Đừng để xẩy ra những vụ tử hình oan
Trường hợp oan sai của hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng tiếp tục đuợc dư luận quan tâm vì chứng cứ ngọai phạm rõ ràng. Ngòai việc kêu oan của gia đình, nhiều người trong và ngòai nuớc cũng tham gia lên tiếng.
Một nhóm trí thức hiện làm việc ở nước ngoài và trong nước vừa có thư khẩn cấp gửi đến các đại sứ quán tại Việt Nam về hai trường hợp tử tù oan vừa nêu.
Vấn đề cấp bách
Thư khẩn cấp gửi đến các đại sứ tại Việt Nam do hơn 30 người Việt hiện ở tại các quốc gia Âu-Mỹ- Úc và Việt Nam ký tên vào ngày 25 tháng 12 vừa qua.
Bức thư điểm lại một số can thiệp trong thời gian qua đối với vụ án Hồ Duy Hải ở Long An. Can thiệp thứ nhất của chủ tịch nuớc Trương Tấn Sang hồi ngày 4 tháng 12 vừa qua yêu cầu hõan thi hành tiêm thuốc độc tử tù 30 ngày và báo cáo nội vụ cho văn phòng chủ tịch nứơc truớc ngày 4 tháng giêng tới đây.
Nay thời hạn sắp đến mà vẫn chưa có chuyển biến gì mới trong vụ việc này từ phía các cơ quan chức năng nên những người ký thư cho là khẩn cấp. Ông Nguyễn Hòang Linh, từ Budapest, Hungary, một trong những nguời ký tên nói về tính chất cấp thiết của vấn đề như sau:
“Trong tháng 12 nhiều người đều biết vụ của tử tủ Hồ Duy Hải, sau khi đuợc chủ tịch nước có ý kiến hõan lại một tháng nhưng thời hạn 4 tháng một tới vẫn chưa đến một tuần. Và vụ anh Nguyễn Văn Chưởng cũng đuợc thông báo sẽ thi hành án trong tháng 12 này. Như vậy mọi nguời đều thấy câu chuyện hết sức khẩn cấp rồi, không thể chờ đợi được nữa, do đó một số cá nhân trong đó có tôi cùng nhau viết và ký một lá thư như thế để gửi đến các tổ chức. Thực ra cũng mong muốn going lên một tiếng chuông như thế để chính quyền có thể nghe, để tâm đến để trước hết ngăn chặn hành động trong tháng 12 hay tuần tới mà có thể nguy hại đến tính mạng của hai con nguời như vậy”.
Sự lên tiếng cần thiết
Ngòai sự can thiệp của chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào ngày 4 tháng 12 đối với trường hợp tử tù Hồ Duy Hải, thư khẩn cấp gửi các đại sứ ở Hà Nội cũng bày tỏ ủng hộ đối với thông điệp ngày 5 tháng 12 vừa qua của trưởng phái đòan Liên Minh Châu Âu tại Việt Nam, ông Franz Jessen khi hoan nghênh sự tạm hõan thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải. Ông đại sứ Liên Minh Châu Âu còn kêu gọi đình chỉ án tử hình này và thiết lập cơ chế không áp dụng thi hành mọi án tử hình tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Hòang Linh cho rằng chính quyền Việt Nam đã tham gia nhiều công ước quốc tế và Hà Nội cần phải tôn trọng những cam kết với cộng đồng thế giới chứ không thể tiếp tục vi phạm quyền con người như bấy lâu nay. Theo ông Nguyễn Hòang Linh thì thư khẩn cấp đuợc gửi đi cũng nhằm đến mục đích đó.
“Chúng ta thấy ở Việt Nam khi gửi các thư đến những cơ quan chức năng thuờng họ rất ít xem xét hay để được xem xét cũng rất khó. Tuy nhiên có phương pháp khác nữa theo chúng tôi nghĩ là Việt Nam hiện là nước có gia nhập những tổ chức ở trên thế giới; ứng với trường hợp hai tử tù này thì Việt Nam cũng đã ký kết những hiệp định về nhân quyền thế giới do đó nếu có tiếng nói hay tiếng vang nào đò ở những nước có nhân quyền trên thế giới thì có lẽ cũng là hồi chuông cảnh báo, hay ít nhất cũng mang tính cảnh tỉnh trong truờng hợp này mà nguời ta thấy có những vi phạm rất trầm trọng về tố tụng.
Như vậy chúng tôi nghĩ đây cũng là một cách bên cạnh chuyện viết thư gửi đến những tổ chức trong nước. Các ký giả trong nước họ đã làm chuyện đó rồi cho nên (thư của chúng tôi) là phương cách để chính quyền lắng nghe hơn nữa nguyện vọng của nguời dân’.
Những điểm sai trái
Trong thực tế vụ việc của hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng đã đuợc gia đình kêu oan từ bao năm qua; thế nhưng tiếng kêu của họ vẫn không được cơ quan chức năng nào đóai hòai đến. Nay do thời gian thi hành án đã cận kề nên gia đình phải thêm một lần nữa khẩn thiết kêu oan.
Luật sư Trần Hồng Phong, người từng bỏ nhiều thời gian để thu thập những chứng cứ giúp gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan trong 8 năm qua tóm lược lại những sai trái trong quá trình xét xử vụ án Hồ Duy Hải như sau:
“Trong vụ án Hồ Duy Hải theo tôi những kết luận trong hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều không phù hợp với những chứng cứ khách quan mà có thể dẫn đến oan cho anh Hồ Duy Hải. Việc xét xử đã bỏ quan tình tiết ngọai phạm của Hồ Duy Hải. Quá trình xét xử thiếu khách quan có nhiều dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, có dấu hiệu làm sai lệch vụ án. Trong vụ án này còn buộc tội anh Hồ Duy Hải cướp tài sản, điều này tôi cho là không phù hợp với bản luận tội. Với những sai phạm như trên thì anh Hải có thể bị kết tội oan mà bỏ lọt kẻ phạm tội thực sự. Đó là những sai phạm chính, còn rất nhiều sai phạm chi tiết nữa.”
Giáo sư Chu Hảo, một trong những người ký tên vào thư khẩn cấp gửi đến các đại sứ nứơc ngòai ở Hà Nội, ngòai việc nêu ra những sai phạm về tố tụng trong hai vụ án Hồ Duy Hài và Nguyễn Văn Chưởng còn chia xẻ đây là những vụ án oan làm thương cảm nhiều người, giáo sư Chu Hảo nói:
“Đó là vấn đề mà bản thân tôi và rất nhiều người quan tâm bởi theo những thông tin mà chúng tôi được biết thì đó là những trường hợp oan sai một cách rất đáng thương tâm.”
Trong thời gian qua, nhiều người trong nứơc đã cùng đồng hành với gia đình của hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng trong quá trình đến kêu oan tại các cơ quan chức năng trung ương.
Tại vườn hoa Lý Thái Tổ ở Hà Nội một số người đã đến bày tỏ sự ủng hộ khi cha mẹ của tử tù Nguyễn Văn Chưởng ngồi tọa kháng suốt nhiều ngày trong tháng 12.
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội và Sài Gòn trong những thánh lễ cầu nguyện cho công lý- hòa bình như vào chiều chủ nhật 28 tháng 12 cũng đặc biệt nêu ra trường hợp của hai tử tù Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng.
Linh mục Phạm Trung Thành, giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế nói rằng ‘Chúng tôi kêu gọi suy xét lại các án tử hình, nhất là các vụ án có dấu hiệu oan sai, đặc biệt là vụ án Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng. Xem xét lại cẩn thận và công minh. Chúng ta không mất gì cả, nhưng nếu quả thật là oan sai, chúng ta cứu được mạng người; mà sự sống thì vô giá, không ai gầy tạo đuợc sự sống.”
Ông Nguyễn Hòang Linh từ Budapest cho biết thư khẩn cấp gửi đến các đại sứ tại Hà Nội cũng là một cách đánh động những người trong nước để họ lên tiếng cho những vấn đề liên quan đến chính họ tại Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nw-cal-for-just-revw-deat-sen-12292014134542.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét