Việt Nam và những điều kỳ lạ - Cao Huy Huân
Đầu năm Ất Mùi, xin kính chúc các độc giả một năm mới thành công và thắng lợi. Vì là dịp đầu năm cho nên tôi cũng dành cho bài viết này những điều trăn trở nhất của mình về đất nước mà tôi sinh sống. Thời đại này là thời đại mở cửa ra thế giới, nhìn ra xung quanh và ngẫm nghĩ lại chính mình để thay đổi những điều đang cần thay đổi, điều chỉnh những cái chưa hay, bãi bỏ những cái trì trệ và phát huy những cái tốt đẹp. Ở xứ này, có nhiều điều rất kì lạ, kì lạ đến mức khó mà tìm thấy ở nơi nào trên thế giới. Vấn đề là những điều kì lạ này không phải tự nhiên mà có, mà tất cả đều xuất phát từ con người. Sau đây xin phép liệt kê những điều kì lạ đó.
1. Trên thế giới này chỉ có ba quốc gia áp dụng hình thức sổ hộ khẩu là Trung Quốc, BắcTriều Tiên và Việt Nam. Chưa biết hình thức này có ích lợi gì không nhưng ba quốc gia này cũng là những quốc gia bị liệt vào hàng không có nhân quyền. Thử tưởng tượng, đem khẩu hiệu “nhà nước của dân, do dân và vì dân” ra so sánh với sổ hộ khẩu thì bỗng dưng cái khẩu hiệu đó mất hiệu lực từ khi nào. Mặc dù là công dân của nước Việt Nam nhưng lại không được phép tự do chuyển chỗ ở trong vòng lãnh thổ Việt Nam, đi đâu cũng phải trình phải báo, đăng ký tạm trú tạm vắng.
2. Thêm một vấn đề nữa cũng liên quan đến cái hộ khẩu. Đại loại là nếu như Hoa Ký cũng áp dụng hình thức hộ khẩu như Việt Nam thì khi một người đang sinh sống ở Hawaii nhưng có hộ khẩu ở Alaska, thì khi người đó mua một chiếc xe ở Hawaii, vẫn phải tìm cách đưa chiếc xe đó về Alaska mà đăng ký lưu hành. Thật là khó khăn, mất thời gian, công sức và lãng phí biết bao nhiêu thứ chỉ vì cái hình thức nhảm nhí này. Cũng chả biết mục đích của hình thức đăng ký lưu hành phương tiện giao thông này có ý nghĩa gì, chỉ biết là nó vô cùng phiền toái và vô nghĩa.
3. Chưa có quốc gia nào trong mỗi chương trình đại học hay cao đẳng đều phải có chứng chỉ về lý thuyết triết học Marx – Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Các quốc gia khác không tuyên truyền về những lý thuyết đó cho tầng lớp trí thức tương lai của mình. Với họ, làm người tốt và có ích cho xã hội là đủ rồi. Nếu hỏi thử các bạn sinh viên xem có thích học những lý thuyết đó không, chắc chắn đa số câu trả lời sẽ là không. Bản thân tôi cũng từng học qua, vấn đề là thời gian đi học những môn đó, tôi chỉ đến cho có mặt điểm danh rồi ngồi dưới làm việc riêng, những sinh viên khác cũng như vậy, chả ai muốn lắng nghe những lý thuyết suông như vậy. Đến khi thi cử, thật xấu hổ, nhưng tôi phần học vẹt phần chuẩn bị tài liệu quay cóp chứ thật tình chẳng thể nào thấm nổi những lý thuyết đó vào đầu để mà trả lời câu hỏi. Mỗi sinh viên trung bình tốn 3 học kỳ cho các lý thuyết đó, và cuối cùng cái nhận được là con số không và sự mơ màng về giá trị nền thể chế.
4. Luật lao động quy định phải cung cấp sơ yếu lý lịch khi tham gia lao động thậm chí ở những doanh nghiệp nước ngoài. Trong sơ yếu lý lịch cần nêu rõ thông tin bản thân và gia đình trước và sau năm 1975 đã và đang làm gì. Thật sự cần thiết thông tin đó sao? Năng lực làm việc của một người thứ nhất không liên quan đến gia đình họ và thứ hai cũng chẳng liên quan gì đến cái năm 1975 đó. Và thực tế đã chứng minh, năng suất làm việc của dân Việt Nam được xếp hàng lè tè ở thế giới và khu vực. Chắc là có liên quan đến năm 1975.
5. Luật Việt Nam quy định không cho phép một người nam mang quốc tịch nước ngoài và một người nữ mang quốc tịch Việt Nam ở chung một phòng khách sạn khi hai người không có giấy chứng minh đã kết hôn với nhau. Tuy nhiên, nếu một người nam mang quốc tịch Việt Nam và một người nữ mang quốc tịch nước ngoài ở chung một phòng khách sạn thì không sao. Cũng chẳng có vi phạm gì nếu đó là hai người nam hoặc hai người nữ. Vậy cuối cùng, mục đích của cái luật đó là gì? Nếu luật đưa ra mà chẳng để có mục đích gì thì chẳng khác nào làm trò cười cho thiên hạ.
6. Mới đây Bộ Công thương ra nghị định mới về việc đóng thuế đối với hình thức kinh doanh qua mạng xã hội, mà phổ biến ở Việt Nam hiện là Facebook. Điều đáng nói là những quy định mới này rất mập mờ và khó áp dụng, ví như chuyện kinh doanh qua Facebook thì người bán hàng phải có nghĩa vụ đóng thuế thế nhưng khi được hỏi là hình thức quản lý và quy trình kiểm tra thuế như thế nào thì Bộ này lại đẩy trách nhiệm sang Bộ Tài chính. Sao các Bộ cứ thích làm khó nhau và làm khó người dân như vậy nhỉ?
Thực sự có những điều ở Việt Nam rất khó hiểu nhưng đến giờ vẫn còn áp dụng. Trên đây chỉ là một cơ số nhỏ mà tôi cảm thấy băn khoăn và e ngại nhất cho tình hình xã hội ở Việt Nam nhất. Chắc là còn nhiều điều kì lạ khác nữa nhưng trong vốn kiến thức nông cạn của tôi chưa khám phá ra hết. Đầu năm Ất Mùi chỉ xin cầu cho những điều kì lạ ở Việt Nam sẽ dần thay đổi và biến thành những điều bình thường. Để cho quốc thái, dân an, và mùa xuân luôn ở lại với đất nước mà đáng lẽ ra đã là số một ở châu Á như phát biểu của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.
Nguồn: VOA Tiếng Việt
Đầu năm Ất Mùi, xin kính chúc các độc giả một năm mới thành công và thắng lợi. Vì là dịp đầu năm cho nên tôi cũng dành cho bài viết này những điều trăn trở nhất của mình về đất nước mà tôi sinh sống. Thời đại này là thời đại mở cửa ra thế giới, nhìn ra xung quanh và ngẫm nghĩ lại chính mình để thay đổi những điều đang cần thay đổi, điều chỉnh những cái chưa hay, bãi bỏ những cái trì trệ và phát huy những cái tốt đẹp. Ở xứ này, có nhiều điều rất kì lạ, kì lạ đến mức khó mà tìm thấy ở nơi nào trên thế giới. Vấn đề là những điều kì lạ này không phải tự nhiên mà có, mà tất cả đều xuất phát từ con người. Sau đây xin phép liệt kê những điều kì lạ đó.
1. Trên thế giới này chỉ có ba quốc gia áp dụng hình thức sổ hộ khẩu là Trung Quốc, BắcTriều Tiên và Việt Nam. Chưa biết hình thức này có ích lợi gì không nhưng ba quốc gia này cũng là những quốc gia bị liệt vào hàng không có nhân quyền. Thử tưởng tượng, đem khẩu hiệu “nhà nước của dân, do dân và vì dân” ra so sánh với sổ hộ khẩu thì bỗng dưng cái khẩu hiệu đó mất hiệu lực từ khi nào. Mặc dù là công dân của nước Việt Nam nhưng lại không được phép tự do chuyển chỗ ở trong vòng lãnh thổ Việt Nam, đi đâu cũng phải trình phải báo, đăng ký tạm trú tạm vắng.
2. Thêm một vấn đề nữa cũng liên quan đến cái hộ khẩu. Đại loại là nếu như Hoa Ký cũng áp dụng hình thức hộ khẩu như Việt Nam thì khi một người đang sinh sống ở Hawaii nhưng có hộ khẩu ở Alaska, thì khi người đó mua một chiếc xe ở Hawaii, vẫn phải tìm cách đưa chiếc xe đó về Alaska mà đăng ký lưu hành. Thật là khó khăn, mất thời gian, công sức và lãng phí biết bao nhiêu thứ chỉ vì cái hình thức nhảm nhí này. Cũng chả biết mục đích của hình thức đăng ký lưu hành phương tiện giao thông này có ý nghĩa gì, chỉ biết là nó vô cùng phiền toái và vô nghĩa.
3. Chưa có quốc gia nào trong mỗi chương trình đại học hay cao đẳng đều phải có chứng chỉ về lý thuyết triết học Marx – Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Các quốc gia khác không tuyên truyền về những lý thuyết đó cho tầng lớp trí thức tương lai của mình. Với họ, làm người tốt và có ích cho xã hội là đủ rồi. Nếu hỏi thử các bạn sinh viên xem có thích học những lý thuyết đó không, chắc chắn đa số câu trả lời sẽ là không. Bản thân tôi cũng từng học qua, vấn đề là thời gian đi học những môn đó, tôi chỉ đến cho có mặt điểm danh rồi ngồi dưới làm việc riêng, những sinh viên khác cũng như vậy, chả ai muốn lắng nghe những lý thuyết suông như vậy. Đến khi thi cử, thật xấu hổ, nhưng tôi phần học vẹt phần chuẩn bị tài liệu quay cóp chứ thật tình chẳng thể nào thấm nổi những lý thuyết đó vào đầu để mà trả lời câu hỏi. Mỗi sinh viên trung bình tốn 3 học kỳ cho các lý thuyết đó, và cuối cùng cái nhận được là con số không và sự mơ màng về giá trị nền thể chế.
4. Luật lao động quy định phải cung cấp sơ yếu lý lịch khi tham gia lao động thậm chí ở những doanh nghiệp nước ngoài. Trong sơ yếu lý lịch cần nêu rõ thông tin bản thân và gia đình trước và sau năm 1975 đã và đang làm gì. Thật sự cần thiết thông tin đó sao? Năng lực làm việc của một người thứ nhất không liên quan đến gia đình họ và thứ hai cũng chẳng liên quan gì đến cái năm 1975 đó. Và thực tế đã chứng minh, năng suất làm việc của dân Việt Nam được xếp hàng lè tè ở thế giới và khu vực. Chắc là có liên quan đến năm 1975.
5. Luật Việt Nam quy định không cho phép một người nam mang quốc tịch nước ngoài và một người nữ mang quốc tịch Việt Nam ở chung một phòng khách sạn khi hai người không có giấy chứng minh đã kết hôn với nhau. Tuy nhiên, nếu một người nam mang quốc tịch Việt Nam và một người nữ mang quốc tịch nước ngoài ở chung một phòng khách sạn thì không sao. Cũng chẳng có vi phạm gì nếu đó là hai người nam hoặc hai người nữ. Vậy cuối cùng, mục đích của cái luật đó là gì? Nếu luật đưa ra mà chẳng để có mục đích gì thì chẳng khác nào làm trò cười cho thiên hạ.
6. Mới đây Bộ Công thương ra nghị định mới về việc đóng thuế đối với hình thức kinh doanh qua mạng xã hội, mà phổ biến ở Việt Nam hiện là Facebook. Điều đáng nói là những quy định mới này rất mập mờ và khó áp dụng, ví như chuyện kinh doanh qua Facebook thì người bán hàng phải có nghĩa vụ đóng thuế thế nhưng khi được hỏi là hình thức quản lý và quy trình kiểm tra thuế như thế nào thì Bộ này lại đẩy trách nhiệm sang Bộ Tài chính. Sao các Bộ cứ thích làm khó nhau và làm khó người dân như vậy nhỉ?
Thực sự có những điều ở Việt Nam rất khó hiểu nhưng đến giờ vẫn còn áp dụng. Trên đây chỉ là một cơ số nhỏ mà tôi cảm thấy băn khoăn và e ngại nhất cho tình hình xã hội ở Việt Nam nhất. Chắc là còn nhiều điều kì lạ khác nữa nhưng trong vốn kiến thức nông cạn của tôi chưa khám phá ra hết. Đầu năm Ất Mùi chỉ xin cầu cho những điều kì lạ ở Việt Nam sẽ dần thay đổi và biến thành những điều bình thường. Để cho quốc thái, dân an, và mùa xuân luôn ở lại với đất nước mà đáng lẽ ra đã là số một ở châu Á như phát biểu của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.
Nguồn: VOA Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét