là tìm ra những giải pháp thực sự, lâu dài cho những thách thức về an ninh trên bán đảo, đồng thời thực hiện các bước cải thiện tình trạng nhân quyềntàn khốc", Giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền châu Brad Adams nói.
Trong lúc thế giới đang theo dõi tiến trình cuộc đàm phán lịch sử, Nhà Trắng gửi đi một tuyên bố về hội nghị thượng đỉnh:
"Nhân dịp chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, chúng tôi chúc người dân Hàn Quốc mọi điều tốt đẹp. Chúng tôi hy vọng rằng các cuộc đàm phán sẽ đạt được tiến bộ cho một tương lai hòa bình và thịnh vượng cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Hoa Kỳ đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc, đồng minh của chúng tôi, và mong tiếp tục các cuộc thảo luận tích cực để chuẩn bị cho kế hoạch về cuộc họp giữa Tổng thống Donald Trump và Kim Jong Un trong những tuần tới.
Một năm trước, rất ít người dự kiến cuộc họp này sẽ diễn ra. Quan hệ của Bình Nhưỡng với Seoul và Washington lúc ấy đang trên đà đi xuống và thậm chí còn có những lo ngại về sự leo thang quân sự.
Nhưng trong bài phát biểu đầu năm, Kim Jong-un đã khiến mọi người bất ngờ khi thông báo rằng đất nước của ông có thể tham gia Thế vận hội mùa đông sắp tới ở Nam Hàn.
Các cuộc đàm phán tiếp theo đã dẫn đến kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh này và cuộc gặp gỡ với Tổng thống Donald Trump trong những tháng tới.
Đây là những cảnh tượng phi thường, phóng viên BBC tường thuật.
Đây thực sự là một cảnh tượng phi thường. Bắc Hàn và Nam Hàn từng chiến tranh trong nhiều thập kỷ.
Nhưng điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi lâu dài trên bán đảo Triều Tiên?
Hai nhà lãnh đạo bắt đầu cuộc đàm phán. Nam Hàn trước đó đã họp hôm thứ Năm 26/4 để bàn về cách thức tổ chức cuộc họp hôm nay 27/4. Ban đầu là màn chào đón trọng thể, sau đó là một số cuộc đàm phán. Sau đó, tạm nghỉ để ăn trưa – mỗi bên sẽ ăn riêng.
Có thể có một cuộc họp báo chung vào cuối ngày - điều đó phụ thuộc vào những gì hai bên đạt được thỏa thuận trong Tuyên bố Bàn Môn Điếm.
Tràn ngập phóng viên và máy ảnh. Tường thuật của phóng viên BBC tại Nam Hàn cho hay cuộc họp không thể ‘công khai’ hơn nữa! Tiếng hàng trăm máy chụp ảnh tạo nên âm thanh thật khó tin. Các nhà bình luận có mặt tại phòng họp nói họ đang nín thở chờ. Mọi người đều đang nở nụ cười, nhưng có thật nó sẽ mang lại những thay đổi lâu dài?
Ông Kim đang viết vào sổ lưu niệm tại Nhà Hòa Bình. Ông Moon, một cách lịch sự, không nhìn xem ông Moon viết gì mà chỉ đứng bên cạnh.
Tổng thống Moon Jae-in đích thân chào đón ông Kim tại biên giới lúc 09:30 (00:30 GMT).
Binh lính Nam Hàn (phía trước) và Bắc Hàn (phía sau) đứng gác hôm 26/4/2018 tại giới tuyến quân sự ở Bàn Môn Điếm, điểm phân chia ranh giới giữa hai nước, trước lúc diễn ra hội nghị thượng đỉnh liên Triều.
Cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Bắc và Nam Hàn đã bắt đầu.
Chương trình làm việc của Kim Jong-un và Moon Jae-in sẽ bao gồm phi hạt nhân hoá và chính thức kết thúc Cuộc chiến Triều Tiên.
Vậy những điều không được nhắc tới là gì?
Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã rời Bình Nhưỡng sáng sớm thứ Sáu 27/4 để tới khu vực biên giới với Nam Hàn, truyền thông nước này cho hay.
Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Bắc Hàn đặt chân vào Nam Hàn kể từ khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên năm 1953.
Nam Hàn cho biết tổng thống Moon Jae-in sẽ đích thân gặp ông Kim tại biên giới lúc 09:30 (00:30 GMT).
Hai nhà lãnh đạo đang trên đường đến địa điểm hội nghị thượng đỉnh trong khu phi quân sự (DMZ).
Cuộc họp lịch sử sẽ tập trung vào các cam kết gần đây của miền Bắc về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Các cuộc thảo luận cũng được đề xuất giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ Trump vào đầu tháng Sáu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét