Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có thể tồn tại được thêm hai năm nữa, theo bình luận của
Rapper Nah Nguyễn Vũ Sơn, người vừa mới đây gây tranh cãi trong dư luận với một bản tục ca chính trị về Đảng Cộng sản.
Trước
câu hỏi Đảng Cộng sản tới đây sẽ có tương lai ra sao, nhạc sỹ trẻ người
Sài Gòn đang tu nghiệp tại Oklahoma Hoa Kỳ nêu quan điểm với tọa đàm
Bàn tròn Thứ Năm
http://bit.ly/1CVSslF tuần này của BBC Việt ngữ:
"Tôi
nghĩ trong vòng 2 năm tới là Đảng Cộng sản sẽ phải giải thể, đó không
phải là lời của tôi mà là lời của một số đảng viên lâu năm rồi.
"Mà
bây giờ nếu lên Google, gõ chữ 'dân oan' vào, xem hình ảnh, thì rõ ràng
nhiều dân oan, rất nhiều người đang muốn có một sự thay đổi lớn về mặt
xã hội và chính trị ở Việt Nam."
'Tùy thuộc chính Đảng'
Vũ Minh Huy từ Sài Gòn cho rằng Đảng CSVN tồn tại ra sao trong tương lai là 'tùy thuộc vào bản thân Đảng'.
Còn từ Sài Gòn, sinh viên Vũ Minh Huy nói với BBC:
"Theo
tôi, trải qua 85 năm Đảng Cộng sản lãnh đạo thì có những đúng đắn, cũng
có những sai lầm. Việc dự đoán là Đảng Cộng sản tồn tại như thế nào
trong tương lai, thì cái này tùy thuộc vào chính bản thân Đảng Cộng
sản."
Trích dẫn lời được cho là của chính Tổng Bí thư Đảng Cộng
sản Nguyễn Phú Trọng về điều kiện tồn tại của Đảng, sinh viên ngành hóa
học này nói với Bàn tròn Thứ Năm:
"Nếu anh ta đại diện được cho
nhân dân, được sự ủng hộ của nhân dân, đưa ra được những đường lối đúng
đắn, mà đưa được đất nước đi lên thì sẽ được nhân dân ủng hộ, thì sẽ
tiếp tục tồn tại.
"Còn nếu anh ta không đại diện được cho
đa số nhân dân, thì phải chấm dứt sự lãnh đạo của mình, cái này là ý của
chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói, hình như là ở Đại hội
Đảng.
"Tôi nghĩ trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều bất cập,
những cái đó là những vấn đề hiển nhiên của một đất nước đang phát
triển, thì sẽ gặp vấn đề này, vấn đề khác, tôi nghĩ đó là vấn đề đương
nhiên thôi.
"Và Đảng Cộng sản phải có trách nhiệm lãnh đạo nhân dân
vượt qua những cái đó, thì lúc đó mới có thể tồn tại, mới có thể đại
diện cho nhân dân trong tương lai.
'Điều kiện tồn tại'
Theo blogger
Hồng Thuận, một nhà hoạt động xã hội trẻ từ California, Hoa Kỳ, có
một số điều kiện để một đất nước phát triển và trong đó một chính đảng
tìm được sự tồn tại của mình.
Nhà hoạt động nói với
Bàn tròn của BBC: "Hồng Thuận nghĩ là một đất nước đi lên, tức một
đất nước phát triển, hài hòa để mà hội nhập với thế giới, nó cần có một
số yếu tố căn bản. Thứ nhất là phải có một thành phần lãnh đạo luôn luôn
đặt quyền lợi của dân tộc, của đất nước lên quyền lợi của chính đảng
phái và chính phe nhóm của mình.
"Tại sao một mùa Xuân, ai cũng mong chờ mùa Xuân
tươi sáng, đảng lại không hòa mình với dân tộc mà lại bắt người ta phải
mừng đảng trước, rồi mừng xuân, đúng không ạ? Và cái thứ nhì Hồng Thuận
nghĩ cũng quan trọng là chấp nhận sự khác biệt để cùng nhau thúc đẩy sự
thăng tiến, sự phát triển của xã hội, chứ không thể nào đem một chủ
nghĩa để áp đặt bên cạnh cả dân tộc được. "Cái thứ ba Hồng Thuận
nghĩ là không thể nào mà sử dụng một phần nhỏ của nhân dân để giúp vào
sự phát triển của Đảng, mà một đất nước muốn có phát triển cần phải có
sự đóng góp của tất cả người thân, như một bạn (khách mời Nguyễn Quang
Duy)... có chia sẻ là bạn đó muốn tham gia vô đảng là tại vì bạn đó muốn
được thăng tiến, có một số quyền lợi.
"Thì trong một đảng, một
đất nước mà sử dụng một số đảng viên tham gia vô như vậy vì quyền lợi
của cá nhân mình đó, không có sử dụng hết những chất xám, những tinh hoa
của những người dân khác không phải là đảng viên, thì làm sao có thể
phát triển được hết mình, hết tiềm năng được? "Và với bối cảnh kinh tế Việt
Nam ngày hôm nay, nó gần như hoàn toàn sụp đổ, nếu các bạn có tìm hiểu
một chút về kinh tế, thì tôi thấy rõ ràng là chủ nghĩa xã hội và đường
hướng phát triển và những chính sách phát triển của Đảng cộng sản có thể
là, nói là đem 'vứt sọt rác' thôi, chứ không có làm cái gì được hết
trơn," Hồng Thuận nói với BBC.
'Động cơ vào Đảng'
Hôm thứ Năm, khách mời Nguyễn Quang Duy, giảng viên Khoa Nhạc cụ Truyền thống, Học viện Âm nhạc Quốc gia, nói với
Bàn tròn Thứ năm của BBC về lý do vào Đảng Cộng sản của mình. "Vì
thứ nhất nó là truyền thống của gia đình tôi. Gia đình tôi, tất cả
những người trong gia đình đều là Đảng viên, tôi là con út, tôi cũng
muốn phấn đấu để noi gương cha mẹ, cũng như các bác, các cô, các chú để
đứng trong hàng ngũ của Đảng.
"Vậy vậy đó là động lực mà cũng là đích đến của tôi hướng tới, tôi đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng."
"Không, những người vào Đảng hay không vào Đảng thì không ảnh hưởng đến
công tác chuyên môn...," Quang Duy, người đã vào Đảng từ năm 2010, nói.
"Theo
tôi sự vào Đảng là quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đồng nghĩa với việc
đứng trong hàng ngũ của đảng, thì trách nhiệm của mình đối với bản thân,
đối với xã hội sẽ lớn hơn so với khi mình chưa được kết nạp vào Đảng
Cộng sản.
"Một khi mà mình kết nạp vào Đảng rồi, mình cảm giác là
trong người mình trưởng thành hơn rất nhiều khi đi theo Đảng," giảng
viên Nhạc viện Hà Nội nói với BBC.
'Về phát triển Đảng'
Ngay trước cuộc Tọa đàm của BBC
nhân sự kiện tròn 85 năm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, một nhà quan
sát chia sẻ với BBC một số thông tin về một cuộc khảo sát từng tham gia
liên quan tới quan tâm của nông dân, công nhân và giới trẻ nói chung với
việc vào Đảng.
Hôm thứ Năm, nhà quan sát này nói: "Ở nông thôn
hiện nay vẫn có một bộ phận nông dân muốn vào Đảng mà một trong những lý
do là họ thấy rằng nhiều cán bộ cơ sở là Đảng viên ở nông thôn khi về
hưu có lương hưu.
"So với mức sống nông thôn và cuộc sống ruộng
đồng, nông nghiệp, thì việc các đảng viên về hưu mà lại là cán bộ có
lương như thế trong tình hình hiện nay cũng là một điều đáng kể.
Về tình hình phát triển đảng liên quan tới công nhân, vẫn nhà quan sát này nói:
"Chúng
tôi đã có dịp khảo sát về công nghiệp, doanh nghiệp và công nhân, thì
chúng tôi thấy là việc vào đảng không phổ biến như trước, đặc biệt là ở
khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
"Còn về thanh niên nói chung và thanh niên ở đô thị, nông thôn nói
riêng, thì chúng tôi thấy rằng quan tâm lớn nhất của thanh niên hiện nay
là vấn đề có được công ăn việc làm ổn định. "Như đại học, cao đẳng ra
trường kiếm được việc, thanh niên đến tuổi trưởng thành thì kiếm được
những việc làm cụ thể như là làm công nhân, làm thợ may v.v... "Còn
việc trở thành đảng viên ở khu vực công nhân có vẻ không còn phổ biến
như thời trước đây nữa," nhà quan sát này nói với BBC.
'Đảng chính danh hay không?'
Hôm
2/2, một cựu thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương của Đảng Cộng sản
VN, Giáo sư Vũ Minh Giang nói với BBC ông tin rằng Đảng Cộng sản Việt
Nam đang cầm quyền với sự 'chính danh'.
Ông Giang nói: "Bởi vì
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong bối cảnh đất nước mất chủ quyền.
Chính Đảng đã lãnh đạo dân tộc giành lại độc lập...
“Đầu năm 1946, Đảng Cộng sản đã tổ chức
bầu cử Quốc hội và ra Hiến pháp. Hệ thống chính trị Việt Nam có bầu
cử và những người của Đảng ra ứng cử vào các chức vụ. Nếu nói không phải
là nhân dân trao quyền thì nhân dân là ai? Nhân dân phải là số đông.
"Tại sao các nước khác công nhận chính quyền do Đảng lãnh đạo? Điều đó có nghĩa là Đảng lãnh đạo hợp hiến, hợp pháp đó chứ?”
Bình luận về 'tính chính danh' này của Đảng Cộng sản Việt Nam, Rapper Na Sơn từ Okalahoma, Hoa Kỳ, nói:
"Đảng
cộng sản tạo ra sự chính danh bằng cách đàn áp các đảng khác, cho nên
tất cả các đảng khác không có khả năng tồn tại, Đảng Cộng sản là duy
nhất cho nên tự gọi là chính danh thôi."
Vì sao không 'đa đảng'?
Về việc thiếu vắng thể chế 'đa
đảng' được thừa nhận công khai ở Việt Nam hiện nay, sinh viên Vũ Minh
Huy từ Sài Gòn nêu quan điểm:
"Mà
nguyên nhân sâu xa của nó là ở Việt Nam chưa có một tư tưởng, chưa có
một lý tưởng, lý luận, đường lối thế nào để cho moi người có thể thu
phục được lòng dân, để mọi người đi theo.
"Tôi nghĩ đó mới là gốc
vấn đề mà Việt Nam chưa có đa đảng, tức là chưa có một tổ chức chính trị
nào mà có khả năng, có đủ sức mạnh, có đủ thu phục được lòng dân như
Đảng Cộng sản đã từng làm trong quá khứ. Từ California, Hoa Kỳ, nhà hoạt động Hồng Thuận trao đổi lại:
"Qua
ý kiến của bạn Huy, tôi thấy nó cũng hơi mâu thuẫn chút xíu là tại là
vì bạn nói rằng ở Việt Nam hiện giờ chưa có một đảng hay một tổ chức đối
lập nào, đúng không?
"Nhưng mà thực sự là cho dù là có đi chăng
nữa, thì Đảng Cộng sản cũng đều bỏ tù, hay là đều không cho phép cái sự
đó xảy ra, không cho bất kỳ một tiếng nói hay một lực lượng đối lập nào
có thể xuất hiện, xảy ra, thì tại sao?
"Nếu như mà không xảy ra thì làm sao để cho người ta biết được về nó để mà nói là nó có đủ thu phục lòng dân hay không?",
Hồng Thuận trao đổi với khách mời từ Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét